Bệnh vẩy nến khi mang thai: Thông tin cần biết để phòng và điều trị

Bệnh vẩy nến gây ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất cũng như tinh thần của phụ nữ mang thai. Nắm rõ những thông tin dưới đây sẽ giúp cho các mẹ kiểm soát được tình trạng khó chịu này.

bị vẩy nến khi mang thai
Trên bề mặt da của phụ nữ mang thai bị vẩy nến xuất hiện lớp vảy trắng bạc, ngứa ngáy, khó chịu.

I. Mối liên hệ giữa bệnh vẩy nến và phụ nữ mang thai

Một nghiên cứu mới (do Viện Sức khỏe Quốc gia, Trung tâm Tài nguyên Nghiên cứu Quốc gia và Quỹ vẩy nến Quốc gia Mỹ tài trợ) cho biết bệnh vẩy nến có xu hướng cải thiện hơn khi mang thai. Kết quả nghiên cứu và khảo sát cho thấy chỉ có 23% đối tượng đang mang thai có biểu hiện bệnh vẩy nến nghiêm trọng hơn trong thai kỳ, 21% không thay đổi, và có đến 55% có chuyển biến tích cực, đặc biệt khi bước vào tuần 10 – 20 của thai kỳ.

Gia đình ông Tiết Quang Tuấn 63 tuổi, ở Ngõ 301 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội đã có đến 3 người đủ 3 thế hệ cùng điều trị vảy nến tại đây và đã thoát khỏi căn bệnh ám ảnh này nhờ vào bài thuốc thảo dược của Trung tâm Thuốc dân tộc.

Theo dõi nồng độ Estrogen ở nhóm đối tượng trên, các chuyên gia đã phát hiện ra mối liên quan mật thiết giữa chúng với mức độ phát triển của bệnh vẩy nến trên. Sự gia tăng nồng độ Estrogen ở phụ nữ mang thai làm chậm tốc độ phát triển của tế bào da, nhờ vậy mà cải thiện được bệnh vẩy nến cũng như ngăn ngừa triệu chứng tái phát trong suốt thai kỳ.

II. Phương pháp điều trị bệnh vẩy nến khi mang thai

Thông thường, bệnh vẩy nến sẽ thuyên giảm khi mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc 10 – 20% đối tượng có biểu hiện bệnh tồi tệ hơn trong thai kỳ, nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để có biện pháp điều trị an toàn, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh vẩy nến khi đang mang thai còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Loại vẩy nến
  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh
  • Phương pháp điều trị hiện tại
  • Mong muốn của bệnh nhân

Căn cứ vào những yếu tố trên, các chuyên gia sẽ chỉ định phương pháp trị bệnh vẩy nến phù hợp cho các mẹ.

điều trị bệnh vẩy nến khi mang thai
Phụ nữ mang thai bị vẩy nến nên đến cơ sở y tế thăm khám để có biện pháp trị bệnh phù hợp.

1. Thuốc điều trị bệnh vẩy nến khi mang thai

Các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến cho phụ nữ đang mang thai hiện nay là:

# Kem và thuốc mỡ bôi da

Kem dưỡng ẩm, chất làm mềm da, hỗn hợp dầu khoáng và sáp (petroleum jelly) giúp cải thiện tình trạng khô da, bong tróc vảy. Đây là giải pháp điều trị tại chỗ được chỉ định cho phụ nữ mang thai trong suốt cả thai kỳ.

Thuốc Steroid liều thấp cũng khá an toàn cho đối tượng mang thai. Tuy nhiên, không dùng loại thuốc trên trong giai đoạn đang cho con bú.

# Phương pháp điều trị vẩy nến bằng tia (UVB) dải hẹp

Điều trị bệnh vẩy nến bằng tia (UVB) dải hẹp được thực hiện bằng cách soi tia UVB lên vùng da bị vẩy nến. Phương pháp có tác dụng ngăn chặn tình trạng tăng sinh tế bào da. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định quang trị liệu UVA (tia cực tím có bước sóng sâu, rộng) trong trường hợp vẩy nến phát triển dày, nghiêm trọng. Tuy nhiên phương pháp này không được khuyến khích với phụ nữ đang mang thai vì có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.

*** Một số thuốc điều trị bệnh vẩy nến khi mang thai cần tránh

Phụ nữ đang mang thai cần tránh các loại thuốc liệt kê sau đây vì chưa có nghiên cứu xác thực được độ an toàn khi dùng. Cụ thể:

  • Thuốc điều trị tại chỗ: cool tar (dẫn xuất của than đá).
  • Thuốc sinh học: adalimumab (Humira), etanercept (Enbrel), và Infliximab (Remicade).

Một số loại thuốc sau không an toàn cho bé, mẹ cần hạn chế sử dụng, gồm:

  • Methotrexate (Trexall): Thuốc gây sẩy thai, hở hàm ếch và một số dị tật bẩm sinh khác ở trẻ. Methotrexate cũng có thể gây một số vấn đề liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể ở cả nam và nữ nên phụ nữ mang thai cần ngưng dùng nếu muốn thụ thai.
  • Retinoid đường uống như acitretin (Soriatane): Thuốc gây dị tật bẩm sinh ở trẻ nếu mẹ dùng trong ba tháng đầu thai kỳ. Chính vì rủi ro cao nên các chuyên gia khuyên phụ nữ nên đợi 2 năm sau khi ngừng thuốc mới tiến hành thụ thai.
  • Retinoid tại chỗ: Mặc dù rủi ro không cao như bằng thuốc uống nhưng Retinoid tại chỗ vẫn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Các Retinoid tại chỗ cần tránh đó là tazarotene (Avage, Tazorac). Nên ngừng dùng thuốc ít nhất 2 tuần khi có ý định thụ thai.
  • Psoralen kết hợp với tia cực tím A (PUVA): Một số nghiên cứu chứng minh được quang trị liệu là giải pháp trị bệnh an toàn cho phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, một số khác lại cho thấy phương pháp trên có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ sơ sinh. Do đó, phụ nữ mang thai nên cần đặc biệt cẩn thận, tốt nhất là tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng trị liệu.
  • Calcipotriene (Calcitren, Dovonex, Sorilux):  Tương tự như phương pháp Psoralen kết hợp với tia cực tím A (PUVA), chưa có đủ dữ liệu để khẳng định tính an toàn của các loại kem trên trong điều trị bệnh vẩy nến ở đối tượng phụ nữ đang mang thai. Do đó, nên hạn chế sử dụng trong thai kỳ.

2. Điều trị bệnh vẩy nến khi mang thai không dùng thuốc

Một số phụ nữ đang mang thai không muốn dùng thuốc điều trị vì sợ dược chất ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ được chỉ định một số phương pháp trị bệnh an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé bằng cách thay đổi lối sống và cách sinh hoạt hằng ngày như giảm căng thẳng, tắm nắng, bôi kem dưỡng ẩm.

III. Cách phòng bệnh vẩy nến khi mang thai

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng những lớp da nổi mảng đỏ, sần sùi, bong tróc do vẩy nến thường gây mất thẩm mỹ, khiến cho không ít chị em thiếu tự tin. Do đó, phụ nữ đang mang thai nên có những biện pháp phòng ngừa bệnh ngay từ sớm.

  • Giữ ẩm cho da: Đây là cách ngăn chặn bệnh vẩy nến bùng phát khá hiệu quả. Người bệnh nên bôi kem dưỡng ẩm bôi hằng ngày sau khi tắm để kem thấm nhanh và sâu. Bên cạnh đó, các bà mẹ nên đầu tư máy làm ẩm không khí để dưỡng ẩm cho da mà không lo kích ứng.
  • Thường xuyên tắm nắng: Tia UVB, UVA có trong ánh sáng mặt trời có tác dụng làm chậm quá trình tăng sinh tế bào da. Phụ nữ mang thai nên tắm nắng thường xuyên để đẩy lùi bệnh.
  • Tránh căng thẳng: Phụ nữ mang thai cần thư giãn, thoải mái, tránh căng thẳng vì chúng có thể kích hoạt bệnh vẩy nến bùng phát.
  • Không hút thuốc lá hay uống nhiều rượu bia: Nicotin trong khói thuốc lá làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh vẩy nến, còn rượu có thể gây tương tác, làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị bệnh. Vì thế, phụ nữ đang mang thai cần đặc biệt tránh xa.
  • Có chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh: Phụ nữ mang thai bị bệnh vẩy nến nên bổ sung những thực phẩm giàu Omega 3 như cá hồi, hạt óc chó…
  • Mặc quần áo rộng rãi: Nên chọn chất liệu quần áo là vải coton, tránh mặc đồ dạ, nỉ vì chúng khó thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh.

Trên đây là một số giải đáp về bệnh vẩy nến ở phụ nữ mang thai. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn đọc.

Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và điều trị chuyên khoa.

HỮU ÍCH:

Vẩy nến phấn hồng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Vẩy nến phấn hồng (Pityriasis rosea) là một loại phát ban tạm thời thường bắt đầu như xuất hiện đốm...

Bệnh vẩy nến ở tai – Cách nhận biết, điều trị và phòng ngừa

Rất hiếm khi vẩy nến xuất hiện ở tai nhưng nó có thể gây ra một số vấn đề nghiêm...

Tìm hiểu về bệnh vảy nến thể đảo ngược

Vảy nến thể đảo ngược là vảy nến xuất hiện ở những vùng có nếp kẽ như bẹn, nách, nếp...

Bệnh vảy nến nên ăn gì, kiêng gì giảm nhanh triệu chứng?

Bệnh vảy nến là một căn bệnh tự miễn, phát sinh đồng thời với những triệu chứng khó chịu như...

Mẹo chữa vảy nến bằng lòng đỏ trứng gà chỉ 30p mỗi ngày

Tình trạng các mảng da dày, sần sùi, phủ lớp vảy bạc, khô, nứt nẻ, ngứa... do bệnh vẩy nến...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.