Bệnh viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?
Viêm đường tiết niệu là một dạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra trên đường tiết niệu. Bệnh xuất hiện phổ biến và thường gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu người bệnh không sớm thăm khám và điều trị đúng cách.
Tổng quan về bệnh viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý về nhiễm trùng do vi khuẩn. Bệnh xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên hệ thống tiết niệu của người bệnh, bao gồm: Thận, niệu quản, niệu đạo và bàng quang. Trong đó nhiễm trùng tiết niệu dưới – bàng quang và niệu đạo là hai trường hợp viêm nhiễm xảy ra phổ biến nhất. Tuy nhiên chúng thường nhẹ và không gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho sức khỏe nếu người bệnh được điều trị kịp thời. Nhưng nếu vị trí nhiễm trùng phát triển và lây lan đến thận, bệnh có thể gây ra những hậu quả khôn lường.
Bệnh xuất hiện rất phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ, trẻ em và người lớn tuổi. Nam giới có tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn.
1. Triệu chứng
Khi mắc bệnh viêm đường tiết niệu, bệnh nhân sẽ thường gặp phải những triệu chứng sau:
- Thường xuyên đi tiểu hoặc rất muốn đi tiểu
- Có cảm giác tiểu chưa xong và muốn đi vệ sinh liên tục. Tuy lượng nước tiểu trong mỗi lần rất ít
- Khi tiểu có cảm giác đau buốt, rát hoặc như có kim châm
- Thường xuyên đau bụng dưới, đau lưng và có cảm giác nóng rát ở bụng dưới
- Bụng ậm ạch rất khó chịu
- Tiểu khó
- Nước tiểu đục, có mùi hôi
- Nước tiểu xuất hiện với màu hồng, màu đỏ hoặc màu cola do có máu lẫn trong nước tiểu
- Đau vùng chậu ở phụ nữ. Đặc biệt là trung tâm xương chậu và xung quanh khu vực xương mu
- Đau thực tràng ở nam giới.
Trong trường hợp viêm nhiễm phát triển, lây lan đến thận và dạ con, cơ thể sẽ xuất hiện thêm một vài triệu chứng khác như:
- Đau hai bên lưng dưới
- Ớn lạnh
- Buồn nôn và nôn ói
- Sốt cao.
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu từ bộ phận sinh dục ngoài qua niệu đạo. Sau đó chúng phát triển trong bàng quang và lây lan lên thận. Hầu hết các trường hợp bệnh đều do vi khuần Escherichia coli gây ra. Bởi loại vi khuẩn E.coli có khả năng xâm nhập trực tiếp vào đường tiết niệu và phát triển mạnh mẽ khi chúng ta vô tình tiếp xúc với chúng hoặc thực hiện các hoạt động quan hệ tình dục, phẫu thuật nội soi…
Ngoài E.coli, các loại vi khuẩn đường ruột, ký sinh trong ruột già ở trẻ em như: Staphylococcus Saprophyticus, Klebsiella, Proteus… cũng có khả năng phát triển dẫn đến viêm nhiễm. Số còn lại là vi rút và nấm nhưng chúng chiếm tỉ lệ gây bệnh rất nhỏ.
Ngoài ra, viêm đường tiết niệu còn có thể xảy ra do những yếu tố sau:
- Ứ trệ nước tiểu do u
- Sỏi đường tiết niệu
- Thường xuyên thực hiện các hoạt động sinh hoạt tình dục hoặc quan hệ tình dục với người bị bệnh về đường sinh dục – tiết niệu nhưng không có biện pháp phòng ngừa
- Người lớn tuổi
- Những người có cơ thể suy yếu
- Những người đang mắc bệnh đái tháo đường hoặc suy giảm miễn dịch
- Thấp nhiệt (nóng trong người) gây nên cảm giác nóng, buốt và đau rát khi đi tiểu…
ĐỌC THÊM: Nhận biết sớm viêm đường tiết niệu ở trẻ em và cách chữa
Bệnh viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?
Bệnh viêm đường tiết niệu nếu không phát hiện sớm và có những biện pháp điều trị phù hợp sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
1. Ảnh hưởng đến thận
Nếu không được điều trị, vi khuẩn gây bệnh viêm đường tiết niệu sẽ xâm nhập vào thận và tạo ra ổ viêm. Lâu ngày gây nên tình trạng tổn thương thận và làm giảm chức năng thận vĩnh viễn. Khi đó khả năng lọc cặn bã của bộ phận này cũng bị suy giảm, không thể đào thải các tác nhân gây hại khiến cơ thể suy nhược và dẫn đến tử vong.
2. Viêm nhiễm trên nhiều bộ phận
Viêm đường tiết niệu có khả năng gây ra nhiều bệnh lý khác nhau. Bởi các nhân gây nên căn bệnh này có thể phát triển và lây lan sang nhiều bộ phận như: Bàng quang, tinh hoàn, ống dẫn tinh…
3. Gây hẹp niệu đạo
Viêm đường tiết niệu là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm nhiễm và tổn thương ống niệu đạo. Tình trạng viêm nhiễm xảy ra lâu ngày sẽ khiến bề mặt của bộ phận này có sẹo. Bên cạnh đó, ống niệu đạo lại có đường kính rất nhỏ nên khi mắc bệnh sẽ gây hẹp niệu đạo, cản trở việc tiểu tiện.
4. Làm sức đề kháng suy giảm
Sức đề kháng của của cơ thể sẽ bị suy giảm nếu chúng ta mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại phát triển, tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh tình dục nguy hiểm như: Bệnh lậu, sùi mào gà…
5. Làm ảnh hưởng đến chức năng sinh dục
Chức năng sinh dục sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn mắc bệnh viêm đường tiết niệu nhưng vẫn chưa được khắc phục. Khi đó, người bệnh sẽ nhận thấy bộ phận sinh dục đau đớn mỗi khi thực hiện các hoạt động quan hệ tình dục. Ngoài ra, đối với bệnh nhân nam, dương vật khó có thể cương cứng và rất đau khi xuất tinh. Đồng thời tinh dịch có lẫn máu. Đối với nữ, có cảm giác đau đớn khi quan hệ tình dục, đồng thời đau nhiều ở vùng bụng dưới.
6. Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới
Mất khả năng sinh sản là hậu quả nghiêm trọng ở những bệnh nhân nam khi bị viêm đường tiết niệu nhưng không được điều trị sớm. Bởi khi mắc bệnh dương vật sẽ không thể cương cứng như ý muốn cùng với đó là sự suy giảm về số lượng và chất lượng của tinh trùng. Từ đó dẫn đến tình trạng vô sinh, hiếm muộn.
Ngoài ra, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ rất dễ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng khác, bao gồm:
- Tổn thương thận vĩnh viễn do nhiễm trùng thận cấp tính hoặc nhiễm trùng thận mãn tính (viêm bể thận)
- Tăng nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ ở phụ nữ mang thai
- Nhiễm trùng huyết dẫn đến tử vong. Xuất hiện nhiều ở trường hợp viêm nhiễm hoạt động theo đường tiết niệu đến thận
- Nhiễm trùng tái phát.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu cần được điều sớm và điều trị triệt để nhằm hạn chế mắc phải những biến chứng nguy hiểm. Bởi khi vừa nhiễm khuẩn, các tác nhân gây hại sẽ nhanh chóng xâm nhập vào bàng quang. Đồng thời phát triển mạnh dẫn đến nhiễm trùng nặng nề.
Do đó nếu nhận thấy cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ mình đang mắc bệnh, bạn nên sớm đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán. Sau đó, các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả kiểm tra để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Bài viết trên đây là những thông tin xoay quanh về vấn đề “Bệnh viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?”. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tổng hợp và tham khảo. Nếu có thắc mắc về vấn đề này, bệnh nhân nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp cụ thể hơn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Cách phòng tránh viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần
- Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì để giảm nhanh triệu chứng bệnh?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!