Viêm đường tiết niệu ở nữ giới: Những thông tin chị em cần biết
Viêm đường tiết niệu là một bệnh nhiễm trùng gây ra ở hệ thống tiết niệu bao gồm thận, bàng quang, niệu đạo và niệu quản. Tỉ lệ mắc bệnh ở phụ nữ luôn cao hơn ở nam giới, vì vậy chúng ta cùng tìm hiểu thêm về Viêm đường tiết niệu ở nữ giới: Những thông tin chị em cần biết.
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nữ giới là gì?
Viêm đường tiết niệu chủ yếu gây ra bởi vi khuẩn E.coli trong đường ruột. Mà hệ thống niệu đạo ở nữ lại có cấu tạo khá gần với hậu môn nên làm cho vi khuẩn rất dễ xâm nhập. Một số nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu sau đây dễ dẫn đến sự xâm nhập của vi khuẩn E.coli gây bệnh ở nữ giới:
- Thói quen hằng ngày khi đi vệ sinh là lau từ sau ra trước khiến vi khuẩn E.coli ở hậu môn dễ dàng xâm nhập vào hệ thống tiết niệu gây viêm nhiễm.
- Phụ nữ quan hệ tình dục có nguy cơ mắc bệnh cao hơn phụ nữ không hoạt động tình dục bởi nó có thể dẫn dắt vi khuẩn xâm nhập vào hệ niệu đạo nhanh hơn.
- Mãn kinh cũng làm tăng nguy cơ gây viêm nhiễm đường tiết niệu. Khi mãn kinh thì lượn estrogen trong cơ thể giảm gây ra những thay đổi trong mô xung quanh ở niệu đạo dễ dẫn đến viêm đường tiết niệu.
- Việc sử dụng băng vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyệt hay sinh nở cũng dễ làm cho vi khuẩn phát triến hơn bình thường.
- Thói quen nhịn tiểu hoặc ít uống nước cũng là nguyên nhân khiến nữ giới dễ mắc bệnh hơn.
Các dấu hiệu ở nữ giới báo hiệu đã mắc phải viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống của nhiều phụ nữ khi mắc phải. Cảm giác đau tiểu thường xuyên hay tình trạng tiểu gấp diễn ra là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất về bệnh viêm đường tiết niệu.
Thông thường, hệ thống tiết niệu sẽ gồm 2 phần là đường tiết niệu trên và đường tiết niệu dưới. Theo đó thì các dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở 2 phần này cũng sẽ khác nhau:
Khi bị viêm đường tiết niệu trên ( Viêm bể thận):
- Triệu chứng sốt cao kéo dài.
- Cơ thể bị ớn lạnh, run rẩy và đổ mồ hôi theo sự gia tăng nhiệt độ.
- Xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn hoặc ói mửa.
- Đau ở 2 bên mạng sườn hoặc vùng bụng trên.
Viêm đường tiết niệu dưới ( Nhiễm trùng bàng quang):
Khi vi khuẩn bắt đầu xâm nhập vào niệu đạo và gây nhiễm trùng ở bàng quang sẽ xuất hiện các triệu chứng đầu tiên là các cơn đau âm ỉ hoặc khó chịu ở vùng niệu đạo. Tiếp theo đó sẽ xuất hiện các triệu chứng:
- Khó tiểu: cảm giác đau hoặc nóng rát khi đi tiểu.
- Tiểu gấp: tần suất đi tiểu tăng lên.
- Tiểu đêm: vào mỗi đêm lúc ngủ sẽ đau tiểu nhiều lần.
- Tiểu không tự chủ: mất khả năng kiểm soát và không giữ được nước tiểu.
- Thường xuyên phải đi tiểu những mỗi lần tiểu chỉ một lượng nhỏ nước tiểu.
- Nước tiểu có mùi hôi, đục và đôi khi còn tiểu ra máu.
- Khó chịu ở vùng bụng dưới và đau vùng chậu kéo dài
- Cơ thể trở nên mệt mỏi kèm theo sốt nhẹ.
Xem thêm: Người bị viêm đường tiết niệu có mang thai được không?
Cách điều trị viêm đường tiết niệu ở nữ giới
Viêm đường tiết niệu ở nữ giới nếu không được khắc phục và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như gây vô sinh ở nữ giới. Vì vậy, những người mắc bệnh nên có những cách điều trị hợp lý như:
Sử dụng thuốc:
Khi gặp phải bất kì triệu chứng nào ở trên hoặc nghi ngờ mình bị viêm đường tiết niệu nên đến bác sĩ để được xét nghiệm chẩn đoán đúng tình trạng nhất:
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Nuôi cấy nước tiểu.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp CT.
- Nội soi cũng có thể sử dụng để kiểm tra bệnh.
Sau khi tiến hành các xét nghiệm bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh nhân, mức độ nghiêm trọng của bệnh,… sẽ kê đơn thuốc sao ho phù hợp nhất.
Điều trị tại nhà:
Song song với quá trình điều trị bằng thuốc người bệnh có thể áp dụng những cách sau để được nhanh hồi phục:
Uống nhiều nước: Mỗi ngày nên uống đủ từ 8 đến 16 ly nước sẽ giúp cho đường tiết niệu hoạt động và đi tiểu thường xuyên. Mục đích của việc này là nhằm loại bỏ vi khuẩn ở bàng quang và thận.
Uống nước ép nam việt quất: Theo nghiên cứu từ Đại học Y Boston, nếu dùng nước ép nam việt quốc mỗi ngày trong vòng 24 tuần sẽ giảm được 45% nguy cơ tái phát của bệnh viêm đường tiết niệu. Vì trong thành phần của nước ép nam việt quốc có chứa các hợp chất ngăn vi khuẩn bám vào hệ thống tiết niệu.
Tăng lượng vitamin C: Bằng cách bổ sung lượng vitamin C thông qua các thực phẩm hằng ngày sẽ giúp điều trị được viêm đường tiết niệu nhẹ ở phụ nữ.
Ngoài ra, bạn nên tránh các thực phẩm gây kích ứng đường tiết niệu như bia, rượu, cafe hoặc các thực phẩm cay.
Nên phòng ngừa viêm đường tiết niệu nữ như thế nào?
Viêm đường tiết niệu là một căn bệnh phổ biến ở nữ giới, tuy nhiên nếu biết cách phòng ngừa hiệu quả sẽ giúp phụ nữ tránh xa căn bệnh này:
- Tránh thụt rửa: Việc thụt rửa sẽ làm xáo trộn sự cân bằng hóa học và các vi khuẩn thông thường của âm đạo. Điều này sẽ tạo môi trường lý tưởng để vi khuẩn gây bệnh phát triển.
- Sau khi tắm hoặc đi vệ sinh nên sử dụng khăn hoặc giấy lau khô, làm sạch vùng kín trước sau đó mới tới hậu môn.
- Không nên sử dụng các loại xà phòng có mùi thơm như xịt vệ sinh phụ nữ, tinh dầu tắm, băng vệ sinh có mùi thơm vì dễ gây kích ứng cho các mô âm đọa. Thay vào đó hãy dùng các loại xà phòng dịu nhẹ hơn.
- Sử dụng bao cao su cũng có thể ngăn chặn sự lây truyền vi khuẩn khi quan hệ.
- Tránh dùng biện pháp tránh thai sử dụng màng ngăn vì nó thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn E.coli. Thay vào đó nên sử dụng bao cao su hoặc thuốc tránh thai.
- Mặc đồ lót thoáng khí sẽ giúp không khí được lưu thông xung quanh âm đạo, hạn chế được vi khuẩn gây bệnh phát triển.
Biến chứng viêm đường tiết niệu ở phụ nữ
Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ nếu khòng ngừa và điều trị hợp lý sẽ để lai hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh:
Về tâm lý và sinh hoạt hằng ngày: phụ nữ cảm thấy bất tiện, phiền toái khi cảm giác khó chịu, đi tiểu nhiều lần kéo dài.
Về sức khỏe: nếu không điều trị kịp thời sẽ gây viêm nhiễm vùng âm đạo ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ của phụ nữ. Thậm chí, khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang sẽ gây nhiễm trùng máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh.
Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới là một căn bệnh khá nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của chị em phụ nữ nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy hãy nắm rõ những thông tin về viêm đường tiết niệu ở nữ giới để có thể phòng tránh kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
- Chữa viêm đường tiết niệu tại nhà bằng 6 cách đơn giản
- Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì để giảm triệu chứng bệnh?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!