Thuốc trị vẩy nến Dithranol: Hướng dẫn sử dụng và lưu ý khi dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Dithranol (INN) hoặc anthralin (USAN, trước đây là BAN) là một loại thuốc có đặc tính chống viêm, làm chậm quá trình sản xuất quá mức tế bào da nên được dùng để điều trị bệnh vẩy nến mạn tính.

Kể từ thế kỷ XIX, người ta đã dùng Dithranol để điều trị bệnh vẩy nến tại các cơ sở y tế dưới sự chăm sóc đặc biệt của người có chuyên môn. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, bệnh nhân có thể ứng dụng sản phẩm trị bệnh ngay tại nhà.

Dithranol
Dithranol có đặc tính chống viêm, làm chậm quá trình sản xuất quá mức tế bào da nên được dùng trị bệnh vẩy nến mạn tính.

  • Tên chung: Dithranol
  • Tên biệt dược: Anthralin (ở Mỹ); Dithrocream®; Micanol®
  • Phân nhóm: Thuốc điều trị bệnh vẩy nến

I. Thông tin về thuốc Dithranol

Nắm rõ một số thông tin về Dithranol là thuốc như công dụng, liều dùng, cách chỉ định… để sử dụng thuốc đúng mục đích và hiệu quả.

1. Dược lý và cơ chế tác động

Dithranol là một dẫn xuất của anthracene, hoạt chất có tác dụng ức chế chuyển hóa enzym và cản trở quá trình phân chia tế bào biểu bì da, khôi phục trạng thái tăng sinh và sừng hóa bình thường của da.

Dithranol là phân tử đặc biệt ưa lipid, liên kết với màng tế bào chỉ trong vài phút, bị oxy hóa trên da thành chất chuyển hóa không có tác dụng.

Dithranol được hấp thu trên da nhưng mức độ không cao.

2. Công dụng

Dithranol được dùng để điều trị bệnh vẩy nến bán cấp và vẩy nến mãn tính. Thuốc có thể phát huy công dụng nếu như được dùng đúng cách mà không gây tác dụng phụ.

3. Dạng và hàm lượng

Dithranol có 3 dạng chính: kem, thuốc mỡ và bột nhão.

  • Dạng thuốc mỡ : Có trong Vaseline vàng (nồng độ 0,1% và 1% Dithranol).
  • Dạng bột nhão: Dithranol có trong bột nhão axit salicylic và oxit với nồng độ 0,1% và 1% Dithranol.
  • Dạng kem: Nồng độ 0,1%, 0,25%, 0,5%.

Các loại thuốc điều trị có chứa Dithranol

Dithranol có sẵn trong hai thương hiệu thuốc lớn ở Anh gồm: Dithrocream and Micanol.

Dithrocream: gồm 5 loại

  • Nồng độ: 0.25% , tuýp màu đỏ
  • Nồng độ 0.1 %,  tuýp màu càng
  • Nồng độ 0.5 %, tuýp màu tím
  • Nồng độ 1%, tuýp màu nâu
  • Nồng độ 2%, tuýp màu vàng (thuốc bán sẵn theo toa)

Micanol: gồm 2 loại

  • Nồng độ 1%
  • Nồng độ 3% (thuốc bán theo toa).

4. Chống chỉ định

  • Không dùng Dithranol cho bệnh nhân quá mẫn với thành phần của thuốc.
  • Không dùng Dithranol cho các trường hợp đỏ da toàn thân, vẩy nến mụn mủ, viêm da, vẩy nến cấp tính.

5. Liều dùng & hướng dẫn sử dụng

Đọc kĩ hướng dẫn được ghi trên bao bì hoặc hỏi thăm ý kiến của chuyên gia trước khi dùng Dithranol điều trị bệnh vẩy nến.

công dụng Dithranol
Đọc kĩ hướng dẫn hoặc hỏi thăm ý kiến của chuyên gia trước khi dùng Dithranol trị bệnh vẩy nến.
  • Điều trị thông thường: Bôi bột nhão hoặc thuốc mỡ 0,1% (hoặc 0,05% đối với người da sáng màu), để yên trong vài giờ. Tăng dần nồng độ lên 0,5% hoặc 1% trong các tuần tiếp theo. Sau mỗi lần bôi thuốc điều trị, người bệnh cần tắm để loại bỏ Dithranol còn sót lại.
  • Đối với liệu pháp tiếp xúc ngắn: Liệu pháp này giúp tránh được tác dụng nhuộm màu biểu bì trên da mà vẫn giữ được hiệu quả điều trị. Bôi thuốc lên vùng da bị vẩy nến từ 10 – 30 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Nồng độ thuốc tăng dần đều: từ 0,1% đến 2%. Cần lưu ý bôi vasalin để bảo vệ vùng da lành xung quanh.
  • Điều trị vẩy nến da đầu: Đầu tiên, bạn cần chải tóc để loại bỏ phần vẩy, sau đó, bôi kem lên vị trí bị vẩy nến, đợi cho thuốc thấm. Sau đó, rửa sạch tóc với nước. Lưu ý không được để thuốc dây vào mắt. Khi dùng Dithranol trị vẩy nến da đầu, tóc bạn có thể bị ngả màu sang vàng hoặc hồng nhạt nhưng điều này sẽ sớm khắc phục sau khi ngưng dùng thuốc.

Điều trị vẩy nến cần được thực hiện cho đến khi da trở lại trạng thái ban đầu. Người bệnh có thể cần đến liệu trình gián đoạn để duy trì đáp ứng.

Một số lưu ý khi sử dụng:

Khi dùng Dithranol trị bệnh vẩy nến, cần lưu ý một số điều sau:

  • Rửa sạch tay và vùng da bị vẩy nến, để khô ráo trước khi tiến hành thoa thuốc.
  • Khi mới bắt đầu, chỉ nên thoa một lượng nhỏ và gia tăng liều lượng dần dần qua các lần bôi thuốc nếu như nhận thấy vẩy nến trên da có chuyển biến tích cực.
  • Nên bôi thuốc trước khi tắm.
  • Các chuyên gia cho biết, các dạng thuốc điều trị vẩy nến tại chỗ bao gồm dùng Dithranol sẽ đặc biệt công hiệu hơn khi da được dưỡng ẩm tốt. Do đó, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm và làm mềm da trước điều trị bằng Dithranol.
  • Dithranol thường phát huy tác dụng chậm nên việc điều trị thường mất khá nhiều thời gian. Tuy vậy, hầu hết những người từng dùng thuốc trên điều trị đều đạt những hiệu quả nhất định.

Tham khảo thêm: Mibeonate là thuốc gì? Tác dụng phụ, liều dùng, cách sử dụng

6. Thận trọng

Thận trọng khi dùng Dithranol để tránh những rủi ro hoặc những sự cố ngoài ý muốn.

  • Dithranol có thể làm ố da, vải và bề mặt tiếp xúc. Vì thế, nên mang găng tay, mặc quần áo cũ, dùng ga trải giường tối màu khi bôi thuốc.
  • Dithranol có thể gây kích ứng cho những vùng da không bị vẩy nến. Do đó, chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp các mảng vẩy nến xuất hiện rõ trên thân hoặc các chi hoặc cần thoa vaseline lên vùng da lành để tránh bị thuốc tác động.
  • Không để thuốc dính lên mắt, mũi, miệng. Nếu có kích ứng xảy ra, nên rửa ngay với nước.
  • Không dùng Dithranol trong trường hợp vẩy nến nhỏ hoặc lan rộng trên toàn bộ cơ thể như các dạng vẩy nến guttate, vẩy nến thể mủ…
  • Không dùng Dithranol cho da mặt, bộ phận sinh dục, vùng da nếp gấp (trừ khi có chỉ định cụ thể của chuyên gia).
  • Hiện nay, chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng tiêu cực của thuốc lên đối tượng phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Tuy vậy, cần thận trọng, tốt nhất, nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng.

7. Bảo quản

  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Tránh xa tầm tay của thú nuôi trong nhà và trẻ em.

II. Những lưu ý khi dùng thuốc Dithranol

Khi dùng Dithranol điều trị, cần lưu ý đến những vấn đề sau:

1. Tác dụng phụ

Sau khi Dithranol, người bệnh thường xuất hiện các biểu hiện của tác dụng phụ như:

  • Kích ứng lên da nhẹ như: bỏng rát da, nhất là vị trí da bị vẩy nến; viêm da…
  • Người bị da trắng dễ bị mẫn cảm với thuốc hơn người có da sẫm màu.
  • Người bệnh có thể xuất hiện vết nâu tím trên da. Tuy nhiên, điều này sẽ biến mất sau khi ngưng thuốc nên không cần quá lo lắng.

Ngoài ra, Dithranol có thể gây một số tác dụng phụ hiếm gặp khác đó là:

  • Dị ứng (da nổi ban đỏ)
  • Viêm kết mạc, giác mạc, giảm thị lực (trong trường hợp thuốc bị dây vào mắt).

Làm thế nào để tác dụng phụ của thuốc khi điều trị?

  • Bôi một lớp mỏng thuốc lên vùng da bị vẩy nến vào ban đêm, sau đó rửa sạch với nước ấm vào buổi sáng.
  • Rửa sạch tay sau khi điều trị.
  • Dùng Dithranol dạng kem ít gây dính màu lên khăn tắm, vải, quần áo hơn so với dạng mỡ.
  • Bôi vaseline lên vùng da lành để  làm giảm kích ứng lên da.

2. Tương tác thuốc

Dithranol có thể tương tác với các loại thuốc sau đây:

  • Thuốc gây mẫn cảm với ánh sáng
  • Thêm acid oxalic hoặc acid ascorbic (vitamin C) có thể làm giảm tính ổn định của thuốc mỡ Dithranol.

Trên đây, bài viết vừa cung cấp cái nhìn tổng quan về thuốc điều trị bệnh vẩy nến Dithranol. Không giống với các loại thuốc Corticoid, người bệnh có thể dùng Dithranol điều trị bệnh mạn tính mà không cần quá lo lắng về những tác dụng phụ có thể mắc phải. Khi gặp bất kì triệu chứng bất thường khi dùng thuốc trên, nên liên hệ với bác sĩ để được giải đáp.

Có thể bạn quan tâm

  • Kem Sorion – Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ & thận trọng
  • Thuốc Skineal điều trị các bệnh da liễu do nhiễm nấm
Hình ảnh bệnh vảy nến của tất cả các thể (giọt, mủ...)

Hình ảnh bệnh vảy nến của tất cả các thể (giọt, mủ…)

Hình ảnh bệnh vảy nến ở các dạng sẽ có những đặc điểm nhận diện riêng biệt. Hiện nay, bệnh...

Tế bào gốc là gì?

Chữa vảy nến bằng tế bào gốc và thông tin cần biết

Chữa vảy nến bằng tế bào gốc còn là phương pháp điều trị mới mẻ với nhiều người. Các ứng...

Bệnh vẩy nến có chữa khỏi được không?

Một điều mà nhiều người muốn biết là liệu bệnh vẩy nến có chữa khỏi được không? Hãy cùng lắng...

Tìm hiểu về bệnh vảy nến thể đảo ngược

Vảy nến thể đảo ngược là vảy nến xuất hiện ở những vùng có nếp kẽ như bẹn, nách, nếp...

Rượu bia và những ảnh hưởng với người bệnh vẩy nến

Bệnh vảy nến là một căn bệnh tự miễn khi hệ thống miễn dịch sản xuất quá mức các tế...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Nguyễn văn hồngNguyễn văn hồng says: Trả lời

    Con Em bị vẩy nến 5năm rồi toàn thân bôi nhiều thuốc rồi mà ko hết vậy có thuốc nào trị khỏi ko nhờ bác sĩ giúp em em cảm ơn

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *