Những biến chứng sau phẫu thuật cắt dạ dày

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Phẫu thuật cắt dạ dày thường được chỉ định cho những trường hợp mắc ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày nghiêm trọng hoặc chữa béo phì… Mặc dù có thể đạt được mục đích điều trị song bệnh nhân có nguy cơ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng sau phẫu thuật cắt dạ dày.

Bệnh nhân có thể bị cắt một phần hay toàn bộ dạ dày, không phải ai cũng may mắn trải qua ca phẫu thuật một cách an toàn. Bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng ngay sau khi mổ hoặc cũng có những vấn đề phát sinh sau vài tháng kể từ phẫu thuật. Tùy thuộc vào vị trí dạ dày bị cắt, tình trạng bệnh, cơ sở y tế điều trị và tay nghề của bác sĩ những di chứng của ca phẫu thuật nhiều hay ít.

Những biến chứng sau phẫu thuật cắt dạ dày
Có rất nhiều biến chứng tiềm ẩn sau phẫu thuật cắt dạ dày mà bệnh nhân có thể phải đối mặt

Những biến chứng sau phẫu thuật cắt dạ dày thường gặp

Những biến chứng xảy ra sau phẫu thuật cắt dạ dày được chia thành hai loại là biến chứng cấp tính và mãn tính.

1. Biến chứng cấp tính

Biến chứng cấp tính là những biến chứng xảy ra ngay sau phẫu thuật. Chúng bao gồm:

  • Chảy máu:

Một số bệnh nhân bị chảy máu vết mổ hoặc chảy máu ở miệng nối trong vòng 24 giờ đầu tiên sau ca phẫu thuật cắt dạ dày. Nguyên nhân là do thao tác cầm máu hoặc khâu miệng nối không kỹ. Một số trường hợp thì bị chảy máu do chưa lấy hết ở loét trong dạ dày, tá tràng.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp biến chứng chảy máu trong ổ bụng do tổn thương lách trong quá trình phẫu thuật hoặc do bị tuột chỉ ở các mạch máu lớn. Những đối tượng này cần được phẫu thuật lại để cầm máu kết hợp truyền máu tươi nhằm tránh bị mất máu quá nhiều sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

  • Viêm tụy cấp:

Có khoảng 1-2% bệnh nhân gặp biến chứng viêm tụy cấp sau phẫu thuật cắt dạ dày. Hiện tượng này xảy ra do các chất ứ đọng trong tá tràng trào ngược lên ống tụy khiến cơ quan này bị tổn thương. Các vết loét sâu ở dạ dày cũng có thể làm tổn thương nhu mô tụy.

Biến chứng này thường khó phát hiện vì nó thường bị nhầm lẫn với triệu chứng đau sau mổ.

  • Buồn nôn:

Buồn nôn là một trong những vấn đề phổ biến mà bệnh nhân phải đối mặt sau phẫu thuật cắt dạ dày. Đối với hầu hết bệnh nhân, vấn đề sẽ dần được cải thiện khi sức khỏe hồi phục. Tuy nhiên cũng có những trường hợp cảm giác buồn nôn kéo dài trong nhiều tháng liền.

Buồn nôn là biến chứng sau phẫu thuật cắt dạ dày
Một số bệnh nhân có cảm giác buồn nôn và nôn ói nhiều sau phẫu thuật cắt dạ dày
  • Rò rỉ miệng nối trong dạ dày:

Do miệng nối được khâu không khép kín nên có thể gây biến chứng rò rỉ. Biến chứng này thường xuất hiện sau khi phẫu thuật được 5-6 ngày.

Người bị rò rỉ miệng nối sẽ có những biểu hiện như thành bụng co cứng và đau, mạch đập nhanh, số lượng bạch cầu trong máu tăng cao, môi khô, lưỡi đóng râu bẩn. Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh kết hợp truyền dịch, truyền máu. Trường hợp nghiêm trọng thì cần phải phẫu thuật lại để xử lý vết rò.

  • Tiêu chảy:

Đối với một số bệnh nhân, tiêu chảy là một vấn đề nghiêm trọng tồn tại sau phẫu thuật. Tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến mất nước, rối loạn chất điện giải và suy dinh dưỡng.

Bên cạnh các biến chứng cấp tính kể trên thì đa số bệnh nhân đều than phiền họ bị đau sau phẫu thuật. Đau có thể là hiện tượng bình thường xảy ra khi hết thuốc gây mê và nó sẽ giảm dần khi vết thương bình phục. Tuy nhiên nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các biến chứng nghiêm trọng khác, đặc biệt là khi tình trạng đau kéo dài.

2. Biến chứng mãn tính sau phẫu thuật cắt dạ dày

Biến chứng mãn tính là những vấn đề phát sinh hoặc tồn tại sáu tháng sau ngày phẫu thuật. Bệnh nhân có thể gặp rất nhiều di chứng từ ca mổ cắt dạ dày như:

  • Viêm loét miệng nối:

Biến chứng này gặp ở 2-3% bệnh nhân. Người bệnh sẽ phải gánh chịu những cơn đau âm ỉ ở bụng, buồn nôn. Cảm giác đau thường tăng nặng sau khi ăn.

  • Hẹp, tắc dạ dày:

Vết sẹo hình thành từ miệng nối có thể thu hẹp cửa ra của dạ dày. Điều này có thể gây khó khăn cho việc tiêu hóa thức ăn. Để khắc phục biến chứng này, bệnh nhân thường phải thực hiện thêm một cuộc phẫu thuật nhằm sửa chữa vùng dạ dày bị thu hẹp.

Chứng ợ nóng, cùng với các triệu chứng khác của bệnh trào ngược dạ dày thực quản bao gồm đầy hơi, buồn nôn, cảm giác no, khó chịu ở dạ dày… là một biến chứng sau phẫu thuật cắt dạ dày thường gặp. Bệnh nhân cần dùng đến thuốc giảm axit dạ dày để cải thiện tình trạng bệnh.

Trào ngược dạ dày thực quản là biến chứng sau phẫu thuật cắt dạ dày
Trào ngược dạ dày thực quản là biến chứng thường gặp sau phẫu thuật cắt dạ dày
  • Suy dinh dưỡng:

Bệnh nhân thực hiện thủ thuật cắt dạ dày không có bất kỳ thay đổi nào về khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng trong ruột. Tuy nhiên việc giảm thể tích dạ dày có thể làm giảm đáng kể lượng thức ăn đưa vào khiến bệnh nhân không được đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Từ đó dẫn đến sút cân, suy dinh dưỡng và giảm khả năng lao động.

  • Thoát vị vết mổ:

Thoát vị có thể hình thành tại vất kì vị trí nào của vết mổ. Nó trông giống như một chỗ phình nhỏ ở vị trí vết mổ. Nếu gặp các triệu chứng như buồn nôn và nôn ói, đau bụng, hoặc đang tức vùng thượng vị thì bệnh nhân nên đề phòng với biến chứng này.

  • Bám dính bụng :

Các cơ quan và mô của bụng trơn trượt tự nhiên, cho phép chúng di chuyển và trượt qua nhau trong các chuyển động như uốn cong, xoắn và đi bộ. Sau khi phẫu thuật, sẹo có thể làm cho các mô này dính vào nhau và điều này gây ra cảm giác kéo căng bụng dẫn đến khó chịu và đau đớn khi di chuyển.

  • Hội chứng dumping:

Một trong những biến chứng sau phẫu thuật cắt dạ dày cần được đề cập tới đó chính là hội chứng Dumping. Nó gây ra nhiều dấu hiệu bất thường như tim đập nhanh, đau quặn bụng, buồn nôn, tiêu chảy, vã mồ hôi hột, mặt đỏ bừng…

  • Các biến chứng mãn tính khác của phẫu thuật cắt dạ dày:

Thiếu máu, lồng quai đi, hội chứng quai tới, giun chui lên dạ dày, rối loạn chuyển hóa các chất dinh dưỡng… Tất cả đều là những biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải sau khi cắt dạ dày.

Để giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng sau phẫu thuật cắt dạ dày, bệnh nhân nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để thực hiện. Đồng thời sau khi phẫu thuật cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ trong ăn uống, sinh hoạt, cũng như vận động hàng ngày để tránh gặp phải di chứng đáng tiếc.

Có thể bạn quan tâm

Cập nhật phác đồ điều trị ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là bệnh lý phức tạp, có nhiều rủi ro. Do đó việc điều trị ung thư...

Mối quan hệ giữa vi khuẩn Hp và ung thư dạ dày

Vi khuẩn Hp và ung thư dạ dày là hai yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau....

Đi cầu ra máu: Nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa

Đi cầu ra máu có thể là triệu chứng điển hình của một số bệnh lý trực tràng - hậu...

Vì sao ăn mặn gây ung thư dạ dày?

Rất nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam thường có thói quen ăn mặn. Đặc biệt, nhiều...

“Báo động đỏ” tình trạng ung thư dạ dày ở người trẻ

Bệnh ung thư dạ dày là một trong những vấn đề tiêu hóa thường gặp nhiều ở người trong độ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *