Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì để giảm triệu chứng bệnh?

Viêm đường tiết niệu là vấn đề sức khỏe gặp ở cả nam và nữ. Bệnh lý này thường do vi khuẩn xâm nhập vào thận, niệu đạo và bàng quang. Để ức chế sự phát triển của vi khuẩn và cải thiện các triệu chứng, bác sĩ thường dựa vào tình trạng cụ thể để chỉ định loại thuốc phù hợp.

viêm đường tiết niệu uống thuốc gì
Bệnh nhân viêm đường tiết niệu nên uống thuốc gì ?

Bị viêm đường tiết niệu nên uống thuốc gì?

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn. Do đó, bác sĩ thường chỉ định thuốc kháng sinh để điều trị bệnh lý này.

Tùy vào mức độ của các triệu chứng, tình trạng sức khỏe và khả năng hấp thu thuốc của từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.

Dưới đây là những loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng để giảm triệu chứng do viêm đường tiết niệu gây ra.

1. Cephalexin

Cephalexin hay còn gọi là Cefalexin là một loại kháng sinh phổ biến. Loại thuốc này được dùng để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn.

Cephalexin có tác dụng với các vi khuẩn gram dương (phế cầu, liên cầu và tụ cầu), vi khuẩn gram âm (E.coli, Staphylococcus, Enterococcus,…).

viêm tiết niệu uống thuốc gì
Cephalexin là loại thuốc kháng sinh được dùng phổ biến trong điều trị viêm đường tiết niệu

Liều dùng điều trị:

  • Trẻ em từ 5 – 12 tuổi: Dùng 250mg/ lần, uống 3 liều/ ngày
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Dùng 500mg/ lần, uống 3 liều/ ngày
  • Người lớn: Dùng 500mg/ lần, uống 3 liều/ ngày

Liều dùng dự phòng tái phát:

  • Dùng 125mg/ ngày (nên dùng vào buổi tối)
  • Có thể dùng liên tục trong vài tháng

Sử dụng Cephalexin có thể khiến bạn gặp một số tác dụng không mong muốn, như: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa, giảm bạch cầu trung tính, nổi mề đay,…

2. Ceftriaxone

Ceftriaxone thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Thuốc được hấp thu kém qua đường tiêu hóa, chuyển hóa qua gan và thải trừ qua thận. Do đó, bệnh nhân suy gan, suy thận nặng cần thận trọng khi dùng thuốc.

Ceftriaxone là thuốc tiêm tĩnh mạch và tiêm bắp nên thường được thực hiện bởi nhân viên y tế. Nếu bạn dùng thuốc ở nhà, cần đảm bảo sử dụng thuốc đúng cách, liều lượng và tần suất được chỉ định.

Liều dùng cho người lớn:

  • Tiêm 2g Ceftriaxone/ 24 giờ
  • Duy trì vòng 14 ngày

Mức độ hấp thu thuốc ở trẻ sẽ khác so với người lớn. Bạn nên tham khảo ý kiến trước khi dùng loại thuốc này cho trẻ.

Tương tự như những loại thuốc khác, Ceftriaxone cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ trong thời gian sử dụng. Tác dụng phụ bạn có thể gặp phải, bao gồm: phản ứng da, viêm sưng tại nơi tiêm thuốc, nôn mửa, tiêu chảy, buồn nôn, đi tiểu ít hơn bình thường, co giật, lở loét trong miệng,…

3. Nitrofurantoin

Nitrofurantoin là thuốc kháng sinh đặc hiệu với các chủng vi khuẩn đường tiết niệu (gram âm và gram dương). Thuốc hoạt động bằng cách ức chế quá trình tổng hợp protein, RNA, DNA và quá trình sinh tổng hợp vách tế bào vi khuẩn.

Thuốc được chỉ định với trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu không có biến chứng, phòng ngừa viêm nhiễm niệu đạo sau phẫu thuật,…

bị viêm đường tiết niệu nên uống thuốc gì
Nitrofurantoin là thuốc kháng sinh đặc hiệu với các chủng vi khuẩn đường tiết niệu

Liều dùng điều trị cho người trưởng thành:

  • Dùng 100 – 200mg/ lần
  • Ngày dùng 3 – 4 lần

Liều dùng dự phòng tái phát cho người trưởng thành:

  • Dùng 50 – 100mg/ lần
  • Uống 1 lần/ ngày trước khi đi ngủ

Mặc dù có tính đặc hiệu cao, nhưng Nitrofurantoin lại là loại thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ khi sử dụng. Bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:

  • Da: mề đay, ngứa rát,…
  • Gan: vàng da ứ mật, tăng transaminase,..
  • Tiêu hóa: buồn ôn, ỉa chảy, nôn mửa,…
  • Máu: giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu đa nhân,…
  • Hô hấp: tổn thương phổi, xơ phổi, khó thở, tràn dịch màng phổi, hen suyễn,…
  • Toàn thân: khô miệng, nhức đầu, đau cơ bắp, sốt,..
  • Lupus ban đỏ toàn thân
  • Rụng tóc tạm thời

4. Fosfomycin

Fosfomycin có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gram âm và gram dương. Thuốc được hấp thu vào tế bào và ức chế sự sinh tổng hợp peptitpolisacarit của thành tế bào.

Fosfomycin thường được dùng để điều trị các bệnh lý do nhiễm trùng gây ra như viêm phế quản, viêm phổi, viêm phúc mạc, viêm thận, viêm bàng quang, nhiễm trùng trong tử cung,…

Thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, do đó thuốc được sử dụng dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhân viên y tế. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tại nhà.

Các tác dụng phụ thường gặp, bao gồm:

  • Da (phát ban, ngứa, nổi mề đay,…)
  • Toàn thân (sốt, kích thích, khó chịu,…)
  • Đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn mửa, ỉa chảy, chán ăn, đau bụng,…)
  • Hệ thần kinh trung ương (giảm cảm giác)

5. Trimethoprim

Trimethoprim là thuốc kháng sinh được dùng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế enzyme dihyrofolate – reductase của vi khuẩn. Trimethoprim được sử dụng để điều trị và dự phòng lâu dài đối với nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Hiện tại, loại thuốc này chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam. Do đó bệnh nhân cần tìm hiểu thông tin cần thiết trước khi sử dụng.

viêm đường tiết niệu uống thuốc kháng sinh gì
Trimethoprim có tác dụng điều trị và phòng ngừa viêm đường tiết niệu

Liều dùng thông thường khi điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu

  • Dùng 100mg/ lần, ngày dùng 2 lần
  • Sử dụng trong 10 ngày

Liều dùng để dự phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát

  • Dùng 100mg/ ngày
  • Có thể dùng trong điều trị lâu dài

Khi sử dụng loại thuốc này, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Tác dụng thường gặp bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, viêm lưỡi, phát ban, ngứa,… Tác dụng ít gặp như chán ăn, ỉa chảy, mờ mắt, chóng mặt, đau đầu,…

6. Nhóm kháng sinh Fluoroquinolone

Nhóm kháng sinh Fluoroquinolone thường không được chỉ định với viêm đường tiết niệu thông thường. Vì nhóm thuốc này có khả năng gây ra nguy cơ cao hơn lợi ích đem lại. Chỉ khi tình trạng nặng nề và phức tạp, bác sĩ mới cân nhắc việc sử dụng Fluoroquinolone khi không còn lựa chọn nào khác.

Các loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh này, bao gồm:

  • Ciprofloxacin
  • Ofloxacin
  • Levofloxacin
  • Moxifloxacin

Mặc dù có tác dụng đặc hiệu cao, tuy nhiên nhóm kháng sinh này có thể gây tổn thương lên hệ thần kinh trung ương, dây thần kinh ngoại vi. Các tác dụng phụ của thuốc có thể tồn tại vĩnh viễn và đe dọa đến sức khỏe của người sử dụng.

Chính vì mức độ nguy hiểm của Fluoroquinolone mà bệnh nhân cần cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng.

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm đường tiết niệu

Thông thường viêm đường tiết niệu không biến chứng sẽ được dùng thuốc kháng sinh trong 2 đến 3 ngày. Một số trường hợp khác, bác sĩ có thể yêu cầu kéo dài thời gian sử dụng thuốc trong 7 đến 10 ngày.

Đối với nhiễm trùng nghiêm trọng, bạn cần dùng thuốc kháng sinh từ 14 ngày trở lên.

Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Dùng thuốc không đều đặn hoặc lạm dụng có thể khiến vi khuẩn kháng thuốc hoặc làm phát sinh những triệu chứng nghiêm trọng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Có thể bạn quan tâm:

Bị viêm niệu đạo có được quan hệ không? Cần tránh gì?

Viêm niệu đạo là một trong những bệnh viêm nhiễm có khả năng lây lan rất cao, nhất là con...

Tìm hiểu về các bệnh liên quan đến bàng quang thường gặp

3 Bệnh về bàng quang thường gặp nhất và cách phòng ngừa

Sỏi bàng quang, viêm bàng quang, ung thư bàng quang… là những bệnh về bàng quang phổ biến. Mỗi một...

Những thông tin cần biết về bệnh viêm đường tiết niệu sau sinh

Phụ nữ sau sinh bị viêm đường tiết niệu cần lưu ý những điều này

Viêm đường tiết niệu sau sinh là nỗi khổ của không ít chị em. Nếu không được chữa trị sớm,...

Viêm đường tiết niệu có lây không? Giải đáp thắc mắc

Đa phần các bệnh nhiễm trùng liên quan đến tình dục đều có khả năng lây nhiễm từ người này...

Viêm niệu đạo ở nam giới

Viêm niệu đạo ở nam giới: Cách điều trị và lưu ý

Viêm niệu đạo ở nam giới là căn bệnh tương đối nguy hiểm. Trường hợp không phát hiện bệnh và...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *