Bệnh sỏi thận: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sỏi thận là tình trạng tích tụ các khoáng chất bên trong lớp lót của thận. Chúng thường là canxi cùng một số hợp chất khác. Sỏi thận có thể phát triển to đến mức bằng kích thước của một quả bóng golf hoặc chiếm hết thể tích của quả thận.

Những viên sỏi thận tuy không ảnh hưởng nhiều đến hệ thống đường tiết niệu. Nhưng bệnh nhân có thể bị đau đớn khi những viên sỏi này rời khỏi cơ thể.

Sỏi thận
Sỏi thận là căn bệnh tích tụ khoáng chất trong thận và các cơ quan tiết niệu

I. Nguyên nhân và triệu chứng của chứng sỏi thận

1. Nguyên nhân gây sỏi thận

Nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh sỏi thận là tình trạng thiếu nước trầm trọng trong cơ thể. Các bác sĩ thường tìm thấy sỏi thận bên trong những người uống ít hơn tám ly nước mỗi ngày.

Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước để pha loãng axit uric – một thành phần trong nước tiểu khiến cho thận và hệ thống nước tiểu có tính axit hơn. Lâu ngày, môi trường axit có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận.

Bên cạnh đó, có rất nhiều lý gây nên tình trạng sỏi thận mà bạn cần biết:

  • Các nguyên nhân y tế như bệnh Crohn, nhiễm trùng đường tiết niệu, cường tuyến giáp… đều làm tăng nguy cơ sỏi thận
  • Sỏi thận thường gặp nhiều ở nam giới từ 30 – 50 tuổi hoặc trong gia đình có người từng có tiền sử sỏi thận
  • Người đã từng bị bệnh sỏi thận
  • Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận như topiramate (Topamax) – một loại thuốc thường được kê đơn để điều trị co giật và đau nửa đầu
  • Bổ sung dư thừa vitamin D và canxi góp phần hình thành sỏi thận
  • Chế độ ăn giàu protein và natri nhưng ít canxi
  • Lối sống lười vận động, béo phì, huyết áp cao
  • Biến chứng của phẫu thuật cắt dạ dày, bệnh viêm ruột và tiêu chảy mạn tính.

2. Triệu chứng của bệnh sỏi thận

Một viên sỏi thận thường không có triệu chứng rõ rệt cho đến khi nó di chuyển vào niệu đạo. Khi các triệu chứng sỏi thận trở nên rõ ràng, người bệnh thường có những dấu hiệu điển hình sau đây:

  • Đau dữ dội ở một hoặc cả hai bên háng
  • Có lẫn máu trong nước tiểu
  • Buồn nôn và nôn
  • Xuất hiện mủ trong nước tiểu
  • Giảm lượng nước tiểu khi bài tiết
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Đi tiểu liên tục
  • Đau bụng và vùng thắt lưng
  • Sốt và ớn lạnh thường xuyên.
đau bụng
Sỏi thận khiến bệnh nhân bị đau tức vùng hông và đau ngang thắt lưng

3. Biến chứng của bệnh sỏi thận

Sỏi thận tồn tại bên trong cơ thể thường dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm tắc nghẽn ống nối giữa thận với bàng quang gây cản trở nước tiểu rời khỏi cơ thể.

Theo nhiều nghiên cứu, những người bị sỏi thận có nguy cơ gia tăng đáng kể chứng bệnh suy thận mạn tính. Khiến họ phải chạy thận nhân tạo hoặc thay thận.

Xem chi tiết: Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? Gây biến chứng gì?

II. Điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi thận

1. Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất và nhận xét các dấu hiệu điển hình như đau ở háng hoặc khu vực gần thận. Sau đó bệnh nhân sẽ tiến hành thực hiện một số xét nghiệm để có thể giúp xác minh sự tồn tại của sỏi thận:

  • Phân tích nước tiểu: Bác sĩ sẽ tiến hành xem xét trong nước tiểu có lẫn tế bào hồng cầu hay không để xác định dấu hiệu xuất hiện sỏi thận.
  • Chụp CT: Đây là một trong những cách kiểm tra sỏi thận phổ biến. Chụp CT để xác định trạng thái của niệu quản, bàng quang và thận xem có sự tồn tại của sỏi hay không. Nếu có thì bác sĩ sẽ xác định kích thước và vị trí chính xác của sỏi thận để có phương hướng xử lý phù hợp.
  • Siêu âm: Đây là một phương pháp đã được chứng minh là có tỷ lệ phát hiện cao trong việc chẩn đoán sỏi thận.

2. Điều trị sỏi thận

Điều trị sỏi thận chủ yếu tập trung vào triệu chứng đau đớn mà sỏi thận gây ra. Nếu người bệnh từng có tiền sử sỏi thận thì bác sĩ có thể hướng dẫn phương pháp điều trị tại nhà. Những người chưa bao giờ bị sỏi thận nên nói chuyện với bác sĩ để có phương pháp điều trị thích hợp:

  • Nếu phải nhập viện, bác sĩ có thể cho bệnh nhân bù nước thông qua ống tiêm tĩnh mạch và thuốc chống viêm.
  • Thuốc giảm đau được áp dụng để giảm đau đớn khi sỏi đi vào niệu đạo. Ngoài ra còn có thuốc chống nôn nếu xuất hiện tình trạng buồn nôn và nôn.
  • Bác sĩ tiết niệu có thể thực hiện liệu pháp sóng xung kích được gọi là lithotripsy nhằm phá vỡ sỏi thận thành những mảnh nhỏ hơn và cho phép nó đi qua niệu đạo thông qua nước tiểu.
  • Những người có sỏi lớn nằm trong khu vực khá nguy hiểm thì được khuyến cáo phẫu thuật để lấy sỏi qua vết mổ ở lưng hoặc chèn một ống mỏng vào niệu đạo.

Tham khảo thêmTán sỏi thận qua da: Thông tin nên biết về phương pháp điều trị này

3. Biện pháp khắc phục tại nhà

Có một số phương pháp được chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện tại nhà để giảm tác động của sỏi thận và hỗ trợ tích cực trong việc điều trị:

uống nhiều nước
Khi bị sỏi thận, nên uống nhiều nước để hạn chế triệu chứng của bệnh
  • Uống đủ nước để thu hẹp sỏi và hạn chế tích tụ axit uric trong sỏi.
  • Dùng nhiều nước chanh và ăn nhiều dứa để chất axit có thể làm giảm kích thước sỏi
  • Ăn nhiều rau được khuyến khích cho người bệnh sỏi thận
  • Nên đun sôi đậu thận (đậu tây) trong 6 giờ và lọc lấy nước uống
  • Ăn nhiều thực phẩm bảo vệ thận như táo, nho, lựu, húng quế, cần tây…

Khi bạn thấy đau đớn khi đi tiểu và nghi ngờ bị sỏi thận, nên đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt, tránh chần chừ để lâu khiến bệnh nguy hiểm và biến chứng nghiêm trọng.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Chữa sỏi thận bằng quả dứa với những cách đơn giản

Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn có thể tận dụng các nguyên liệu thiên nhiên để hỗ trợ điều trị...

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính là gì? – Thông tin không thể bỏ qua

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính là tình trạng viêm tuyến tiền liệt kéo dài trong 3 tháng hoặc lâu hơn....

Siêu âm tiền liệt tuyến

Siêu âm tiền liệt tuyến có tác dụng gì? Cần chuẩn bị gì?

Kỹ thuật siêu âm tiền liệt tuyến sử dụng sóng âm thanh tác động vào mô và phản ánh ra...

Hoại tử ống thận cấp: Nguyên nhân – triệu chứng – điều trị

Hoại tử ống thận cấp là thuật ngữ đề cập đến tổn thương tại các cấu trúc hình ống trong...

Viêm bàng quang khi mang thai do đâu? Có nên dùng thuốc điều trị?

Sự thay đổi đột ngột của cơ thể trong thời gian thai kỳ chính là nguyên nhân khiến các vấn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *