Viêm niệu đạo có mủ nguy hiểm thế nào? Cách điều trị

Viêm niệu đạo có mủ là tình trạng nặng cần được điều trị kịp thời. Trường hợp không được chữa trị, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, viêm niệu đạo có mủ còn làm tăng nguy cơ vô sinh, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.

Viêm niệu đạo có mủ hình thành do đâu?

Viêm niệu đạo có mủ được xem là tình trạng nặng của bệnh viêm niệu đạo. Người bệnh lúc này có thể phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng hơn. Không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, viêm niệu đạo có mủ còn có nguy cơ gây nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Chúng gây tác động tiêu cực đến sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ.

Viêm niệu đạo có mủ nguy hiểm thế nào? Cách điều trị
Viêm niệu đạo có mủ nguy hiểm thế nào?

Hiện nay, số lượng người mắc viêm niệu đạo có mủ ngày một gia tăng. Nguyên nhân là do một số yếu tố sau:

Do cấu tạo đặc thù của niệu đạo

Niệu đạo thuộc hệ thống tiết niệu của cơ thể. Chiều dài của tiết niệu nữ giới và nam giới sẽ khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có chức năng như nhau là dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Riêng ở nam giới, niệu đạo còn thực hiện vai trò giải phóng tinh trùng và gồm niệu đạo trước và niệu đạo sau. Niệu đạo của nữ giới thì chỉ nhận nhiệm vụ dẫn nước tiểu, vị trí nằm sát âm vật và hậu môn.

Cũng chính vì cấu tạo tạo như thế, niệu đạo rất dễ bị một số hại khuẩn xâm nhập gây hại. Con đường truyền nhiễm thuận lợi nhất là từ bộ phận sinh dục hay hậu môn sang. Bên cạnh đó, các vi khuẩn, virus gây bệnh tình dục có thể lây nhiễm nguy hiểm cho niệu đạo như lậu cầu khuẩn, xoắn khuẩn giang mai, vi khuẩn HPV,…

Do thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Vấn đề vệ sinh vùng kín là một trong số các yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm niệu đạo. Điển hình là việc không vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ hàng ngày hoặc trước và sau khi quan hệ tình dục, quan hệ tình dục không có biện pháp an toàn, thủ dâm, nữ giới quan hệ tình dục trong ngày kinh nguyệt,…

Viêm niệu đạo có mủ hình thành do đâu?
Nhiều nguyên nhân gây viêm niệu đạo có mủ, trong đó có vấn đề quan hệ tình dục không lành mạnh

Ngoài ra, một số người có thói quen sử dụng dung dịch vệ sinh không đúng cách, dùng bao cao su không đảm bảo chất lượng, không thường xuyên thay mới băng vệ sinh,… cũng làm nguy cơ mắc bệnh tăng cao. Đặc biệt nguy hiểm nếu để viêm niệu đạo chuyển sang giai đoạn nặng, niệu đạo có mủ.

Bệnh còn có thể khởi phát nếu nam giới và nữ giới có thực hiện các biện pháp xâm lấn không an toàn, khiến vùng kín bị tổn thương. Lúc này, niệu đạo có thể bị viêm nhiễm dẫn đến chảy mủ. Tình trạng xuất hiện phổ biến ở người trong độ tuổi sinh sản.

Tham khảo thêm: Bệnh viêm niệu đạo có tự khỏi không? Bao lâu?

Do mắc bệnh lậu

Bệnh lậu do vi khuẩn neisseria gonorrhoeae gây ra, là dạng bệnh lý xã hội được xếp vào danh sách nguy hiểm. Con đường lây bệnh chủ yếu là qua quan hệ tình dục không đảm bảo an toàn. Vi khuẩn tồn tại ở các bộ phận như niệu đạo của nam giới và âm đạo của nữ giới.

Người nhiễm phải vi khuẩn này thường sẽ có các triệu chứng sau 3 – 5 ngày. Cụ thể là hiện tượng đi buốt, tiểu rắt, bộ phận sinh dục bị đau. Nam giới thấy tiết dịch trắng ở đầu dương vật, bìu và thân dương vật bị sưng đau khó chịu. Nữ giới ra nhiều khí hư có màu trắng đục, người nóng sốt, bẹn nổi hạch, đau rát khi quan hệ,…

Viêm niệu đạo có mủ do bệnh lậu có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng để sức khỏe người bệnh. Đời sống sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề quan hệ vợ chồng. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh còn đe dọa đến sức khỏe sinh sản và tính mạng của người bệnh.

Các biểu hiện khi bị viêm niệu đạo có mủ

Người mắc chứng viêm niệu đạo có mủ cần được điều trị sớm theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp bệnh tiến triển nặng có nguy cơ cao chuyển sang mãn tính. Lúc này, người bệnh sẽ gặp các biến chứng như viêm thận, suy thận, viêm đường tuyến tiền liệt,…làm sức khỏe bị sụt giảm nguy hiểm.

Các biểu hiện khi bị viêm niệu đạo có mủ
Các biểu hiện khi bị viêm niệu đạo có mủ

Chuyên gia cũng chỉ ra rằng, các loại vi khuẩn khiến niệu đạo của nam và nữ giới bị viêm thường là vi khuẩn E. Coli, tụ cầu khuẩn, streptococcus,…Chúng lây nhiễm nhanh chóng và thuận lợi qua đường tình dục. Khi vào niệu đạo, chúng sẽ gây ra các triệu chứng như tiểu buốt, trong máu có mủ, máu,… Cụ thể:

  • Niệu đạo chảy mủ vàng, xanh, trắng đôi khi có màu hồng đỏ như máu.
  • Vùng kín có mùi hôi, tanh khó chịu.
  • Khi đi tiểu người bệnh cảm thấy nóng rát, khó tiểu, thậm chí tiểu liên tục trong ngày.
  • Nước tiểu quan sát được thấy chuyển màu đục hơn. Một số trường hợp nước tiểu hòa lẫn mủ và máu do niệu đạo chảy ra.
  • Lỗ niệu đạo bị ngứa rát, dịch tiết bất thường vào buổi sáng, cơ quan sinh dục đau nhức khó chịu.

Những triệu chứng do viêm niệu đạo có mủ gây ra khiến cuộc sống người bệnh gặp nhiều vấn đề. Do đó, nếu bạn nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, nên nhanh chóng để cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị.

Viêm niệu đạo có mủ nguy hiểm như thế nào?

Viêm niệu đạo có mủ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Như đã nói, đây được xem là giai đoạn nặng của bệnh viêm niệu đạo ở cả nam và nữ. Thông thường, khi mới khởi phát người bệnh sẽ gặp tình trạng tiểu buốt, tiểu khó,…

Nếu không được điều trị, bệnh dần phát triển nặng, các vi khuẩn hoạt động tổn thương niệu đạo nhiều hơn khiến niệu đạo xuất hiện mủ màu trắng, xanh,…làm đục nước tiểu. Dưới đây là một số biến chứng do viêm niệu đạo có mủ gây ra cho nam và nữ:

Đối với nam giới

Nam giới là đối tượng mắc viêm niệu đạo có mủ phổ biến. Bệnh khi chuyển sang giai đoạn nặng, nam giới sẽ phải đối mặt với các tình trạng sau đây:

  • Viêm niệu đạo có mủ gây viêm tuyến tiền liệt, bàng quang và bộ phận sinh dục (ống dẫn tinh, tinh hoàn, mào tinh). Một số trường người bệnh bị áp xe niệu đạo hoặc rò niệu đạo.
  • Niệu đạo bị hẹp khiến việc tiểu tiện gặp nhiều khó khăn.
  • Suy thận mãn tính cũng là biến chứng do viêm niệu đạo gây ra.

Nam giới gặp phải các vấn đề về tình dục như rối loạn cương dương, xuất tinh sớm,…thậm chí là liệt dương, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Viêm niệu đạo có mủ nguy hiểm như thế nào?
Viêm niệu đạo có mủ không được điều trị có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho cả nam và nữ

Tham khảo thêm: Viêm niệu đạo ở trẻ em: Dấu hiệu và cách chữa trị

Đối với nữ giới

Niệu đạo của nữ giới ngắn hơn so với nam giới, đồng thời lỗ niệu đạo lại gần với hậu môn nên dễ nhiễm vi khuẩn hơn nam giới. Nếu không điều trị, viêm niệu đạo có thể hình thành mủ và gây ra các biến chứng nguy hại như:

  • Dịch tiết âm đạo bất thường là nguyên nhân khiến cho tinh trùng không thể di chuyển thuận lợi để gặp trứng. Cản trở quá trình thụ thai, khiến nữ giới có nguy cơ hiếm muộn cao.
  • Nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa tăng cao. Chẳng hạn như tình trạng viêm âm hộ, âm đạo, tử cung,..ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nữ giới.
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Bệnh có thể kéo theo chứng viêm khớp, đau mỏi tay, chân,…

Chính vì mức độ nguy hiểm mà bệnh gây ra, bạn nên có biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt. Nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, việc thăm khám y tế là thực sự cần thiết. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị nhằm ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các yếu tố gây bệnh.

Cách điều trị viêm niệu đạo có mủ

Viêm niệu đạo có mủ là giai đoạn viêm niệu đạo thể nặng. Người bệnh cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Một số biện pháp điều trị như:

Điều trị viêm niệu đạo có mủ bằng thuốc

Bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý. Bệnh nhân hạn chế việc tự ý mua và sử dụng thuốc có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn, gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Các thuốc được dùng sẽ chia thành hai nhóm sau đây:

Trường hợp viêm niệu đạo do bệnh lậu: Thuốc kháng sinh được sử dụng, kết hợp giữa thuốc điều trị lậu và thuốc điều trị không do lậu. Cụ thể:

  • Thuốc kháng sinh điều trị lậu: Các loại như ceftriaxone (250mg), spectinomycin (2g), cefotaxime (1g) sử dụng dạng tiêm 1 liều duy nhất.
  • Thuốc kháng sinh kết hợp: Doxycycline (100mg) dùng 2 lần trong ngày, mỗi lần 1 viên. Sử dụng thuốc liên tục 1 tuần. 

Nếu bạn mắc viêm niệu đạo gây ra bởi bệnh lậu, việc sử dụng thuốc cho cả bạn tình là vô cùng cần thiết. Chính vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến và nhận sự hướng dẫn từ người có chuyên môn để việc điều trị diễn ra nhanh chóng và an toàn.

Cách điều trị viêm niệu đạo có mủ
Điều trị viêm niệu đạo có mủ bằng thuốc

Trường hợp viêm niệu đạo không do lậu: Bác sĩ kê toa với 3 loại thuốc chính để bác điều trị như sau:

  • Doxycycline (100mg) sử dụng 2 lần/ ngày, liều lượng mỗi lần uống là 1 viên, liên tiếp trong 1 tuần.
  • Tetracycline (500mg) sử dụng 4 lần/ ngày, liều lượng mỗi lần uống là 1 viên, liên tiếp trong 1 tuần.
  • Azithromycin (1g) sử dụng 1 lần duy nhất theo hướng dẫn.

Cần lưu ý, đối với phụ nữ có bầu hoặc đang cho con bú không nên sử dụng hai loại doxycycline và tetracycline. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị viêm niệu đạo có mủ tại nhà

Bên cạnh sử dụng thuốc tân dược điều trị viêm niệu đạo có mủ. Bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian để hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà. Các thảo dược thiên nhiên sẽ giúp cải thiện tình trạng sưng viêm, đau rát, ngăn cản sự phát triển gây hại của vi khuẩn, nấm men. Bên cạnh đó, chi phí của phương pháp này không cao, phù hợp với nhiều đối tượng. Một số mẹo như:

Sử dụng lá trầu không: Lá trầu không được xem là một loại thảo dược mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe. Tinh dầu của nó có chứa các hoạt chất sát trùng, kháng viêm mạnh mẽ. Do đó, bạn có thể sử dụng lá trầu không để điều trị các triệu chứng do viêm niệu đạo có mủ gây ra. Các làm đơn giản như sau:

  • Lấy 1 nắm lá trầu không tươi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng, sau đó rửa lại thêm vài lần để đảm bảo lá trầu thật sạch.
  • Vò lá trầu rồi cho vào nồi nấu chung với 2,5 lít nước.
  • Sau 10 phút đổ nước ra chậu, pha với nước lạnh rồi ngâm rửa vùng kín từ 5 đến 10 phút.

Sử dụng tinh dầu tràm trà: Tràm trà cũng là một loại thảo dược tốt có thể giúp điều trị viêm niệu đạo có mủ an toàn, lành tính. Do nó có chứa nhiều chất có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn, giúp giảm sưng đau hiệu quả. Cách sử dụng đơn giản:

  • Đun sôi 2 lít nước sau đó để nguội.
  • Nhỏ vào 2 – 3 giọt tinh dầu tràm trà.
  • Sử dụng dung dịch để rửa bộ phận sinh dục.
  • Áp dụng các thức này mỗi ngày trước khi đi ngủ. 
  • Kiên trì một thời gian để nhận được kết quả tốt nhất.
    Cách điều trị viêm niệu đạo có mủ
    Điều trị viêm niệu đạo có mủ bằng thảo dược thiên nhiên

Khi thực hiện các liệu pháp thiên nhiên, đặc biệt vùng điều trị là vùng kín liên quan đến bộ phận sinh dục, bạn nên chú ý vấn đề vệ sinh. Bên cạnh đó, vì thảo dược nên thời gian phát huy tác dụng sẽ chậm hơn so với tân dược. Do đó, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì áp dụng trong thời gian dài. 

Tham khảo thêm: 7 cách chữa viêm niệu đạo tại nhà đơn giản, hiệu quả

Một số lưu ý điều trị viêm niệu đạo có mủ

Viêm niệu đạo là bệnh có thể điều trị nếu người bệnh kịp thời phát hiện và có biện pháp khắc phục phù hợp. Trường hợp bệnh chuyển biến sang thể nặng hơn là niệu đạo có mủ, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Để việc điều trị diễn ra nhanh chóng, an toàn, bạn nên lưu ý thêm một vài vấn đề sau:

  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể. Lượng nước cho mỗi ngày sẽ từ 2 lít đến 2.5 lít nước. Việc cơ thể được bổ sung nước sẽ giúp quá trình trao đổi chất trong  diễn ra thuận lợi. Điều này hỗ trợ cho bàng quang và niệu đạo được rửa sạch, loại bỏ các hại khuẩn, nấm gây hại.
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh tốt nhất nên hạn chế quan hệ tình dục. 
  • Giữ vệ sinh vùng kín, lựa chọn quần lót chất liệu mềm mịn, thấm hút tốt. Lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp, không sử dụng sữa tắm, dầu gội đầu lau rửa bộ phận sinh dục.
  • Đối với chị em phụ nữ ngày hành kinh nên chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên. Tránh tình trạng vi khuẩn tích tụ trong băng vệ sinh bẩn gây hại cho cơ quan sinh sản.
  • Duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Luyện tập, vận động thể dục vừa sức giúp cải thiện sức đề kháng.

Viêm niệu đạo có mủ cần được điều trị sớm. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết. Nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe, ngay khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, bạn nên đến cơ sở uy tín để thăm khám sớm. Bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra tình trạng bệnh và đưa ra các giải pháp điều trị phù hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh viêm niệu đạo có tự khỏi không?

Bệnh viêm niệu đạo có tự khỏi không? Bao lâu?

Bệnh viêm niệu đạo có tự khỏi không? Đây là câu hỏi mà nhiều người đang thắc mắc. Tình trạng...

Viêm đường tiết niệu là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh khá phổ biến ở nữ giới. Bệnh xảy ra chủ yếu do vi...

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ai cũng nên biết để phòng tránh

Tiến sĩ Lisa N. Hawes, phát ngôn viên của Hiệp hội tiết niệu Hoa Kỳ cho biết nguyên nhân gây...

Tìm hiểu các triệu chứng viêm đường tiết niệu và cách phòng ngừa

Các dấu hiệu nhận biết viêm đường tiết niệu mà bạn cần nắm rõ

Đau vùng bụng dưới, tiểu nhiều lần, thường xuyên mót tiểu nhưng lại tiểu ít, đau lưng, nước tiểu có...

Bị viêm đường tiết niệu nên ăn và kiêng gì để cải thiện bệnh?

Giấm táo, nước ép nam việt quốc, tỏi... là những thực phẩm mà người bị viêm đường tiết niệu nên...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *