Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày giúp bệnh nhân có thể đáp ứng những yêu cầu về thể chất, cảm xúc, tinh thần, sức khỏe. Đây là một phần rất quan trọng trong việc giúp quyết định sự phục hồi của bệnh nhân trong quá trình điều trị ung thư của mình. Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư sẽ có sự điều chỉnh phụ thuộc vào mỗi người, mỗi mức độ bệnh và nhiều yếu tố khác. Thông thường các bác sĩ có thể sẽ hỗ trợ giúp bệnh nhân tìm ra phương án phù hợp nhất.

sau phẫu thuật cắt dạ dày
Sau khi phẫu thuật ung thư dạ dày, người bệnh và gia đình cần phải chú ý đến những vấn đề sau:

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày

Đối với một số người bị ung thư dạ dày, áp dụng các phương pháp chữa ung thư dạ dày có thể loại bỏ hoặc tiêu diệt ung thư. Đối với người khác, ung thư có thể không bao giờ biến mất hoàn toàn mà cần phải theo đuổi việc điều trị đến suốt đời để kiểm soát ung thư. Do đó, một kế hoạch chăm sóc khoa học với mục đích giúp người bệnh kiểm soát bệnh là điều hết sức cần thiết.

1. Theo dõi và kiểm soát cảm xúc

Một chẩn đoán ung thư dạ dày và kiến nghị thực hiện phẫu thuật có thể mang đến một loạt các phản ứng cảm xúc khác nhau. Nhiều người có thể trở nên nóng nảy dễ xúc động. Có người lại sợ hãi, trầm mặc. Thế nhưng cần phải biết rằng tâm lí đóng vai trò hỗ trợ cho việc phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật là cực kì lớn.

Đối với các bệnh nhân từng trải qua hóa trị hoặc xạ trị ung thư dạ dày rồi mới tiếp nhận phẫu thuật, có thể họ sẽ có thêm cảm giác mặc cảm, tự ti. Bởi hóa chất trong thuốc có thể ảnh hưởng đến vẻ ngoài, khí sắc của bệnh nhân, dẫn đến rụng tóc, sẹo da, suy nhược. Lúc ấy, bệnh nhân đừng lo lắng mà cần phải tự tạo cho bản thân tâm trạng lạc quan, tự tin. Một số thay đổi có thể là tạm thời (rụng tóc, xám da, bầm tím tay chân) nhưng một số khác sẽ tồn tại trong thời gian dài, vĩnh viễn. Nếu bệnh nhân vẫn luôn lo lắng thì sức khỏe chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Với gia đình, hãy cố gắng giúp người bệnh trải qua thời gian phục hồi sau phẫu thuật thật vui vẻ và thoải mái. Không nên gây áp lực cho người bệnh hoặc khiến người bệnh cảm thấy buồn rầu, hoang mang. Những khó chịu trong cảm xúc của bệnh nhân vốn dĩ không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho điều trị.

điều trị sau ung thư dạ dày
Việc điều trị sau ung thư dạ dày cần quan tâm đến trạng thái cảm xúc của bệnh nhân

2. Trao đổi với bác sĩ điều trị

Hầu hết mỗi bệnh nhân đều có một phác đồ điều trị ung thư dạ dày riêng biệt. Các bác sĩ vẫn sẽ đặt kế hoạch để giúp bệnh nhân thực hiện các bài kiểm tra theo dõi thường xuyên sau 3-6 tháng/năm/lần. Những người đã thực hiện phẫu thuật cắt bỏ dạ dày – đặc biệt là cắt bỏ phần trên của dạ dày, phẫu thuật cắt bỏ phần phụ (hoặc cắt bỏ toàn bộ dạ dày) có thể sẽ cần làm kiểm tra nồng độ máu thường xuyên.

Thông qua các dạng kiểm tra, xét nghiệm tương ứng, bác sĩ có thể kịp thời phát hiện sự tiến triển của bệnh và theo dõi các dấu hiệu ung thư dạ dày. Để chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật dạ dày, hãy nói chuyện với bác sĩ điều trị về:

  • Một lịch trình ngày giờ cụ thể nhằm kiểm tra cho những lần tiếp theo.
  • Các loại xét nghiệm có thể buộc phải thực hiện để sàng lọc ung thư.
  • Các tác dụng phụ có thể sẽ xảy đến trong quá trình áp dụng điều trị ung thư dạ dày hay sau phẫu thuật.
  • Khi nào cần đến gặp bác sĩ
  • Theo dõi những gì và ăn uống, nghỉ ngơi ra sao.
  • Cần làm gì khi xảy ra phản ứng sau phẫu thuật.

3. Dinh dưỡng lành mạnh

Ăn uống lành mạnh hơn có nghĩa là cần tiêu thụ nhiều loại thực phẩm cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết hơn. Chúng bao gồm protein, chất béo, carbohydrate, nước, vitamin và khoáng chất. Cụ thể:

  • Protein: cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương, chống nhiễm trùng. Protein có nhiều trong: thịt, cá, trứng, sữa, các dạng đậu, …
  • Chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa: chúng được tìm thấy trong các loại rau và dầu thực vật (dầu hướng dương, dầu hạt cải, dầu olive,…), đậu phộng, cá,… rất tốt cho tim mạch và huyết áp.
  • Carbonhydrate: cung cấp nguồn năng lượng dồi dào để giúp cơ thể thoát khỏi cảm giác uể oải, mệt mỏi. Carbonhydrate cũng giúp vận chuyển vitamin qua máu, tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác tốt hơn cho cơ thể. Các nguồn giàu carbonhydrate là: ngũ cốc, khoai tây, ngô (bắp), lúa mạch, gạo,…
  • Vitamin và khoáng chất: chúng cần thiết cho sự vận hành nhịp nhàng của các chức năng của cơ thể. Chúng có thể được tìm thấy tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm hoặc bổ sung từ thuốc. Cần lưu ý rằng liều lượng lớn của một số vitamin và khoáng chất có thể thay đổi hiệu quả của vài phương pháp điều trị nhất định, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ chất bổ sung nào.
chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật thủng dạ dày
Dinh dưỡng là điều quan trọng khi chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật thủng dạ dày

Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày có thể sẽ gặp phải những khó khăn như:

  • Sụt cân
  • Mất khẩu vị
  • Luôn cảm thấy no
  • Không tiếp nhận đủ vitamin và khoáng chất
  • Khó tiêu, đầy bụng
  • Đau đớn và mệt mỏi khi ăn
  • Buồn nôn, tiêu chảy,…

Lúc này, bệnh nhân và gia đình nên trao đổi thêm với bác sĩ điều trị hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để nhờ cậy đến sự giúp đỡ y tế. Một vài mẹo nên được áp dụng khi chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày mà bạn có thể cân nhắc là:

  • Chia nhỏ các bữa ăn (6-8 bữa một ngày) với các phần ăn nhỏ, ít.
  • Ngồi thẳng sau khi ăn và uống (tránh nằm hoặc vận động ngay khi vừa ăn xong)
  • Giữ cho đầu và vai của người bệnh nâng cao khi nằm hoặc ngủ.
  • Thay đổi chế độ ăn uống bằng cách tránh xa nhóm thực phẩm cay, có tính axit, đồ uống có gas, cồn.
  • Đa dạng thực đơn bằng cách phối hợp nhiều loại thực phẩm trong khẩu phần ăn hằng ngày.
  • Chế biến đẹp mắt, hấp dẫn, luôn ăn khi thức ăn còn ấm (không quá lạnh hoặc quá nóng)
  • Sử dụng thuốc kháng axit, men tiêu hóa theo chỉ định của bác sĩ.

Một số người có thể cần bổ sung dinh dưỡng từ việc đặt ống tiêu hóa. Ống dạ dày sẽ bỏ qua dạ dày mà đưa trực tiếp vào ruột non, giúp dinh dưỡng (ở dạng lỏng) được truyền vào cơ quan tiêu hóa. Mục đích là ngăn ngừa giảm cân và cải thiện dinh dưỡng cho bệnh nhân.

sau khi phẫu thuật ung thư dạ dày
Hãy để bác sĩ theo dõi và kiểm soát tình trạng của bạn sau phẫu thuật dạ dày

4. Sinh hoạt

Khi chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày, gia đình cần chú ý đến một số vấn đề như:

  • Giữ vệ sinh để tránh nhiễm trùng
  • Để người bệnh nghỉ ngơi và được chăm sóc tại môi trường yên tĩnh, thoáng mát.
  • Tránh các nguồn tiếp xúc nguy hại như: khói thuốc lá, bụi ô nhiễm, hóa chất độc hại,…
  • Tạo các điều kiện sinh hoạt phù hợp, thuận lợi cho quá trình phục hồi và lấy lại sức khỏe của bệnh nhân.

Một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày có thể sẽ rất khác với mỗi người, mỗi vùng địa lý và kinh tế. Thế nhưng những điểm chung trong quá trình này là: một chế độ ăn dành riêng cho người bị ung thư dạ dày, một liệu trình điều trị chuyên biệt, một tâm lý thoải mái và sẵn sàng. Hãy luôn đảm bảo rằng người bệnh luôn tuân thủ theo các hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

ung thư dạ dày sống được mấy năm

Người bị ung thư dạ dày có thể sống được bao lâu?

Mối bận tâm hàng đầu của những bệnh nhân khi bị chẩn đoán mắc bệnh là: "Người bị ung thư...

Cập nhật phác đồ điều trị ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là bệnh lý phức tạp, có nhiều rủi ro. Do đó việc điều trị ung thư...

Chụp cắt lớp dạ dày là gì? Những điều cần lưu ý khi áp dụng

Hiện nay tồn tại rất nhiều phương pháp chẩn đoán giúp phát hiện sớm bệnh ung thư và một số...

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày

Thừa cân, hút thuốc lá, ăn mặn... có thể gây ung thư dạ dày nhưng không phải ai cũng biết....

nhận biết ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Nhận Biết 7 Dấu Hiệu Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Cuối

Ung thư dạ dày là một căn bệnh rất nguy hiểm đã lấy đi mạng sống của không ít người,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *