Ăn cơm nguội làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bảo quản cơm nguội trong bếp, trong tủ, tủ lạnh khi chưa dùng hết và sử dụng lại là một trong những thói quen phổ biến, thường gặp ở nhiều bà nội trợ. Tuy nhiên ít người biết rằng việc ăn cơm nguội có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, đặc biệt là khi dùng sai cách.

Một số biến đổi hóa học khi cơm để nguội

Bản thân gạo sau khi thu hoạch có thể chứa một số vi khuẩn hoặc bào tử vi khuẩn tự nhiên. Một số vi khuẩn có thể bị tiêu diệt sau khi nấu chín nhưng một số bào tử vẫn có thể còn lại một lượng nhỏ sau khi nấu.

Sau khi gạo đã nấu chín, nguội đi nhưng chưa sử dụng, một số bào tử có thể tái hoạt động trở lại ở nhiệt độ phòng từ 25 – 30 độ C. Tùy theo loại bào tử mà có thể sinh ra các vi khuẩn, vi nấm đồng thời sinh ra một số độc tố nhất định.

Một trong những loại bào tử phổ biến trong gạo là Bacillus Cereus. Đây là một trong những vi khuẩn gram dương, hiếu khí, có khả năng sinh bào tử. Đây là một trong những loại vi khuẩn có thể gây ra các triệu chứng đường tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy nếu ăn phải.

Càng để lâu ở nhiệt độ phòng, khả năng sinh bào tử càng cao, khiến cho gạo càng kém an toàn. Ngoài ra, cơm nguội khi được làm nóng trở lại ở nhiệt độ từ 60 độ C trở lên có thể khiến cho quá trình hồ hóa tinh bột xảy ra, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Đồng thời, khi hâm nóng cơm nguội, một số biến đổi hóa học có thể xảy ra khiến cho mùi và vị của cơm rất kinh khủng. Trong phần lớn trường hợp ngộ độc, mắc các bệnh tiêu hóa do ăn cơm nguội, người sử dụng đã bảo quản và sử dụng không đúng cách, dẫn đến tình trạng vi khuẩn phát sinh trong cơm. Ngay cả khi hâm nóng lại, rang lại vẫn không thể tiêu diệt hết các loại vi khuẩn này.

cơm nguội tiềm ẩn nhiều nguy cơ
Cơm nguội hâm nóng và sử dụng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Vì sao ăn cơm nguội làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày?

Như đã nói ở trên, việc ăn cơm nguội có thể gây ra những nguy cơ trước mắt và lâu dài cho sức khỏe. Ảnh hưởng trước mắt là người bệnh có thể gặp phải một số rối loạn về tiêu hóa:

  • Đối với những trường hợp nhẹ có thể bị đau bụng, đi ngoài (thường là tiêu chảy) một khoảng thời gian ngắn sau khi ăn.
  • Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn nặng hơn, bệnh nhân có thể cảm thấy choáng, chóng mặt, buồn nôn sau khi ăn.
  • Một số trường hợp ngộ độc nặng, bệnh nhân có thể phải nhập viện để theo dõi các triệu chứng, điều trị chống độc.
  • Về lâu dài, thói quen ăn cơm nguội có thể dẫn đến viêm nhiễm đường tiêu hóa, hình thành các ổ loét trong dạ dày, tạo điều kiện cho bệnh ung thư dạ dày xuất hiện.

Đa số các triệu chứng tương đối nhẹ, xuất hiện từ 1 đến 5 giờ sau khi ăn và có thể kéo dài trong thời gian khoảng 24 giờ. Tuy nhiên, về lâu dài, nếu thường xuyên có thói quen ăn cơm nguội được bảo quản không đúng cách, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe, làm suy yếu hệ tiêu hóa và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

vi khuẩn phát sinh khi cơm để nguội
Nhiều loại vi khuẩn có thể phát sinh khi cơm để nguội

Đừng bỏ quaUng thư dạ dày giai đoạn đầu – Nhận biết và điều trị trước khi quá muộn.

Làm thế nào để bảo quản cơm đúng cách?

Nhìn chung, dùng hết cơm khi còn đang nóng, không để thừa là giải pháp tối ưu, vừa đảm bảo giữ được những thành phần có lợi trong cơm, vừa tránh được thói quen ăn cơm nguội.  Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong mỗi bữa ăn, người nội trợ nên dự trù vừa đủ thức ăn hoặc dư không quá nhiều để đảm bảo tiết kiệm và ngon miệng.

Trong trường hợp thừa cơm sau bữa ăn, cần lưu ý một số vấn đề trong bảo quản cơm như sau:

  • Khi cơm còn nóng, chưa dùng hết, cần làm nguội cơm nhanh, đậy kín và cho vào ngăn mát tủ lạnh ngay. Có thể ngâm nồi cơm vào nước, quạt,… để cơm nguội nhanh hơn.
  • Tuyệt đối không sử dụng cơm đã để bên ngoài quá 5 giờ hoặc cơm để trong tủ lạnh quá 24 giờ.
  • Đối với cơm nguội hâm nóng, rang lại, chỉ thực hiện 1 lần, không hâm đi hâm lại nhiều lần vì sẽ mất dinh dưỡng, chất lượng cơm không đảm bảo.
  • Tuyệt đối không tái sử dụng lại khi cơm có dấu hiệu khác lạ về màu sắc, mùi,…
  • Đối với người vốn đã có các vấn đề về tiêu hóa, tốt nhất chỉ nên dùng cơm nóng.
  • Khi có các dấu hiệu nghi ngờ ngộ độc, các vấn đề về tiêu hóa cần thăm khám sớm để có hướng xử lý kịp thời, không nên chần chừ, có thể khiến bệnh nặng hơn, gây khó khăn trong điều trị.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị, chẩn đoán của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn 2: Dấu Hiệu & Hướng Chữa Trị

Bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 2 là tình trạng tế bào ung thư đã phát triển mạnh và...

Bệnh ung thư dạ dày có mấy giai đoạn?

Ung thư dạ dày bao gồm 5 giai đoạn từ 0-4, con số càng lớn cho thấy mức độ xâm...

điều trị hóa chất trong ung thư dạ dày

Phương pháp truyền hoá chất điều trị ung thư dạ dày

ChemotherapyPhương pháp truyền hóa chất điều trị ung thư dạ dày là một trong phương pháp được công nhận hiệu...

7 cách chữa ung thư dạ dày bằng thuốc nam được tin dùng

7 Cách chữa ung thư dạ dày bằng thuốc nam được tin dùng

Chữa ung thư dạ dày bằng thuốc nam được ông bà xưa lưu truyền cho đến ngày nay. Các cây...

Chớ nên xem thường bệnh chuyển sản ruột ở dạ dày [CẢNH BÁO]

Chuyển sản ruột ở dạ dày là một vấn đề ở hệ tiêu hóa, hiện tượng này được xem là...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *