6 cách chữa bệnh vảy nến bằng cây thuốc nam quanh nhà
Nếu bị vảy nến, bạn có thể điều trị bằng các loại cây thuốc nam như sâm đại hành, cây lu lu đực, củ khúc khắc, cây muồng trâu… Những bài thuốc từ các cây thuốc này có thể làm giảm các biểu hiện do bệnh vẩy nến gây ra. Vì thế mà bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Để hiểu rõ hơn về cách chữa bệnh vảy nến bằng thuốc nam, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Các bài thuốc chữa bệnh vảy nến bằng thuốc nam được dùng phổ biến
Vảy nến là một bệnh da liễu rất dễ mắc phải nhưng lại vô cùng khó trong việc điều trị dứt điểm. Tuy ít khi gây ra những vấn đề nghiêm trọng, nhưng chúng lại gây khó chịu cho bệnh nhân. Chưa hết, vì đây là bệnh ngoài da nên nó còn làm mất đi tính thẩm mỹ, khiến bệnh nhân mất đi sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Do đó, cần phải áp dụng các biện pháp điều trị càng sớm càng tốt, tránh gặp phải vấn đề nghiêm trọng hơn.
Để chữa trị, bạn có thể dùng cả cách chữa trị từ Tây y, Đông y. Tuy nhiên, áp dụng các bài thuốc dân gian trị bệnh vảy nến là phương pháp được nhiều người áp dụng. Dưới đây là một số bài thuốc chữa vảy nến bằng thuốc nam mà bạn có thể tham khảo:
1. Dùng sâm đại hành điều trị vảy nến
Sâm đại hành là một trong những loại cây thuốc nam chữa bệnh vảy nến mang lại hiệu quả tốt. Loại cây này còn được gọi với cái tên là tỏi đỏ. Với đặc tính kháng viêm, sát khuẩn, bổ máu, nó không những được dùng để hỗ trợ điều trị vảy nến mà còn được dùng để chữa nhiều chứng bệnh khác như: Thiếu máu, băng huyết, ho ra máu, viêm phế quản cấp tính và mạn tính, ho, viêm họng, tê bại do thiếu dinh dưỡng… Để chữa bệnh vảy nến bằng thuốc nam từ cây sâm đại hành, bạn có thể áp dụng bài thuốc sau:
+ Cách 1:
- Chuẩn bị: 15 – 20g sâm đại hành.
- Cách thực hiện: Đem sâm đại hành đi rửa sạch, cho vào ấm và sắc lên cùng với nước để uống hàng ngày.
+ Cách 2:
Sử dụng nước sâm đại hành để kết hợp với các loại thuốc tây y dạng thuốc mỡ để bôi lên vùng da bị viêm. Những loại thuốc thường được sử dụng trong trường hợp này là Salixylic 5%, Crizophanic 5%. Kiên trì áp dụng thường xuyên khoảng 2 tháng, các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt.
2. Chữa bệnh vảy nến bằng thuốc nam từ củ khúc khắc
Củ khúc khắc còn có tên gọi khác là thổ phục linh. Củ của của loại cây này được dùng để điều trị các bệnh xương khớp. Ngoài ra nó còn mang lại tác dụng đáng kể trong việc làm giảm các triệu chứng bệnh vảy nến. Vào năm 1961, khoa da liễu của bệnh viện quân y 108 đã dùng củ khúc khắc kết với cây cải trời để chữa bệnh vảy nến và đã mang lại tác dụng tốt. Do đó, nếu bị vảy nến, bạn hoàn toàn có thể dùng loại củ này để chữa bệnh cho bản thân. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị: 80g thổ phục linh, 100g cây cải trời.
- Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu trên đi rửa sạch, cho vào nồi và sắc cùng với khoảng 1 lít nước. Cứ đun với ngọn lửa nhỏ cho đến khi nước trong nồi còn khoảng 300 – 400ml nước thì tắt bếp. Chia lượng thuốc này thành nhiều phần nhỏ để uống trong ngày. Dùng thường xuyên sẽ thấy thuốc mang đến hiệu quả tốt.
3. Điều trị bệnh vảy nến bằng cây lu lu đực
Lu lu đực là một loại cây mọc hoang, thường xuất hiện nhiều ở nước ta. Từ lâu, nó đã được sử dụng để điều trị nhiều bệnh ngoài da khác nhau như vảy nến, mụn nhọt, mẩn ngứa, vảy nến.
Để dùng cây lu lu đực chữa bệnh vẩy nến, cách thực hiện rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy cây lu lu mang về rửa sạch, chặt thành từng khúc nhỏ và nấu cùng với nước. Dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị vảy nến. Thực hiện thường xuyên trong thời gian khoảng 3 tháng, các triệu chứng bệnh sẽ được giảm bớt.
4. Chữa bệnh vảy nến bằng thuốc nam từ cây khổ sâm
Khổ sâm có vị đắng, trong thành phần có chứa nhiều chất kháng viêm và các hoạt chất khác như flavonoid, β – sitosterol, alcaloid, acid benzoic, tecpenoid. Do đó, chữa bệnh vảy nến bằng loại cây này cũng sẽ giúp khắc phục bớt các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc vảy do vảy nến gây ra. Sau đây là bài thuốc chữa bệnh vảy nến bằng cây khổ sâm:
- Chuẩn bị: 15g lá khổ sâm, 15g kim ngân, 15g sinh địa, 10g quả ké, 15g huyền sâm.
- Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu này vào ấm, nấu lên với khoảng 1 lít nước. Đun cho đến khi cạn còn khoảng 1 nửa thì tắt bếp và chia lượng thuốc này làm 3 để uống hết trong ngày. Nếu kiên trì áp dụng hàng ngày, các biểu hiện của bệnh sẽ được giảm đi đáng kể.
5. Dùng cây muồng trâu trị vảy nến
Muồng trâu cũng là một loại cây thuốc nam có hiệu quả tốt trong việc khắc phục các triệu chứng bệnh vảy nến. Cách chữa bệnh vảy nến từ cây muồng trâu được tiến hành như sau:
Thu hái ngọn muồng trâu và lá non về, đem đi rửa sạch. Sau đó cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn chúng ra. Đem pha nước cốt lá muồng trâu với kem chữa lác với tỉ lệ 2:1. Dùng bông gòn tẩm hỗn hợp này để thoa lên vùng da bị bệnh. Cứ để nguyên như vậy khoảng 2 tiếng, sau đó đi rửa sạch. Áp dụng cách này một tuần 4 lần để mang lại tác dụng như mong muốn.
6. Chữa bệnh vảy nến bằng thuốc nam từ lá ớt
Để chữa bệnh vảy nến bằng thuốc nam, bạn có thể áp dụng bài thuốc từ lá ớt. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị: Lá ớt tươi, tinh ngà gạo từ cây tre, thiên niên kiện, lá sống đời.
- Cách làm: Đem các nguyên liệu này cho vào ấm, đun sôi thật kỹ với 2 lít nước. Dùng nước này để uống hàng ngày thay cho nước chè. Dùng khoảng 3 ấm, bạn sẽ thấy được hiệu quả mà nó mang lại.
Một số lưu ý khi dùng thuốc Nam chữa vảy nến
Sử dụng thuốc Nam (thảo dược truyền thống) để trị bệnh vảy nến cần chú ý một số điều sau đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Để đảm bảo không gây hại hoặc tương tác xấu với thuốc đang dùng.
- Nguồn gốc và chất lượng thảo dược: Sử dụng thảo dược từ nguồn uy tín để tránh nhiễm độc.
- Liều lượng và cách dùng: Tuân thủ hướng dẫn về liều lượng và cách sử dụng.
- Kiên nhẫn và theo dõi: Thảo dược cần thời gian để thấy hiệu quả, cần theo dõi triệu chứng kỹ trong quá trình sử dụng.
- Tác dụng phụ và dị ứng: Ngừng dùng và đi khám bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường nào sau khi dùng thuốc.
- Bảo quản đúng cách: Thuốc nam cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng.
- Không tự ý chẩn đoán và điều trị: Luôn tìm sự hướng dẫn từ chuyên gia y tế trước khi dùng.
Trên đây là những cách chữa bệnh vảy nến bằng thuốc Nam mà chúng tôi tổng hợp được. Khi điều trị, cần áp dụng các bài thuốc này thường xuyên, lâu dài mới mang đến hiệu quả tốt. Đồng thời, phải chú ý xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp hỗ trợ, KHÔNG THỂ THAY THẾ THUỐC CHỮA BỆNH, nếu còn bất cứ băn khoăn nào vui lòng liên hệ với Bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn trước khi sử dụng.
Có thể bạn quan tâm
- Vảy nến trên mặt: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- Bị vảy nến có tắm biển được không? Tốt hay xấu?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!