Acitretin là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Acitretin là một retinoid thế hệ thứ hai thường được bán theo toa, có dạng viên nang uống và thường được sử dụng trong điều trị bệnh vẩy nến.

Thuốc điều trị vẩy nến Acitretin
Dùng Acitretin để cải thiện tình trạng vẩy nến.

  • Thương hiệu thuốc: Soritane và Soriatane
  • Tên hoạt chất: Acitretin
  • Dạng và hàm lượng: Acitretin tồn tại ở dạng viên nang có sẵn với các hàm lượng 10 mg và 17,5 mg, 22,5 mg và 25 mg.

I. Acitretin là thuốc gì?

Acitretin là một dạng của retinoids liên quan đến vitamin A. Thuốc hoạt động bằng cách liên kết các thụ thể lại với nhau, giúp cho các tế bào da tăng trưởng và phát triển bình thường. Đồng thời, Acitretin còn làm giảm tác động của các tác nhân khác gây bệnh vẩy nến,…

Trong một số trường hợp, nếu không thể sử dụng các loại thuốc khác để điều trị bệnh vảy nến hoặc đã sử dụng thuốc mà không hiệu quả. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn Acitretin cho bệnh nhân dùng. Tuy nhiên, cần phải sử dụng thuốc trên cơ sở lâu dài, tránh trường hợp ngưng dùng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ dẫn đến tình trạng bệnh chuyển nặng và tái phát trở lại.

II. Acitretin hoạt động theo cơ chế nào?

Acitretin là chất chuyển hóa của một retinoid chống loạn thần etretinate. Thuốc cải thiện tình trạng của bệnh vảy nến bằng cách gây ra sự biệt hóa tế bào keratinocyte, giúp làm giảm sự sinh sản của tế bào biểu bì, ngăn ngừa sự bong tróc vẩy. Theo sự ghi nhận của một số bệnh nhân dùng Acitretin, vẩy nến sẽ được cải thiện sau khi bắt đầu điều trị khoảng hai tuần và tối đa là khoảng mười hai tuần. Lớp vẩy và tế bào da bị sừng hóa bị ảnh hưởng của thuốc sẽ tự bong ra và được loại bỏ, làm sạch.

Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc Acitretin để điều trị bệnh vẩy nến trong vài tháng hoặc lâu dần. Nhưng trong trường hợp kháng thuốc, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Họ sẽ giúp bạn thay đổi loại thuốc mới hoặc vẫn sử dụng Acitretin kết hợp với một số thuốc chống loạn thần khác hay áp dụng liệu pháp quang.

III. Cách sử dụng thuốc Acitretin

Người bệnh nên uống thuốc Acitretin đúng theo chỉ định của bác sĩ, không nên uống thuốc thường xuyên hoặc tăng liều mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Tránh tình trạng bệnh không được cải thiện và tăng nguy cơ chịu ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc.

Có thể sau 2-3 tháng dùng thuốc mới đạt được hiệu quả tối đa. Do đó, bạn cần phải sử dụng Acitretin thường xuyên để phát huy toàn bộ công dụng của thuốc. Bên cạnh đó, trong quá trình dùng, bệnh nhân nên chú ý, thuốc này có thể được hấp thụ qua da, phổi và có thể gây hại cho thai nhi. Chính vì vậy, phụ nữ có thai hoặc những người dự tính mang thai nên tránh cầm trực tiếp thuốc hay hít thở bụi thuốc từ các viên nang. Tốt nhất, người bệnh hãy đọc kĩ hướng dẫn sử dụng được cung cấp bởi dược sĩ trước khi bắt đầu dùng thuốc và mỗi lần uống lại thuốc.

IV. Liều dùng Acitretin dành cho người lớn và trẻ em

1. Liều dùng dành cho người lớn

  • Liều tấn công thông thường: 25 – 50 mg, uống mỗi ngày một lần, dùng với bữa ăn chính hoặc uống cùng với sữa. Bác sĩ đã kê đơn thuốc theo dõi phản ứng đối với liều này và sẽ thay đổi nếu thuốc gây tác dụng phụ.
  • Liều duy trì điều trị: 25 – 50 mg uống mỗi ngày, dùng khi đáp ứng điều trị ban đầu.

2. Đối với trẻ em

Không nên sử dụng cho trẻ em dưới 18 tuổi. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn định sử dụng thuốc này cho trẻ.

3. Liều dùng dành cho người lớn trên 65 tuổi

Acitretin thường bắt đầu với liều dùng thấp hơn.

Nếu bạn bỏ lở một liều, tốt nhất không nên dùng liều gấp đôi vào lần tới. Và điều quan trọng là không bao giờ bỏ uống một liều, vì điều này có thể làm giảm hoặc ngăn chặn hiệu quả của thuốc.

V. Trước khi dùng thuốc Acitretin nên biết điều gì?

Nếu bị dị ứng với các thành phần có trong Acitretin, người bệnh không nên dùng thuốc. Bên cạnh đó, ngưng ngay việc sử dụng một số loại thuốc gây dị ứng tương tự như Accutane, Altinac, Avita, Renova, Retin-A. Ngoài ra, Acitretin cũng không được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh đang sử dụng thuốc kháng sinh tetracycline (Panmycin, Brodspec, Tetracap, Sumycin), doxycycline (Oracea, Adoxa, Vibramycin, Doryx), minocycline (Minocin, Vectrin, Dynacin, Solodyn),…
  • Bệnh nhân đang sử dụng methotrexate (Rheumatrex, Trexall).
  • Người bị bệnh thận, gan.
  • Bệnh nhân bị viêm tụy, tăng mỡ máu.
  • Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ mà không sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả.
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
  • Bệnh trầm cảm.
  • Gặp phải các vấn đề về não như rối loạn tâm thần.
  • Bệnh đái tháo đường.
  • Thừa vitamin A.

Acitretin chỉ được sử dụng trong trường hợp người bệnh đã sử dụng biện pháp tránh thai an toàn. Tốt nhất nên làm các xét nghiệm kiểm tra có thai trong vòng 1 tuần trước khi dùng thuốc. Bên cạnh đó, để chắc chắn đảm bảo an toàn, bệnh nhân không uống rượu trong thời gian dùng thuốc và 2 tháng sau khi ngưng Acitretin. Tránh nguy cơ gây dị tật cho thai nhi (nếu bạn đang mang thai).

(*) Lưu ý sử dụng thuốc đối với trường hợp mang thai hoặc đang cho con bú

Mức độ rủi ro khi dùng thuốc Acitretin trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú vẫn còn trong quá trình nghiên cứu. Chính vì thế, trước khi dùng thuốc hãy hỏi thăm các ý kiến từ bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và tác hại của việc dùng thuốc.

VI. Acitretin có những tác dụng phụ nào?

Nếu không biết cách sử dụng, Acitretin có thể gây nên những hiệu ứng phụ sau:

  • Môi nứt nẻ, móng tay yếu dần, da dính dễ gây lột đầu ngón tay, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Bên cạnh đó, ngứa da và xuất hiện vảy trên khắp cơ thể.
  • Gây chảy nước mũi, chảy máu cam, rụng tóc, đau khớp, khô miệng, đau nhức miệng,…
  • Acitretin gây quái thai ở người. Do vậy, thuốc chống chỉ định với người đang mang thai hoặc dự định có thai trong vòng 3 năm sau khi ngừng thuốc.
  • Thuốc có thể làm rối loạn chức năng của gan và viêm gan.
  • Ngoài ra, Acitretin có thể làm giảm thị lực trong bóng tối, gây ra tình trạng gọi là quáng gà. Và bệnh này có thể khởi phát đột ngột. Vì vậy, khi dùng Acitretin, bệnh nhân nên lái xe hoặc làm việc cẩn thận. Triệu chứng quáng gà sẽ thuyên giảm sau khi kết thúc liệu trình điều trị.
Tác dụng phụ của thuốc Acitretin
Acitretin có thể gây giảm thị lực dẫn đến chứng quáng gà
  • Acitretin có thể tồn tại trong máu và gây ảnh hưởng nhất định đến người tiếp nhận. Chính vì thế, không nên hiến máu trong khi dùng thuốc này.
  • Thuốc này có thể gây trầm cảm dẫn đến mất kiểm soát hành vi. Người dùng thường trở nên hung hăng và có thể tự làm hại bản thân. Do đó, khi có biểu hiện bất thường, nên thông báo cho bác sĩ để áp dụng biện pháp điều trị khác.

Ngoài ra, Acitretin có thể gây nên một số phản ứng phụ nghiêm trọng như:

  • Gây áp lực lên não và mạch máu.
  • Đau tim.
  • Làm thay đổi lượng đường trong máu dẫn đến tăng huyết áp.

VII. Acitretin có tương tác với các loại thuốc nào?

Khi sử dụng Acitretin, điều quan trọng là phải biết nên dùng và nên tránh các loại thuốc hay hóa chất nào để không làm tăng tác dụng phụ của thuốc. Đặc biệt, trong khi dùng Acitretin tránh uống rượu bằng mọi giá. Vì rượu có khả năng làm tăng nguy cơ gây tác dụng phụ. Đồng thời, kéo dài thời gian ảnh hưởng của các phản ứng này lên cơ thể.

Một số loại thuốc gây tương tác với Acitretin, bệnh nhân cần tránh đó là:

  • Phenytoin: Acitretin có thể làm tăng tác dụng phụ của phenytoin bao gồm nói chậm, nhầm lẫn.
  • Kháng sinh Tetracycline dùng đường uống:  Thuốc làm tăng áp lực nội sọ. Vì vậy, bác sĩ thường chống chỉ định dùng đồng thời.
  • Các dẫn chất retinoids uống và vitamin A: Dùng các thuốc này với Acitretin có thể gây buồn nôn hoặc nôn đồng thời gây mờ mắt và mất thằng bằng.
  • Thuốc tránh thai có chứa minipill hoặc proestin: Acitretin có thể làm giảm hiệu quả tránh thai của minipill. Và điều quan trọng là thuốc có thể gây cản trở khả năng thụ thai. Vì vậy, nếu bạn đang sử dụng Acitretin, hãy thông báo để bác sĩ biết và đưa ra biện pháp tránh thai phù hợp.
  • Methotrexate: Dùng thuốc này cùng với Acitretin có thể làm tăng độc tính cho gan.

Acitretin có trong danh mục thuốc chữa bệnh và được sử dụng chủ yếu trong các phòng khám. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Không tự ý dùng khi chưa có sự cho phép của chuyên gia da liễu, tránh trường hợp Acitretin gây tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu phương pháp điều trị vẩy nến bằng tia laser Excimer

Phương pháp điều trị vẩy nến bằng laser có thể bạn chưa biết

Laser excimer là một phương pháp y học hiện đại được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiều vấn đề...

Hút thuốc lá và những ảnh hưởng tồi tệ đến bệnh vẩy nến

Nhiều cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến. Khói...

Hướng Dẫn Chữa Vảy Nến Bằng Lá Khế Tại Nhà Đúng Cách

Thay vì sử dụng các loại thuốc Tây y, các đối tượng bị vảy nến có thể áp dụng một...

Bệnh vẩy nến có lây nhiễm không? Làm sao để phòng tránh

Bệnh vẩy nến có lây nhiễm không? Cách phòng tránh

Vẩy nến không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng lại mang tính di truyền....

Công dụng của trà xanh đối với người bị vảy nến

Thành phần trong lá trà xanh có thể làm giảm quá trình tăng sinh tế bào thượng bì và cải...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *