Nứt kẽ hậu môn ở trẻ: Cách điều trị và những điều cần lưu ý
Có đến 80% trẻ em bị nứt kẽ hậu môn trong những năm tháng đầu đời. Nếu không được điều trị sớm, nứt kẽ hậu môn ở trẻ có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Nắm rõ các thông tin về tình trạng này sẽ giúp các bậc cha mẹ dễ dàng hơn trong việc điều trị và phòng bệnh cho con.
I/ Tổng quan về bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ em là một bệnh lý phổ biến. Theo thống kê, có đến 80% trẻ nhỏ gặp phải tình trạng này trong những năm đầu đời.
Cũng giống như nứt kẽ hậu môn ở người trưởng thành, nứt kẽ hậu môn ở trẻ là tình trạng niêm mạc ống hậu môn bị rách. Mặc dù nó chỉ là một tổn thương nhỏ nhưng lại khiến hoạt động đại tiện của bé trở nên khó khăn, đôi khi có lẫn cả máu trong phân. Điều này khiến cho không ít phụ huynh hoang mang và lo lắng cho con.
Nguyên nhân
Bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ thường do nhiều nguyên nhân gây ra.Tuy nhiên, bị táo bón được xem là nguyên nhân thường gặp nhất. Bởi khi bị táo bón, khối phân trở nên cứng và to hơn bình thường. Do đó, trong quá trình đại tiện, niêm mạc hậu môn dễ bị tổn thương dẫn đến nứt kẽ. Táo bón lâu ngày cũng dễ gây ra tâm lý sợ đại tiện ở trẻ. Tình trạng này làm tăng nguy cơ táo bón mạn tính, tạo thành vòng xoắn bệnh lý và ảnh hưởng xấu đến cả toàn bộ hệ tiêu hóa của bé.
Ngoài ra, trẻ bị nứt kẽ hậu môn còn do một số nguyên nhân khác như:
- Bé có thói quen rặn khi đi đại tiện. Điều này làm cho lực đẩy để tống phân qua ống hậu môn trở nên mạnh hơn. Nó làm tăng áp lực cho niêm mạc hậu môn gây nên các vết rách.
- Viêm loét đại tràng hoặc viêm hậu môn vùng trực tràng cũng có thể dẫn đến bệnh nứt kẽ hậu môn.
- Có đến 80% trẻ em bị nứt kẽ hậu môn không xác định được nguyên nhân.
Triệu chứng bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ
Trẻ em bị nứt hậu môn thường có các biểu hiện rõ ràng, dễ nhận biết. Dưới đây là một số triệu chứng thường thấy khi bé bị nứt kẽ hậu môn:
- Bé thường quấy khóc và cảm thấy khó chịu mỗi khi đi đại tiện.
- Sau khi đại tiện, thấy phân của trẻ cứng, tạo thành khối lớn và có thể có cả máu bọc bên ngoài.
- Với những trẻ lớn hơn, bé thường có xu hướng nhịn đi tiêu để giảm cảm giác đau đớn.
- Ngứa hoặc thấy kích ứng vùng hậu môn.
- Nếu kiểm ta kỹ hậu môn sẽ phát hiện thấy một vết rách dọc theo vùng da của ống hậu môn.
Thông thường, bệnh sẽ tự lành trong khoảng vài tuần nếu bé hết táo bón. Tuy nhiên, trường hợp bệnh kéo dài trên 6 tuần thì có khả năng chuyển thành mãn tính. Đây được xem là một trong những biến chứng phổ biến nhất ở trẻ. Các vết nứt có thể tái phát sau khi được chữa lành, đồng thời chúng sẽ làm tổn thương liên tục mô dọc.
Bên cạnh đó, một khi vết rách xâm nhập đến lớp cơ vòng hậu môn sẽ làm cho cơ co thắt. Tình trạng này có thể làm cho vết rách trở nên rộng hơn, khó lành hơn. Bé cần phải được điều trị bằng phẫu thuật mới có thể khắc phục được tình trạng này.
II/ Điều trị và phòng ngừa bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em
Một số giải pháp có thể giúp phòng ngừa và điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn cho trẻ hiệu quả. Bao gồm:
Điều trị
Do đây là một bệnh thường gặp ở trẻ, nên chúng có thể tự được chữa lành bằng các biện pháp không phẫu thuật. Với những trường hợp này, các triệu chứng có thể biến mất khoảng 2 tuần, nhưng để lành lại hoàn toàn thì cần phải kéo dài đến 8 tuần. Sau thời gian này mà bệnh chưa khỏi, bé có thể được chỉ định làm phẫu thuật.
Nếu trẻ bị nứt kẽ hậu môn, việc cần làm trước tiên là phải thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống cho phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp các mẹ có thể tham khảo và áp dụng:
- Thường xuyên thay tã và luôn giữ vùng hậu môn của bé được sạch sẽ.
- Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung thêm chất xơ, các thực phẩm giàu vitamin. Bên cạnh đó, không để bé ăn những đồ ăn được chế biến sẵn, thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ.
- Cho bé tập thể dục hoặc vận động bằng các bài tập nhẹ nhàng.
- Có thể cho bé sử dụng các loại thuốc nhuận tràng để làm mềm phân.
Nếu áp dụng các biện pháp trên mà bệnh vẫn không được khắc phục. các bác sĩ sẽ chỉ định thêm cho trẻ dùng các loại kem chứa thuốc để bôi hoặc viên nhét hậu môn. Các loại thuốc được chỉ định đều ở dạng thuốc corticosteroid dùng cho trực tràng. Bên cạnh đó, các loại thuốc mỡ có chứa hydrocortisone cũng sẽ được sử dụng để làm giảm cảm giác khó chịu và các phản ứng gây viêm.
Trong trường hợp dùng thuốc mà tình trạng nứt hậu môn vẫn không khỏi và bệnh có nguy cơ chuyển sang mạn tính, bé sẽ được chỉ định làm phẫu thuật. Do đó, nó được xem là phương pháp cuối cùng để điều trị nứt kẽ hậu môn.
Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt một phần cơ vòng hậu môn để giảm đau, giảm co thắt và giúp vết thương mau lành. Khi thực hiện phẫu thuật cắt cơ vòng hậu môn, bác sĩ sẽ cắt bỏ vết nứt và cả các mô xung quanh. Đây là phương pháp an toàn, ít gây biến chứng.Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn, sau khi được phẫu thuật, bé cần phải được ở lại bệnh viện để tiện theo dõi.
Gợi ý: 6 cách điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà an toàn cho bé
Cách phòng bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ em
Việc thay đổi các thói quen sinh hoạt và ăn uống cho bé không những giúp bệnh mau được chữa lành hơn mà còn giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh. Do đó, các mẹ có thể tham khảo những biện pháp dưới đây để áp dụng cho con, cũng như cho chính bản thân mình:
- Để giảm đau và ngứa hậu môn, có thể ngâm rửa hậu môn trong nước ấm khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 15 – 30 phút.
- Nên ăn nhiều chất xơ, mỗi ngày bổ sung khoảng 20 – 35g chất xơ là tốt nhất. Tuy nhiên, tăng lượng chất xơ cho cơ thể cũng cần phải thực hiện từ từ. Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng đầy hơi, sình bụng.
- Phải uống nhiều nước, có thể bổ sung thêm các loại nước ép rau củ cho cơ thể. Nó sẽ giúp ngăn ngừa được tình trạng táo bón. Do đó mà hạn chế được nguy cơ mắc bệnh cho bản thân.
- Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao. Điều này sẽ làm tăng nhu động ruột, làm cho máu huyết lưu thông giúp quá trình đại tiện được diễn ra dễ dàng hơn.
- Nên dặn dò trẻ đi tiêu không nên rặn để tránh tạo áp lực gây rách ống hậu môn.
Trên đây là các thông tin cần biết về bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ và một số biện pháp phòng ngừa. Với trẻ nhỏ, dù mắc phải chứng bệnh gì cũng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe và sự phát triển. Do đó, tốt nhất là các bậc phụ huynh nên đưa bé đi khám và điều trị sớm khi thây con có những dấu hiệu không bình thường.
ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Bị nứt kẽ hậu môn nên ăn và kiêng gì mau khỏi?
- Các loại thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn bạn nên thử
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!