Các phương pháp chữa ung thư dạ dày phổ biến hiện nay

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa ung thư dạ dày. Có đôi khi người bệnh chỉ cần sử dụng một phương pháp. Một số trường hợp khác thì cần nhiều hơn hai hoặc kết hợp tất cả các phương pháp chữa ung thư dạ dày mới đem lại kết quả khả quan. Việc lựa chọn loại phương pháp nào sẽ ảnh hưởng dựa trên bác sĩ điều trị, thời gian mắc bệnh hoặc mức độ lây lan phát triển của bệnh.

kinh nghiệm điều trị ung thư dạ dày
Hướng dẫn điều trị ung thư dạ dày – phác đồ điều trị mới nhất hiện nay

Chẩn đoán và điều trị ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày thường hiếm khi xuất hiện các triệu chứng ở giai đoạn đầu mà chỉ có các dấu hiệu khi đã ở giai đoạn muộn hơn. Vì vậy bệnh cần phải được chẩn đoán bằng một số xét nghiệm.

Sau khi có kết quả chính thức cũng như tìm ra đâu là nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến bệnh ung thư dạ dày, các bác sĩ sẽ bắt đầu lên kế hoạch về một liệu trình điều trị chính thức cho người bệnh.

Chẩn đoán

  • Nội soi đường tiêu hóa trên: bác sĩ sẽ sử dụng một chiếc ống mỏng có chứa camera mini để đưa vào dạ dày qua đường thực quản. Kết quả hiển thị trên màn ảnh sẽ cho thấy các dấu hiệu ung thư. Ngoài ra, trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể tiến hành lấy mẫu mô dạ dày để tiến hành sinh thiết.
  • Xét nghiệm hình ảnh: các xét nghiệm có thể bao gồm chụp cắt lớp phát xạ CT và chụp X-quang, MRI, PET.
  • Xét nghiệm máu: xét nghiệm kháng nguyên carcinoembryonic (CEA) để xác định có sự xuất hiện của tế bào ung thư không.

Tìm hiểu thêm: Các xét nghiệm ung thư dạ dày – Chuẩn đoán bệnh

Điều trị

Các phương pháp điều trị chính thức cho bệnh ung thư dạ dày là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Bệnh nhân có thể chỉ cần một trong những phương pháp điều trị trên hoặc kết hợp cả ba.

Đồng thời, điều trị ung thư dạ dày sẽ phải có sự tham gia của các chuyên gia từ chuyên khoa như: bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ ung bướu (bác sĩ khoa ung thư), bác sĩ tiêu hóa (bác sĩ khoa tiêu hóa), bác sĩ X-quang (chuyên viên nghiên cứu hình ảnh X-quang, ảnh siêu âm,..)

1.Phẫu thuật 

Mục đích chính của phương pháp phẫu thuật là loại bỏ tế bào ung thư dạ dày ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng. Tuy nhiên phẫu thuật chỉ được khuyến cáo cho trường hợp bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu hoặc có phản hồi về hình ảnh khối u nhỏ, không phức tạp.

Quy trình phẫu thuật sẽ được thực hiện chính xác hơn khi xác định được kích thước và vị trí của khối u. Bệnh nhân có thể sẽ được khuyến nghị làm phẫu thuật để:

  • Loại bỏ khối u giai đoạn đầu từ niêm mạc dày dày: thông thường các khối u ở giai đoạn này hoàn toàn có thể được cắt bỏ bằng phương pháp nội soi.
  • Loại bỏ một phần của dạ dày (cắt dạ dày phụ): thực hiện cắt bỏ phần dạ dày bị ảnh hưởng bởi bệnh ung thư.
  • Loại bỏ toàn bộ dạ dày: loại bỏ toàn bộ dạ dày và các mô liên quan xung quanh. Sau đó bệnh nhân sẽ được đặt ống nối từ thực quản đến ruột non để thức ăn di chuyển qua hệ thống tiêu hóa.
  • Loại bỏ các hạch bạch huyết để tìm ung thư: các hạch bạch huyết có thể cần phải được cắt bỏ để phòng ngừa tế bào ung thư phát triển
điều trị ung thư dạ dày sớm - cách trị ung thư dạ dày chữa khỏi hoàn toàn ung thư dạ dày ung thư dạ dày chữa như thế nào ung thư dạ dày có chữa được k ung thư dạ dày và cách chữa trị cách trị bệnh ung thư dạ dày điều trị đích trong ung thư dạ dày điều trị ung thư dạ dày như thế nào điều trị ung thư dạ dày sớm hướng dẫn điều trị ung thư dạ dày
Phẫu thuật là một trong những phương pháp có khả năng chữa khỏi hoàn toàn ung thư dạ dày

Cần lưu ý rằng phẫu thuật ung thư dạ dày mang nguy cơ chảy máu trong và nhiễm trùng rất cao. Trong trường hợp cắt bỏ một phần dạ dày hoặc toàn bộ dạ dày, rất có thể người bệnh thường xuyên sẽ gặp các vấn đề về tiêu hóa về sau. Hơn nữa, cắt dạ dày chỉ được kiến nghị thực hiện ở những bệnh nhân bị ung thư ảnh hưởng đến phần trên của dạ dày.

2. Hóa trị 

Hóa trị là phương pháp được chứng minh là đem lại tác dụng tăng tỷ lệ sống cho bệnh nhân. Đây là phương pháp sử dụng các loại hóa chất chuyên biệt, đưa vào cơ thể qua đường máu để tiêu diệt các tế bào ung thư. Một tên gọi khác là thuốc gây độc tế bào.

Sau khi được đưa vào cơ thể, chúng sẽ đi khắp cơ thể của bệnh nhân và tấn công các tế bào ung thư tại khắp các vị trí. Từ đó giúp tiêu diệt hoặc thu nhỏ khối u một cách dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, hóa trị thường được kết hợp với xạ trị để tăng thêm hiệu quả thúc đẩy thời gian chữa trị nhanh chóng hơn.

Các loại hóa trị gồm có:

  • Hóa trị tân dược: được thực hiện trước khi phẫu thuật thu nhỏ khối u để có thể loại bỏ khối u.
  • Hóa trị bổ trợ: được thực hiện sau khi phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.

Thế nhưng với mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư, khi sử dụng hóa trị, các tế bào khác của cơ thể cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Nhất là về hệ miễn dịch, máu, tóc, da, niêm mạc đường ruột. Người hóa trị sẽ dễ bị bầm tím, dễ chảy máu, tiêu chảy, khô miệng, lở miệng, mệt mỏi, buồn nôn, thiếu máu,…

Xem chi tiết: Phương pháp truyền hoá chất điều trị ung thư dạ dày

3. Xạ trị 

Xạ trị là phương pháp chữa ung thư dạ dày sử dụng chùm tia bức xạ. Các tia xạ sẽ có thể làm giảm bớt triệu chứng của ung thư dạ dày, thu nhỏ khối u trước khi phẫu thuật hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại sau phẫu thuật.

thuốc chữa bệnh ung thư dạ dày - quy trình điều trị ung thư dạ dày quy trình khám ung thư dạ dày thực phẩm trị ung thư dạ dày ung thư dạ dày cách điều trị ung thư dạ dày có triệu chứng như thế nào các loại thuốc chữa ung thư dạ dày thuốc chữa ung thư dạ dày
Điều trị ung thư dạ dày sẽ cần đến dùng tia xạ để tiêu diệt hoặc thu nhỏ khối u

Xạ trị ung thư dạ dày có thể gây ra tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn và nôn. Xạ trị cũng có thể gây ra cảm giác khó nuốt, viêm sưng, tiểu gắt, lở miệng, đau tai, chóng mặt,… Phần lớn các tác dụng phụ có thể hết sau khoảng hai tháng hoặc sau khi điều trị kết thúc.

4. Sử dụng thuốc 

Các bác sĩ có thể sẽ phải cân nhắc về việc để bệnh nhân kết hợp sử dụng thêm các loại thuốc đặc trị dành cho bệnh nhân bị ung thư dạ dày. Chúng là các nhóm thuốc đem lại hiệu quả kiểm soát các bất thường cụ thể trong các tế bào ung thư hoặc giúp hệ thống miễn dịch của bệnh nhân tăng sức mạnh để tiêu diệt tế bào. Một tên gọi khác của việc sử dụng thuốc này là liệu pháp miễn dịch.

Bao gồm:

  • Trastuzumab (Herceptin) cho các tế bào ung thư dạ dày sản xuất quá nhiều HER2
  • Ramucirumab (Cyramza) cho bệnh ung thư dạ dày tiến triển mà không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác
  • Imatinib (Gleevec) cho một dạng ung thư dạ dày hiếm gặp gọi là khối u mô đệm đường tiêu hóa
  • Sunitinib (Sutent) cho các khối u mô đệm đường tiêu hóa
  • Regorafenib (Stivarga) cho các khối u mô đệm đường tiêu hóa

Tuy nhiên cần biết rằng chỉ có 2 trong số các loại thuốc này đã được chấp thuận để sử dụng. Đó là: Ramucirumab và Trastuzumab. Hơn nữa, cần phải kết hợp thêm phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị là phương pháp chữa ung thư dạ dày chính thì mới có thể đem đến hiệu quả như mong muốn.

5. Chăm sóc hỗ trợ 

Chăm sóc hỗ trợ tập trung vào việc làm giảm bớt các triệu chứng cũng như tác dụng phụ không mong muốn xuất hiện ở bệnh nhân khi điều trị. Việc chăm sóc hỗ trợ sẽ là:

  • Theo dõi và quản lý các triệu chứng và tác dụng phụ của điều trị, mức độ tương thích của cơ thể bệnh nhân đối với phương pháp chữa ung thư dạ dày đang áp dụng. Khi xuất hiện những tác dụng phụ nghiêm trọng như: sốt cao, nôn nặng (nôn ra máu) hoặc đau đớn dữ dội đều cần phải được can thiệp y tế khẩn cấp.
  • Xây dựng thực đơn cho người bị ung thư dạ dày. Một trong những phương pháp chữa ung thư dạ dày hỗ trợ tốt nhất chính là quan tâm đến khẩu phần ăn tốt cho sức khỏe. Bổ sung trái cây, rau quả và giảm bớt các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ có thể làm tăng sức khỏe của hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị thành công hơn.
thuốc chữa bệnh ung thư dạ dày - thuốc điều trị ung thư dạ dày thuốc trị ung thư dạ dày điều trị thuốc ung thư dạ dày đơn thuốc ung thư dạ dày thuốc chữa bệnh ung thư dạ dày thuốc giảm đau ung thư dạ dày thuốc hóa trị ung thư dạ dày ung thư dạ dày uống thuốc gì
Bên cạnh việc áp dụng phương pháp chữa ung thư dạ dày hoặc dùng thuốc trị ung thư dạ dày
thuốc giảm đau ung thư dạ dày, cần phải chú trọng đến khẩu phần ăn lành mạnh
  • Loại bỏ các yếu tố rủi ro. Những nguyên nhân ảnh như uống rượu, nhiễm vi khuẩn Hp, sử dụng thuốc chống viêm không steroid quá liều hoặc hút thuốc lá. Có thể cần phải được cân nhắc để bỏ chúng ra khỏi nếp sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra tiếp xúc với hóa chất độc hại, ăn thực phẩm nhiễm bẩn cũng có thể gây hại đến bệnh ở một mức độ nào đó.
  • Giữ một tâm thế thoải mái. Bất kỳ phương pháp chữa ung thư dạ dày nào cũng tồn tại các mặt hạn chế. Thế nhưng bằng một trạng thái tinh thần lạc quan, yêu đời, người bệnh có thể dễ dàng kiểm soát cảm xúc để vượt qua tác dụng phụ ấy. Tâm trạng cũng góp phần rất lớn đến việc chữa lành tự thân của cơ thể.
  • Nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ chưa bao giờ là dư thừa. Một số hoạt động thể chất nhẹ nhàng mỗi ngày có thể làm giảm mệt mỏi và cải thiện tâm lý. Ngoài ra giấc ngủ sâu trong môi trường yên tĩnh và thoải mái cũng góp phần giúp bệnh nhân dễ chịu hơn khi áp dụng các phương pháp chữa ung thư dạ dày khác.
  • Lập kế hoạch chăm sóc khẩn cấp. Khác với việc được quản lý và theo dõi bệnh trạng bởi các chuyên viên y tế, bệnh nhân bị ung thư dạ dày cũng nên có riêng cho mình một kế hoạch chăm sóc giảm nhẹ cụ thể. Hãy ghi chú lại các câu hỏi thắc mắc cần giải đáp mỗi khi có cuộc hẹn với bác sĩ điều trị sẽ giúp bệnh nhân tránh bớt hoang mang, lo lắng. Mặt khác, chắc chắn luôn có thể liên hệ với bác sĩ ngay khi có trường hợp cần cấp cứu xảy ra.

Tạm kết, các phương pháp chữa ung thư dạ dày hiện nay không thể đem lại đảm bảo sẽ tiêu diệt hoàn toàn tế bào gây ung thư. Thế nhưng bằng sự phối hợp và liệu trình chuyên biệt, ung thư dạ dày có thể được hỗ trợ để kiểm soát và giảm bớt triệu chứng tốt hơn. Người bị ung thư dạ dày có thể sống được bao lâu cũng sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của việc tuân thủ điều trị và phương pháp chữa ung thư dạ dày đem lại.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Giai đoạn ung thư dạ dày di căn hạch

Tế bào ung thư dạ dày thường có xu hướng xâm nhập vào hạch bạch huyết và làm xuất hiện khối u thứ phát tại cơ quan này. Ung thư...

Người bị ung thư dạ dày nên ăn uống như thế nào?

Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào ở dạ dày phát triển bất bình thường, hình thành...

Giai đoạn ung thư dạ dày di căn phúc mạc

Ung thư dạ dày di căn phúc mạc là giai đoạn cuối của bệnh. Ở giai đoạn này, tiên lượng...

Vì sao ăn mặn gây ung thư dạ dày?

Rất nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam thường có thói quen ăn mặn. Đặc biệt, nhiều...

Tìm hiểu về tình trạng ung thư dạ dày di căn sang gan

Ung thư dạ dày di căn sang gan: Những điều bạn cần biết

Một khi ung thư dạ dày bước vào giai đoạn cuối, các tế bào ung thư sẽ di căn sang...

ung thư dạ dày trẻ em

Ung Thư Dạ Dày Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Nhận Biết

Ung thư dạ dày ở trẻ em dù không phải là một căn bệnh phổ biến nhưng vẫn chiếm tỷ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *