Các Phương Pháp Phục Hồi Chức Năng Bàng Quang Tốt Nhất

Hầu hết người bệnh có thể tự phục hồi chức năng bàng quang tại nhà bằng cách thay đổi lối sống và áp dụng các bài tập cơ đáy chậu. Tuy nhiên, ở những trường hợp tiểu tiện không tự chủ nghiêm trọng, bệnh nhân nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám và nhận sự chăm sóc từ y tế.

Phục hồi chức năng bàng quang
Phục hồi chức năng bàng quang giúp giảm thiểu tình trạng tiểu không tự chủ và ngăn ngừa biến chứng về thận

Tại sao phải phục hồi chức năng bàng quang?

Theo các chuyên gia, nước tiểu bao gồm lượng nước dư thừa và muối được thận lọc ra từ máu sẽ được bơm xuống ống nhỏ niệu quản và chuyển đến túi chứa bàng quang. Một khi cơ quan này đầy sẽ truyền tín hiệu thông qua tủy sống đến não bộ.

Lúc này, não sẽ gửi lại tín hiệu lệnh cho thành bàng quang co lại và cơ thắt gần đầu niệu đạo thả lỏng, mở ra. Khi đó, nước tiểu sẽ xuống dọc niệu đạo và thoát ra ngoài. Vì vậy, bàng quang được xem là cơ quan giúp kiểm soát quá trình tiểu.

Tuy nhiên, khi dây thần kinh bàng quang bị hỏng dẫn đến hiện tượng tín hiệu điều khiển qua lại giữa bàng quang và não bộ mất chức năng. Tình trạng này sẽ dẫn đến vấn đề rỉ tiểu, tiểu gấp hoặc tiểu không tự chủ do mất khả năng kiểm soát bàng quang.

Thông thường, các triệu chứng này có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào, đặc biệt là khi bệnh nhân cười hoặc hắt xì hơi. Chưa kể đến, việc tồn đọng hoặc tăng lưu giữ chất lỏng ở bàng quang cũng chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim và thận. Vì vậy, để kiểm soát các hiện tượng này, người bệnh cần phục hồi chức năng bàng quang.

Nguyên nhân gây suy giảm chức năng bàng quang

Theo các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh – Tiết niệu cho hay, chấn thương hoặc mắc một số bệnh lý về não, cột sống như bại não hay tật nứt đốt sống chính là nguyên nhân kích thích thần kinh bàng quang, gây tiểu không tự chủ. Ngoài các tác nhân này, chức năng bàng quang suy giảm cũng có thể là do các yếu tố sau:

  • Dùng thuốc: Một số loại thuốc giảm đau, giãn cơ hoặc thuốc điều trị huyết áp, tim mạch,… có thể kích thích bàng quang gây mất chức năng hoạt động dẫn đến hiện tượng tiểu tiện khi gắng sức hoặc tiểu tiện không tự chủ,…
  • Uống nhiều nước: Tiểu nhiều lần hoặc rỉ nước tiểu có thể xảy ra ở những đối tượng uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn khiến nước tích tụ nhiều ở bàng quang.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Nguyên nhân làm tăng hiện tượng tiểu gấp và mất dần chức năng hoạt động của bàng quang là do nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài triệu chứng rỉ nước tiểu, bệnh còn gây chứng tiểu buốt hoặc tiểu rát,…
  • Mang thai và sinh con: Phụ nữ mang thai và sau khi sinh có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang gây rỉ nước tiểu, tiểu không kiểm soát,…
  • Nguyên nhân khác: Mắc bệnh táo bón, sử dụng nhiều chất kích thích bàng quang như cà phê, chè hoặc rượu. Ngoài các triệu chứng này, chức năng bàng quang suy giảm cũng có thể là do cắt tử cung, rối loạn thần kinh, bệnh xơ cứng rải rác hoặc viêm tuyến tiền liệt,…
Phục hồi chức năng bàng quang
Uống nhiều nước có thể gây kích thích bàng quang gây rỉ nước tiểu

Xét nghiệm chức năng bàng quang

Trước khi đưa ra biện pháp phục hồi chức năng bàng quang, người bệnh cần thăm khám để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây mất hoặc suy yếu chức năng bàng quang. Bên cạnh dựa vào triệu chứng lâm sàng, nhân viên y tế sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các thủ thuật cận lâm sàng sau đây:

  • Phân tích lượng nước tiểu
  • Đo lượng nước tiểu tồn dư
  • Chụp X – quang bàng quang
  • Siêu âm thận
  • Nội soi bàng quang để tìm những mô bất thường hoặc sỏi
  • Đo áp lực bàng quang cùng với ghi điện cơ đáy chậu

Biện pháp phục hồi chức năng bàng quang

Có rất nhiều phương pháp giúp phục hồi chức năng bàng quang. Tuy nhiên, tùy thuộc vào các điều kiện sau đây mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp hồi phục ở mỗi người khác nhau.

  • Tuổi tác
  • Sức khỏe tổng quát
  • Tiền sử bệnh
  • Nguyên nhân gây mất chức năng bàng quang
Phục hồi chức năng bàng quang
Phục hồi chức năng bàng quang bằng thuốc

Kế hoạch điều trị, phục hồi chức năng bàng quang có thể bao gồm:

  • Điều trị bằng thuốc kê toa: Một số loại thuốc có tác dụng trong việc thay đổi hành vi và chức năng của bàng quang như thuốc Imipramin (Tofranil),  kháng cholinergic và Estrogen cục bộ.
  • Phục hồi chức năng bàng quang bằng thuốc tiêm: Để điều trị chứng bàng quang thần kinh hoặc bàng quang tăng hoạt, bác sĩ thường yêu cầu tiêm hoạt chất Botulinum toxine nhóm A vào thành bàng quang nhằm giúp phục hồi chức năng của cơ quang này, giảm nhanh triệu chứng rỉ nước tiểu hoặc tiểu không tự chủ.
  • Phản hồi sinh học Biofeedback: Là biện pháp kiểm soát hoạt động của cơ thể xảy ra một cách vô thức. Phương pháp điều trị này khá an toàn, không hoặc ít gây tác dụng phụ đối với sức khỏe. Theo một số nghiên cứu chứng minh, phản hồi sinh học mang lại tác dụng tích cực trong việc phục hồi chức năng bàng quang. Phương pháp điều trị này có 3 hình thức phổ biến như Electromyography (EMG) – điện cơ,  Electroencephalography (EEG) – điện não đồ (hoặc Neurofeedback) và nhiệt phản hồi sinh học.
  • Thay đổi hành vi, lối sống: Để kiểm soát bàng quang và khắc phục các triệu chứng tiểu tiện không tự chủ, bệnh nhân cần thay đổi lối sống của bản thân.
  • Tập bài tập Kegel (cơ đáy chậu): Các bài tập này có tác dụng kìm nén nhu cầu đi tiểu, kiểm soát triệu chứng tiểu tiện. Chúng giúp tăng cường chức năng của cơ và tần sinh môn. Vì vậy, khi cơ co hoặc giãn sẽ giúp kiểm soát quá trình đóng và mở của bàng quang. Nếu áp dụng thường xuyên giúp tăng thời gian giữa hai lần đi tiểu, cải thiện tình trạng rỉ hoặc tự chảy nước tiểu.
  • Kích thích điện: Chuyên gia sẽ đưa điện cực vào trong âm đạo hoặc trực tràng để kích thích, giúp làm mạnh nhóm cơ đáy chậu. Vì thế, giúp kiểm soát triệu chứng rỉ nước tiểu cấp hoặc rỉ tiểu gắng sức. Thời gian phục hồi chức năng bàng quang bằng kích thích điện có thể kéo dài nhiều tháng. Bên cạnh đó, để bệnh mau khỏi, người bệnh cần kết hợp song song các biện pháp điều trị khác như thay đổi hành vi hoặc tập Kegel,…

Để phục hồi chức năng bàng quang, kiểm soát triệu chứng tiểu không tự chủ, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó nên tái khám thường xuyên để nhân viên y tế theo dõi và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Viêm bàng quang có nên quan hệ tình dục?

Bên cạnh những nguyên nhân như mãn kinh, mang thai, sử dụng thuốc hóa trị, vệ sinh vùng kín kém,…...

Viêm bàng quang ở trẻ em – Xem thường coi chừng mang họa

Viêm bàng quang ở trẻ em có thể gây viêm bể thận, viêm thận và dẫn đến suy thận mãn...

Viêm bàng quang là căn bệnh cần được chữa trị.

Viêm bàng quang có tự khỏi không, khi nào cần trị?

Viêm bàng quang không thể tự khỏi. Khi gặp phải những triệu chứng như tiểu ra máu, nước tiểu đục,...

Ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang có thể di truyền từ người thân trong gia đình?

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết, ung thư bàng quang có thể có liên kết di truyền từ những...

Viêm bàng quang khi mang thai do đâu? Có nên dùng thuốc điều trị?

Sự thay đổi đột ngột của cơ thể trong thời gian thai kỳ chính là nguyên nhân khiến các vấn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *