Viêm bàng quang: Nguyên nhân – Triệu chứng – Thuốc điều trị

Viêm bàng quang là tình trạng viêm do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường gây đau đớn và khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là trong trường hợp nhiễm trùng lây lan đến thận.

Điều trị bệnh viêm bàng quang
Viêm bàng quang là một trong những bệnh của đường tiết niệu khá phổ biến.

Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...

Viêm bàng quang hay còn gọi là nhiễm trùng bàng quang là một bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân là do vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong bàng quang. Hoặc cũng có thể là do ảnh hưởng của thuốc hoặc một số phương pháp điều trị như xạ trị. Ngoài ra, viêm bàng quang có thể là một trong những biến chứng của căn bệnh nào đó.

Theo thống kê, phụ nữ thường dễ mắc phải bệnh viêm bàng quang hơn nam giới. Đặc biệt ở những phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ phải có ít nhất một lần bị viêm bàng quang cấp. Và một khi bệnh khởi phát thường có nguy cơ tái nhiễm rất cao. Theo các chuyên gia, yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh ở phụ nữ là do niệu đạo của nữ giới thường rất ngắn. Do đó, vi khuẩn ở xung quanh vùng tầng sinh môn có thể thâm nhập vào bàng quang một cách dễ dàng. Còn ở nam giới, nguyên nhân gây viêm bàng quang chủ yếu là do tắc nghẽn đường tiểu do sỏi thận, sỏi niệu quản hoặc do dị dạng đường tiểu, phì đại tiền liệt tuyến mà ra.

I. Nguyên nhân gây viêm bàng quang

Viêm bàng quang xảy ra có thể là do các nguyên nhân dưới đây.

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Dùng một số loại thuốc
  • Do tiếp xúc với tia bức xạ
  • Do sản phẩm vệ sinh gây kích ứng
  • Hoặc do sử dụng liên tục một ống thông

Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại viêm bàng quang mà nguyên nhân gây bệnh thường không giống nhau. Cụ thể:

#. Viêm bàng quang do vi khuẩn

Viêm bàng quang là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu qua niệu đạo rồi ngược dòng lên. Trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều do vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) gây ra. Nhiễm trùng bàng quang do vi khuẩn có thể xảy ra ở những người phụ nữ do quan hệ tình dục. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không quan hệ tình dục vẫn mắc phải bệnh. Nguyên nhân có thể là do vùng sinh dục nữ có chứa vi khuẩn gây viêm bàng quang.

#. Viên bàng quang do thuốc

Một số loại thuốc trị liệu, đặc biệt là thuốc hóa trị như ifosfamide và cyclophosphamide có thể gây viêm bàng quang. Thông thường, thuốc đi vào cơ thể và cuối cùng thoát ra ngoài bằng hệ thống tiết niệu. Các chất phân giải trong thuốc có thể gây kích thích bàng quang dẫn đến viêm

#. Viêm bàng quang phóng xạ

Thông thường, các phương pháp xạ trị thường được sử dụng để điều trị các khối u và tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, trong quá tình chữa trị, các tia phóng xạ cũng có thể phá hủy và làm tổn thương các tế bào mô khỏe mạnh. Chính vì vậy, điều trị bức xạ, đặc biệt là ở vùng xương chậu có thể khiến bàng quang bị viêm.

Nguyên nhân gây bệnh viêm bàng quang
Sử dụng một ống thông tiểu trong thời gian dài có thể gây viêm bàng quang

#. Viêm bàng quang do dùng ống thông tiểu

Ống thông nước tiểu được sử dụng với mục đích giúp giải phóng nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Tuy nhiên, việc dùng liên tục một ống thông trong một khoảng thời gian dài có thể làm hỏng các mô trong đường tiết niệu và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vi khuẩn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến viêm quang.

#. Viêm bàng quang hóa học

Một số sản phẩm vệ sinh có thể gây kích ứng bàng quang và dẫn đến viêm. Cụ thể như:

  • Dung dịch vệ sinh phụ nữ
  • Kem thuốc diệt tinh trùng
  • Tắm bồn với hóa chất tạo bọt

#. Viêm bàng quang do điều kiện khác

Bệnh viêm bàng quang xảy ra cũng có thể do các nguyên nhân sau:

  • Bệnh sỏi thận
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh tiền liệt tuyến
  • Chấn thương cột sống
  • Hoặc HIV

II. Triệu chứng của bệnh viêm bàng quang là gì?

Dưới đây là một số triệu chứng viêm bàng quang thường gặp, nếu thấy bản thân xuất hiện những biểu hiện này, bạn nên tiến hành thăm khám sớm.

  • Đi tiểu thường xuyên
  • Nước tiểu đục và có mùi mạnh
  • Muốn đi tiểu sau khi vừa làm trống bàng quang
  • Đau khi quan hệ
  • Chuột rút ở bụng hoặc lưng

Ngoài các triệu chứng nêu trên, bệnh có thể gây ra nhiều biểu hiện khác nhau. Trong trường hợp nhiễm trùng bàng quang lan đến thận, người bệnh có thể gặp những dấu hiệu sau:

  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Ớn lạnh
  • Đau ở vùng lưng hoặc hông

Ngoài ra, một số trường hợp thấy xuất hiện máu trong nước tiểu hoặc có cảm giác sốt khi bị bệnh. Tuy nhiên, đây không phải là triệu chứng của bệnh viêm bàng quang. Biểu hiện này xảy ra có thể liên quan đến triệu chứng của nhiễm trùng thận. VÌ vậy, khi thấy dấu hiệu này, người bệnh nên tìm kiếm sự chăm sóc từ y tế ngay lập tức.

III. Chẩn đoán bệnh viêm bàng quang bằng cách nào?

Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân lấy mẫu nước tiểu để xác định nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời, cách làm này cũng giúp họ kiểm tra được nhiễm trùng tiểu. Ngoài ra, bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm bàng quang bằng những cách sau đây.

  • Nội soi bàng quang: Bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra bàng quang của người bệnh bằng cách sử dụng một ồng mỏng có đầu nhỏ gắn ánh sáng và camera. Sau khi đưa vật đến bàng quang, họ sẽ sử dụng đầu ống soi để lấy mẫu mô và tiến hành thử nghiệm sinh thiết.
  • Chụp X – quang hoặc siêu âm: Các xét nghiệm hình ảnh thường không cần thiết. Tuy nhiên, chúng khá hữu ích trong việc chẩn đoán bệnh viêm bàng quang, giúp loại trừ nguyên nhân gây bệnh.

IV. Bệnh viêm bàng quang được điều trị như thế nào?

Viêm bàng quang nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng thận và xuất hiện máu trong nước tiểu. Vì vậy, khi thấy triệu chứng bất thường, người bệnh không nên chậm trễ mà hãy thăm khám và điều trị sớm.

Thuốc trị viêm bàng quang
Thuốc kháng sinh là lựa chọn đầu tiên để điều trị bệnh viêm bàng quang.

Nhìn chung, viêm bàng quang do nhiễm vi khuẩn thường được điều trị bằng kháng sinh. Còn đối với trường hợp không nhiễm vi khuẩn, phương pháp chữa trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

#. Điều trị viêm bàng quang do nhiễm khuẩn

Thông thường, kháng sinh chính là lựa chọn đầu tiên để cải thiện viêm bàng quang do vi khuẩn. Tuy nhiên, liều lượng và thời gian sử dụng thuốc trong bao lâu còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, cơ địa và mức độ tái phát bệnh của mỗi người. Chẳng hạn như,

  • Viêm bàng quang lần đầu tiên: Trong trường hợp này, triệu chứng bệnh có thể sẽ được cải thiện đáng kể trong vòng 1 ngày hoặc với thời gian lâu hơn sau khi điều trị bằng kháng sinh. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, bệnh nhân có thể dùng thuốc kháng sinh từ 3 ngày đến 1 tuần, thậm chí có thể lâu hơn. Cho dù thời gian điều trị là bao lâu, để đảm bảo nhiễm trùng biến mất hoàn toàn, bệnh nhân nên uống thuốc theo đúng liệu trình bác sĩ đưa ra.
  • Trường hợp tái phát nhiễm trùng: Nếu bạn bị nhiễm trùng tái phát, thuốc kháng sinh vẫn là lựa chọn điều trị hữu ích. Tuy nhiên, liều lượng và thời gian dùng có thể lâu hơn. Ngoài ra, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tiến hành kiểm tra để đánh giá xem có bất thường nào về đường tiết niệu hay không. Song song đó, họ sẽ thay đổi loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.

#. Điều trị viêm bàng quang không nhiễm trùng

Cách duy nhất để điều trị viêm bàng quang không nhiễm trùng ngoài việc uống thuốc, người bệnh có thể tránh xa các chất gây viêm. Chẳng hạn nên tránh xa hoặc thay đổi loại thuốc diệt tinh trùng, dung dịch vệ sinh hoặc bột tạo bọt trong bồn tắm. Cách làm này không chỉ giúp cải thiện triệu chứng bệnh mà còn giúp ngăn ngừa các đợt viêm bàng quang tái phát tiếp theo.

Ngoài ra, trong trường hợp viêm bàng quang do thuốc, bệnh nhân nên ngừng sử dụng những loại thuốc đó một thời gian. Bệnh nhân cũng có thể điều trị bệnh bằng cách kéo dài bàng quang bằng nước hoặc khí. Còn đối với tình trạng viêm bàng quang do hóa trị hoặc xạ trị, một số loại thuốc có thể giúp làm sạch bàng quang và cải thiện viêm.

⇒ Nhìn chung, để cải thện viêm bàng quang nhiễm không hay không nhiễm khuẩn, ngoài dùng thuốc kháng sinh, bệnh nhân có thể giảm bớt sự khó chịu do bệnh gây ra bằng những phương pháp chăm sóc tại nhà như dùng thuốc giảm đau. Mặt khác, làm sạch vùng xương chậu hoặc chườm ấm vùng lưng và bụng cũng là cách giúp khắc phục bệnh. Bên cạnh đó, phẫu thuật cũng là giải pháp có thể lựa chọn để cải thiện bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ dùng phổ biến ở những bệnh nhân bị viêm bàng quang mãn tính.

V. Biện pháp phòng ngừa viêm bàng quang

Viêm bàng quang có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, thay vì tìm kiếm phương pháp điều trị, bạn nên ngăn ngừa bệnh ngay từ đầu. Phụ nữ có thể phòng ngừa bệnh bằng cách thường xuyên vệ sinh vùng sinh dục. Đặc biệt là sau khi đi vệ sinh để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn từ phân vào đường bàng quang. Bên cạnh đó, chị em cũng nên tránh xa các sản phẩm vệ sinh có thể gây kích ứng bàng quang.

Viêm bàng quang có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy, khi thấy bản thân xuất hiện bất lỳ triệu chứng bất thường nào, bạn nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra.

ThuocDanToc.VN không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị y khoa.

Viêm bàng quang có nguy hiểm không khi phát hiện muộn?

Hầu hết các trường hợp viêm bàng quang đều đáp ứng tốt với điều trị nội khoa và dứt điểm...

Người bệnh viêm bàng quang nên khám chữa bệnh ở những bệnh viện uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, có cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng cao.

Chữa viêm bàng quang ở đâu, bệnh viện nào tốt?

Người bệnh viêm bàng quang có thể chữa bệnh ở những cơ sở y tế uy tín, đã được Bộ...

Viêm bàng quang ở trẻ em – Xem thường coi chừng mang họa

Viêm bàng quang ở trẻ em có thể gây viêm bể thận, viêm thận và dẫn đến suy thận mãn...

Viêm bàng quang khi mang thai do đâu? Có nên dùng thuốc điều trị?

Sự thay đổi đột ngột của cơ thể trong thời gian thai kỳ chính là nguyên nhân khiến các vấn...

9 dấu hiệu viêm bàng quang tuyệt đối không được chủ quan

Viêm bàng quang là một căn bệnh nhiễm trùng khá phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ. Viêm bàng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.