Thuốc trị vẩy nến Calcipotriol: chống chỉ định, cách dùng và tác dụng phụ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Calcipotriol là một dẫn xuất của vitamin D, hoạt động biệt hóa và ức chế sự tăng sinh tế bào da. Thuốc được dùng để điều trị vẩy nến thông thường.

Calcipotriol
Calcipotriol được dùng để điều trị bệnh vẩy nến thông thường

  • Tên hoạt chất: Calcipotriol
  • Tên biệt dược: Daivonex
  • Phân nhóm thuốc: thuốc điều trị bệnh da liễu

Những thông tin cần biết về thuốc Calcipotriol

1. Tác dụng

Calcipotriol được dùng để điều trị vẩy nến bằng cách biệt hóa tế bào và ức chế sự tăng sinh của tế bào sừng. Từ đó vùng da bị vẩy nến sẽ trở lại bình thường.

tác dụng của Calcipotriol
Calcipotriol có tác dụng biệt hóa tế bào và ức chế sự tăng sinh của tế bào sừng

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn muốn sử dụng Calcipotriol với mục đích khác.

2. Chống chỉ định

Calcipotriol chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Vẩy nến có xuất hiện mụn mủ
  • Da nổi mẩn đỏ
  • Da bong tróc
  • Tăng canxi trong máu
  • Người mẫn cảm với Calcipotriol

Bạn nên trình bày tình trạng sức khỏe hiện tại và tiền sử dị ứng với bác sĩ để được cân nhắc việc sử dụng Calcipotriol.

3. Cách dùng và liều lượng

Calcipotriol được bào chế ở dạng kem bôi ngoài da nên chỉ được dùng trên vùng da cần điều trị. Tuyệt đối không uống hay sử dụng sai cách.

Trước khi dùng thuốc, bạn nên rửa sạch tay bằng xà phòng và lau khô để đảm bảo thuốc vô trùng và không gây tổn thương cho vùng da bị bệnh. Sử dụng một lượng kem vừa đủ, thoa nhẹ nhàng lên da và đợi thuốc thẩm thấu.

cách dùng Calcipotriol
Dùng Calcipotriol 2 lần/ ngày để cải thiện vùng da bị vẩy nến

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc 2 lần/ ngày tuy nhiên liều lượng có thể thay đổi dựa vào triệu chứng bệnh và mức độ phản ứng của từng người. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chỉ định liều lượng và tần suất phù hợp.

Ngoài ra, bạn cần đảm bảo không dùng hơn 100g thuốc mỗi tuần. Dùng thuốc quá liều có thể khiến hàm lượng canxi trong máu tăng cao và gây nguy hiểm cho người sử dụng.

4. Bảo quản

Calcipotriol nên được bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ dao động từ 15 – 30 độ C. Tránh nơi có nhiệt độ cao, ánh nắng trực tiếp và ẩm thấp.

Bất cứ dấu hiệu nào khác lạ xuất hiện ở tuýp thuốc, bạn cần cân nhắc việc có nên tiếp tục dùng thuốc hay không. Tuyệt đối không dùng thuốc hết hạn, thuốc biến chất hoặc đổi màu, mức độ kích ứng trên da sẽ tăng lên nếu sử dụng thuốc trong các trường hợp nêu trên.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Calcipotriol

1. Thận trọng

Nếu có ý định sử dụng Calcipotriol khi đang mang thai hoặc đang cho con bú, bạn cần thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng phù hợp. Hoạt chất trong thuốc có thể hấp thu qua da và thẩm thấu vào các cơ quan bên trong cơ thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ hoặc nguồn sữa mẹ. Nếu bạn đang dùng thuốc và phát hiện mình mang thai hãy báo với bác sĩ ngay để kịp thời xử lý.

Thận trọng khi dùng Calcipotriol
Thận trọng khi dùng Calcipotriol cho phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú

Không dùng thuốc lên mặt, nách, cơ quan sinh dục,… hay những vùng da nhạy cảm nếu không có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Cần rửa tay bằng xà phòng sau khi dùng thuốc ngay cả khi bạn có dùng bao tay.

Thuốc có thể truyền qua da người khác qua đường tiếp xúc, vì vậy cần thận trọng với vùng da cần điều trị. Tuy nhiên bạn không nên che phủ hay băng vùng da dùng thuốc, điều này có thể tăng khả năng hấp thu thuốc và gây hại đến sức khỏe.

2. Tác dụng phụ

Calcipotriol có thể gây ra những tác dụng phụ sau.

Tác dụng phụ nguy hiểm:

  • Nóng da
  • Cảm giác ong chích tại vùng da dùng thuốc
  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Chán ăn
  • Mệt mỏi
  • Đau khớp

Tác dụng phụ thông thường:

  • Da đỏ nhẹ
  • Da khô và có dấu hiệu bong tróc
  • Phát ban nhẹ
  • Ngứa da

Trong trường hợp xuất hiện tác dụng phụ nghiêm trọng, bạn nên báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để khắc phục tình trạng kịp thời. Nếu phát sinh các tác dụng phụ thông thường và chúng không chuyển biến trầm trọng, bạn có thể bỏ qua vì đây là phản ứng bình thường của thuốc.

Thông tin trên chưa bao gồm những tác dụng phụ có thể phát sinh do dùng Calcipotriol. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để có giải đáp cụ thể hơn về vấn đề này.

3. Tương tác thuốc

Mặc dù là thuốc bôi ngoài da nhưng Calcipotriol có khả năng tương tác với những loại thuốc khác. Hiện tại vẫn chưa có danh sách hoàn chỉnh những loại thuốc có khả năng tương tác với Calcipotriol, vì vậy bạn cần trình bày toàn bộ những loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ để ngăn chặn tình trạng này.

tương tác thuốc Calcipotriol
Calcipotriol có khả năng tương tác với những loại thuốc khác

Trong trường hợp có xuất hiện tương tác, bác sĩ có thể yêu cầu:

  • Bạn ngưng một trong hai loại thuốc
  • Điều chỉnh liều lượng và tần suất sử dụng
  • Thay thế bằng loại thuốc an toàn hơn

4. Nên ngưng thuốc khi nào?

Sau khi hết thời gian được chỉ định bạn nên ngưng dùng Calcipotriol. Nếu các triệu chứng vẫn chưa dứt điểm bạn có thể trao đổi với bác sĩ nếu có ý định kéo dài việc dùng thuốc.

Không tự ý ngưng thuốc, ngay cả khi các triệu chứng chấm dứt. Tình trạng này khiến bệnh không được điều trị dứt điểm và có thể làm phát sinh tình trạng kháng thuốc.

Bệnh vảy nến có lây truyền không?

Bệnh vảy nến có lây hay di truyền không? Cách phòng ngừa

Bệnh vảy nến có lây hay di truyền không là thắc mắc của nhiều người. Bởi, bệnh hình thành những...

Cách trị vảy nến bằng nghệ và đánh giá hiệu quả

Không chỉ được biết đến là loại gia vị dùng chế biến thức ăn, nghệ còn được dùng như một...

Cách chăm sóc bệnh nhân vảy nến nhanh phục hồi

Cách chăm sóc bệnh nhân vảy nến giúp nhanh hồi phục

Chăm sóc bệnh nhân vảy nến tốt, đúng phương pháp giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, người...

Bị vẩy nến làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Vì sao mắc bệnh vẩy nến có nguy cơ cao dẫn đến tiểu đường?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bệnh vẩy nến nặng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường...

Vẩy nến phấn hồng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Vẩy nến phấn hồng (Pityriasis rosea) là một loại phát ban tạm thời thường bắt đầu như xuất hiện đốm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.