Lý do khiến bạn bị đau cứng khớp và cách xử lý

Đau cứng khớp khiến cho chất lượng cuộc sống của nhiều người bị sụt giảm đáng kể. Vậy, bạn đã biết nguyên do cũng như cách xử lý tình trạng khó chịu này chưa?

nguyên nhân và cách xử lí đau cứng khớp
Đau cứng khớp – nguyên nhân và cách xử lí?

I- Bị đau cứng khớp vì những nguyên nhân nào?

Cơ thể con người được gắn kết bởi các khớp lớn như khớp háng, khớp chân…và những rất nhiều những khớp nhỏ như khớp ngón tay, ngón chân…Khi các khớp gặp vấn đề thì ngay cả việc đứng lên ngồi xuống thường ngày, cũng sẽ gây khó khăn cho bạn. Nhiều người bị đau cứng khớp nhưng lại không biết lí do, dẫn đến sự hoang mang kéo dài. Dưới đây là các nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng này:

1- Viêm khớp (viêm xương khớp)

Như đã nói ở trên, khớp là từ dùng để chỉ hai đầu khớp xương, được liên kết bởi sụn và được bôi trơn bởi dịch khớp. Chức năng của sụn là ngăn cản sự cọ xát của đầu xương.

Vì một lí do nào đó (thường là do tuổi tác, chấn thương hoặc do viêm nhiễm) mà lớp sụn này bị ăn mòn, song song với đó là dịch khớp không còn khả năng sản sinh. Điều này sẽ khiến cho các đầu xương cọ xát vào nhau khi chúng ta di chuyển, tệ hơn là có thể khiến xương bị nứt vỡ.

Các bác sĩ gọi đó là nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp, và hầu hết những bệnh nhân bị viêm khớp đều phải thường xuyên chịu đựng cảm giác cứng khớp vào mỗi sáng thức dậy, hoặc sau khi để cơ thể nghỉ ngơi trong nhiều giờ đồng hồ. Cứng khớp ít gây đau nhưng lại khiến cho người bệnh không thể di chuyển được.

2- Giấc ngủ dài

Bạn có bao giờ nghĩ rằng một giấc ngủ dài sẽ khiến cho khớp của mình bị cứng lại hay không? Điều này thực sự đã xảy ra với khá nhiều người.

Nguyên nhân là vì sau một giấc ngủ dài, chất lỏng (gọi là dịch khớp) giúp khớp của bạn di chuyển một cách dễ dàng khó có thể thực hiện được chức năng của nó. Tình trạng này thường xảy ra ở người đã hoặc đang có những chấn thương, viêm ở khớp và người ít vận động trong thời gian dài.

Đó cũng chính là lí do vì sao mà rất nhiều buổi sáng, bạn thức dậy với những cái khớp khô cứng lại. Hiện tượng này sẽ nhanh chóng biến mất sau 30 phút vận động nhẹ nhàng.

3- Tuổi tác

Chúng ta không ngừng già đi. Khi quá trình lão hóa diễn ra, sụn khớp – thứ vốn có nhiệm vụ bảo vệ 2 đầu xương bắt đầu bị khô và cứng lại. Song song với đó, bao chứa dịch khớp cũng không còn có thể sản xuất đủ chất dịch để bôi trơn sụn.

Kết quả lại các khớp lớn nhỏ của bạn không thể di chuyển một cách linh hoạt như trước nữa. Quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh thì khớp sẽ càng nhanh cứng lại. Ở những người ít vận động thì thời gian khớp bị cứng thông thường sẽ kéo dài hơn.

đau cứng khớp do tuổi tác
Tuổi tác là một nguyên nhân dẫn đến khớp bị cứng và đau.

4- Viêm khớp dạng thấp (RA)

Chức năng của hệ miễn dịch là bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các vi khuẩn gây hại từ môi trường bên ngoài. Nhưng đôi khi chúng cũng gặp các rối loạn, dẫn đến các đợt tấn công ngược vào niêm mạc của khớp. Đây cũng chính là một nguyên nhân chính dẫn đến chứng viêm khớp dạng thấp.

Khác với viêm khớp thông thường, viêm khớp dạng thấp sẽ mang tính đối xứng (có nghĩa là nếu bạn bị viêm khớp tay bàn tay phải thì khớp bàn tay trái của bạn cũng sẽ bị viêm, và ngược lại). Bệnh có những biểu hiện tương tự như viêm xương khớp, kể cả tình trạng cứng khớp điển hình.

HỮU ÍCH: Bệnh viêm khớp dạng thấp chữa ở đâu, bệnh viện nào tốt?

5- Một số dạng viêm khớp khác

Bên cạnh chứng viêm khớp và viêm khớp dạng thấp thì các dạng viêm về khớp khác cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch của chúng ta, đồng thời khiến cho các khớp cứng lại. Cụ thể là các bệnh sau đây:

  • Viêm cột sống dính khớp: Đúng như tên gọi, bệnh chỉ chủ yếu xảy ra ở cột sống nhưng cũng không thể loại trừ trường hợp các triệu chứng lan đến hông, tay và bàn chân. Thực tế đã ghi nhận nhiều bệnh nhân bị cứng khớp tay, chân vì chứng viêm cột sống dính khớp.
  • Gout: Bệnh Gout được hình thành từ sự tích tụ acid uric trong cơ thể, dẫn đến những cơn đau nhức, sưng cứng ở các khớp mà đặc biệt là các khớp nhỏ như khớp ngón tay và ngón chân.
  • Viêm khớp truyền nhiễm: Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh nguy hiểm này là sự tấn công của vi khuẩn. Sự nhiễm trùng xảy ra khi một lượng vi khuẩn từ một cơ quan khác trong cơ thể lây lan đến các khớp. Vị trí dễ bị viêm khớp nhiễm trùng là khớp hông, khiến cho người bệnh bị cứng và đau nhức khu vực này thường xuyên, gặp khó khăn trong việc đứng lên ngồi xuống.
  • Viêm khớp vẩy nến: Người bị vẩy nến lâu ngày không được điều trị sẽ có thể dẫn đến các biến chứng, một trong số đó là bệnh viêm khớp vẩy nến. Bệnh có tính di truyền và được biểu hiện bởi sự sưng đỏ và cứng lại ở các khớp nhỏ, móng tay lỗ rỗ một cách bất thường.

6- Điều kiện thời tiết

Những người lớn tuổi thường hay nói rằng thời họ có thể biết được khi nào bão nhờ vào cơn đau của căn bệnh viêm khớp. Tuy các bác sĩ vẫn chưa chắc chắn về nguyên do, nhưng các căn bệnh liên quan về khớp dường như trở nên tồi tệ hơn khi thời tiết thay đổi.

Theo đó, điều kiện thuận lợi để các triệu chứng của viêm khớp dữ dội hơn áp suất khí quyển xuống thấp, điều thường thấy trước các cơn bão.

7- Chấn thương khớp

Nếu bạn đã hoặc đang phải chịu các chấn thương ở các khớp do luyện tập thể dục thể thao hoặc tai nạn, thì khớp của bạn sẽ gặp phải một số vấn đề ngay cả khi đã được điều trị. Thi thoảng bạn sẽ thấy khớp của mình cứng lại và đau nhức, đó là một biểu hiện khá bình thường, vì vậy không cần phải lo lắng thái quá.

chấn thương gây đau cứng khớp
Các chấn thương ở khớp cũng khiến cho chúng ta bị đau cứng khớp sau này.

8- Bệnh đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là một căn bệnh mãn tính gây ra những cơn đau, cứng ở khớp cùng các vấn đề về giấc ngủ, tâm trạng và trí nhớ. Do đó, bệnh thường xảy ra ở những người cao tuổi.

Tuy bệnh không tác động trực tiếp đến khớp của chúng ta nhưng lại có thể mang đến các triệu chứng tương tự như bệnh viêm khớp. Nguyên nhân gây ra căn bệnh kì lạ này là tình trạng căng thẳng kéo dài, rối loạn sau chấn thương v.v…Các nhà khoa học tin rằng sau những chấn thương, cơ thể của chúng ta đã tự “phóng đại” lên những tổn thương.

II- Xử lí đau cứng khớp như thế nào?

Tình trạng đau cứng khớp có thể là biểu hiện của bệnh lý, có thể không. Do đó, để các khớp luôn được hoạt động ở trạng thái tốt nhất, bạn có thể tham khảo các cách xử lí nhanh dưới đây:

1- Điều trị bệnh viêm khớp

Đầu tiên, bạn cần ý thức được mình là bệnh nhân đang bị viêm khớp để dừng các hoạt động mạnh cần đến sự chống đỡ của khớp. Song song với đó có thể dùng thêm các thuốc giảm đau và sưng (không kê đơn) để có thể hỗ trợ điều trị bệnh.

Trong trường hợp viêm khớp diễn biến phức tạp, bao dịch khớp tràn gây sưng thì bạn nên đồng ý phương pháp tiêm cục bộ của các bác sĩ. Một số bệnh nhân sẽ phải mang đai cố định khớp trong suốt quá trình điều trị, nhằm giảm áp lực lên các khớp.

2- Chữa trị viêm khớp dạng thấp

Tình trạng cứng khớp do bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ được cải thiện nhanh chóng bằng các loại thuốc làm chậm (hoặc làm ngừng) sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Song song với việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần thiết lập cho mình chế độ ăn uống tốt cho sụn khớp, nghỉ ngơi khoa học và chăm sóc các khớp cẩn thận hơn.

3- Điều trị bệnh đau cơ xơ hóa

Vì đây là một bệnh mãn tính nên gần như không có cách điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bác sĩ có thể kê toa cho bạn để giảm đau và ngăn sự cứng lại của các khớp. Bệnh nhân cũng có thể tập một số bài tập vật lý trị liệu, tập dưỡng sinh, tập thể dụ nhẹ nhàng, học yoga v.v….

4- Khám và điều trị chấn thương

Tùy vào mức độ của chấn thương mà các bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp. Cụ thể, đối với các chấn thương nhẹ thì bạn chỉ cần uống thuốc giảm đau không kê đơn với liều thấp, song song với việc để cho khớp bị tổn thương được nghỉ ngơi một thời gian. Những chấn thương nhẹ có thể hoàn toàn bình phục mà không để lại di chứng gì sau 1-2 tháng điều trị.

Ở mức độ nặng hơn, bác sĩ có thể yêu cầu bạn mang nẹp, tập vật lí trị liệu hoặc tiêm một số thuốc vào gân để kiểm soát. Luôn làm theo chỉ định của bác sĩ và chấn thương của bạn sẽ được loại bỏ.

5- Tập thể dục

Thống kê cho thấy những người càng ít vận động thì sẽ càng tăng nguy cơ bị cứng khớp khi về già, ngay cả khi bạn chưa từng bị viêm hoặc chấn thương khớp.

khắc phục đau cứng khớp
Cách xử lí khớp bị đau và cứng đơn giản nhất là thường xuyên tập thể dục.

Hãy khắc phục ngay điều này từ hôm nay bằng cách thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng để giữ cho xương chắc khỏe, đốt cháy calo, cải thiện sự thăng bằng và ngăn ngừa đau khớp.

6- Nhiệt trị liệu

Trong trường hợp khớp trở nên quá cứng vào buổi sáng, tình trạng cứng không có sự thuyên giảm sau 15 phút, bạn hãy thử tắm bằng nước ấm. Hoặc người bệnh có thể dùng túi chườm ấm chườm lên khu vực bị cứng, để yên trong 15-20 phút. Nhiệt độ cao sẽ giúp cho máu huyết lưu thông và giải quyết được tạm thời vấn đề.

Ngược lại, bạn cũng có thể dùng túi chườm ở nhiệt độ thấp (đông lạnh) để làm chậm lượng máu đến khớp và mang lại hiệu quả tương tự.

7- Khi nào cần gặp bác sĩ?

Cứng khớp thường là triệu chứng của một số bệnh liên quan đến cơ – xương – khớp. Trong trường hợp song song với tình trạng cứng khớp có những biểu hiện dưới đây, bạn hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa ngay để được điều trị kịp thời:

  • Cơn đau dữ dội đến mức không thể chịu đựng được.
  • Các khớp có biểu hiện của sự biến dạng.
  • Bạn không thể sử dụng khớp đó được nữa.
  • Khớp sưng lên một cách đột ngột.
  • Da xung quanh vùng khớp cứng bị đỏ, sờ vào thấy ấm.
  • Tình trạng khớp bị cứng xảy ra nhiều hơn 3 ngày trong tuần.

Như vậy, có nhiều nguyên nhân khiến cho chúng ta bị đau cứng khớp, đồng thời có nhiều cách xử lí. Cũng cần lưu ý là các thông tin trên chỉ mang tính tham khảo, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có thể nhận được sự chẩn đoán và điều trị an toàn nhất.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

10 Lời khuyên hữu ích cho người bị viêm khớp sống khỏe mỗi ngày

10 Lời khuyên hữu ích cho người bị viêm khớp sống khỏe mỗi ngày

Đừng vội bỏ qua 10 lời khuyên hữu ích giúp người bị viêm khớp sống khỏe mạnh hơn mỗi ngày từ các chuyên gia đầu ngành. Những lời khuyên này...
khớp gối bị viêm có chữa dứt điểm được không?

Khớp gối bị viêm có chữa dứt điểm được không?

Khớp gối là vị trí phải chịu nhiều áp lực từ cơ thể nên dễ bị tổn thương, điển hình...

Những điều bạn cần biết về phẫu thuật thay khớp háng

Phẫu thuật thay thế khớp háng được coi là lựa chọn điều trị cuối cùng để giảm đau nhức, hạn...

yoag cho người đau khớp háng

Những bài tập yoga tốt cho người bị đau khớp háng

Bên cạnh các phương pháp điều trị, bạn có thể thực hiện những động tác yoga cho người đau khớp...

Bị đau khớp gối, viêm khớp gối uống thuốc gì mau khỏi?

Bị đau khớp đầu gối nên uống thuốc gì nhanh khỏi ?

Paracetamol, Tylenol, Ibuprofen, Aleve, Glucosamin sulfat... là những giải đáp cho vấn đề đau khớp gối nên uống thuốc gì....

hay bị mỏi đầu gối khi ngủ

Hay mỏi đầu gối khi ngủ – Nguyên nhân và cách khắc phục

Khớp gối là vị trí xương khớp phải vận động nhiều và chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *