Nhiệt Miệng Khi Mang Thai và Giải Pháp Chữa An Toàn Cho Mẹ

Nhiệt miệng là một trong những bệnh lý mà phụ nữ mang thai thường hay mắc phải. Nguyên nhân thường là do sự thay đổi hormone trong cơ thể nhằm thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Không chỉ nhiệt miệng mà còn kéo theo nhiều vấn đề về răng miệng khác. Vậy nhiệt miệng khi mang thai cần làm gì để xử lý dứt điểm bệnh mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi? 

Nhiệt miệng khi mang thai
Nhiệt miệng khi mang thai là bệnh lý rất phổ biến, khá lành tính và không quá nguy hiểm đến sức khỏe

Nhiệt miệng khi mang thai là bệnh gì?

Nhiệt miệng là bệnh lý răng miệng phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ ai, trong đó phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ mắc cao nhất. Các chuyên gia đánh giá nhiệt miệng là căn bệnh lành tính, không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, các triệu chứng nhiệt miệng trong thai kỳ lại gây ra những ảnh hưởng khó chịu, phiền toái đến đời sống sinh hoạt, ăn uống, tinh thần của mẹ, thậm chí kéo theo những hệ lụy cho sự phát triển của thai nếu không có hướng điều trị kịp thời.

Tương tự như những đối tượng khác, chứng nhiệt miệng ở phụ nữ mang thai cũng được chia làm 3 dạng khác nhau gồm:

  • Loét miệng đơn giản: Đây là dạng nhiệt miệng thường gặp nhất. Điểm đặc trưng là các vết loét nhỏ, chỉ từ 2 – 9mm tại các vị trí như niêm mạc lưỡi, môi, nướu… Những tổn thương này thường chỉ kéo dài từ 2 – 5 đối với người bình thường nhưng đối với phụ nữ mang thai thường mất hơn 10 ngày mới khỏi hẳn.
  • Loét miệng phức tạp: Dạng này khá hiếm gặp ở phụ nữ mang thai với các vết loét lớn hơn 10mm. Nếu chẳng may gặp phải thường mất vài tuần hay cả tháng mới chữa khỏi. Các vết loét này thường xuất hiện rõ ràng trên bề mặt nướu, lưỡi, miệng hoặc cổ họng, gây đau nhức và để lại sẹo.
  • Loét miệng do herpes: Dạng nhiệt miệng do virus herpes khá phổ biến và phụ nữ mang thai cũng dễ gặp phải. Những tổn thương dạng này thường có kích thước rất nhỏ, khoảng 1mm nhưng xuất hiện với số lượng lớn và mất khoảng 2 – 3 tuần mới chữa khỏi được.

Ở bất kỳ dạng nhiệt miệng nào dù nhẹ hay nặng, phụ nữ mang thai khi đã mắc phải đều tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với người bình thường. Vì vậy, tốt nhất mẹ nên chủ động thăm khám để có hướng điều trị kịp thời.

Bà bầu bị nhiệt miệng được biểu hiện như thế nào?

Phụ nữ mang thai khi bị nhiệt miệng thường có các triệu chứng và biểu hiện như sau:

Nhiệt miệng khi mang thai
Các tổn thương nhiệt miệng khi mang thai thường xuất hiện tại các mô niêm mạc nướu, lưỡi, má… gây đau nhức, rát xót khó chịu

Biểu hiện nhiệt miệng ở bà bầu

Tùy theo từng dạng nhiệt miệng mà các tổn thương sẽ xuất hiện với nhiều kiểu khác nhau, nhưng về cơ bản vẫn có những đặc điểm chung như sau:

  • Xuất hiện một hoặc nhiều vết loét nhỏ từ 1 – 2mm, màu trắng trong niêm mạc miệng;
  • Sau một thời gian, các đốm trắng này có xu hướng lan to ra, ứ dịch nước bên trong và khi vỡ ra sẽ tạo thành vết loét, đây chính là tổn thương nhiệt miệng;
  • Vết loét thường có hình oval hoặc bầu dục, hơi vàng hoặc màu trắng đục và có viền xung quanh màu đỏ tươi;
  • Vết loét nông, không quá sâu nhưng chúng sẽ dần to hơn theo thời gian, có những trường hợp to hơn 10mm;

Triệu chứng nhiệt miệng ở bà bầu

Các vết loét nhiệt miệng khiến mẹ bầu phải chịu các triệu chứng khó chịu sau:

  • Đau rát dữ dội, vết loét sưng đỏ, nóng khó chịu;
  • Gây rát xót mỗi khi ăn uống, nói chuyện giao tiếp hàng ngày;
  • Trường hợp mẹ bị nhiệt miệng nặng có thể kèm theo một số triệu chứng toàn thân như sốt cao, đau nhức ngay cả khi không chạm vào, sưng hạch cổ…

Nguyên nhân gây nhiệt miệng khi mang thai

Nhiệt miệng là căn bệnh được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, dù là người bình thường hay phụ nữ mang thai cũng đều khó tránh khỏi. Có thể kể đến một vài nguyên nhân cơ bản sau:

Thay đổi nội tiết tố

Mang thai là giai đoạn cơ thể người phụ nữ có những thay đổi rõ rệt về nội tiết tố nhằm thích nghi với sự phát triển của thai nhi trong bụng. Chính nhũng thay đổi, rối loạn khó kiểm soát này tạo điều kiện cho một lượng âm khí lớn tích tụ trong thận, gan… gây ra nóng trong người và phát sinh thành chứng nhiệt miệng với các triệu chứng như vừa kể trên.

Nhiệt miệng khi mang thai
Đa phần chị em phụ nữ mang thai bị nhiệt miệng thường là do rối loạn nội tiết tố

Stress kéo dài, mất ngủ

Phụ nữ mang thai có tâm lý không ổn định, stress và mất ngủ kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, thậm chí suy nhược cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các triệu chứng nhiệt miệng.

Ăn nhiều đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ

Với những mẹ bầu đã qua giai đoạn ốm nghén (thường là tam cá nguyệt thứ nhất) thường có xu hướng thèm ăn trở lại và nhất là những món cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều những món ăn này chính là nguyên nhân làm khởi phát các triệu chứng nhiệt miệng. Không những vậy, mẹ bầu ăn nhiều món cay nóng, dầu mỡ cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, dễ nổi mụn, nóng gan, thậm chí gây hại cho sự phát triển của thai nhi.

Vệ sinh răng miệng kém

Một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng phổ biến nhất là do vệ sinh răng miệng kém. Thông thường trong ngày mẹ bầu sẽ phải ăn rất nhiều, từ các bữa chính cho đến bữa phụ, điều này khiến mảng bám thức ăn tích tụ nhiều trong các kẽ răng. Nếu không được vệ sinh làm sạch kỹ lưỡng vào cuối ngày và sáng sớm sau khi ngủ dậy sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập, phát triển gây tổn thương các mô mềm trong khoang miệng, từ đó gây ra các triệu chứng nhiệt miệng.

Thiếu hụt dinh dưỡng

Mang thai là giai đoạn cần bổ sung rất nhiều dinh dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi cũng như đảm bảo duy trì sức đề kháng tốt, bảo vệ sức khỏe của mẹ. Do đó, nếu thiếu hụt bất kỳ dưỡng chất nào cũng sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus phát triển nhanh chóng, hình thành các tổn thương trong khoang miệng, trong đó phổ biến nhất là các triệu chứng nhiệt miệng.

Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai bị nhiệt miệng thường thiếu hụt các chất sau: vitamin B2, B3, B7, B12, PP, C, sắt, kẽm, acid folic…

Tổn thương mô mềm khoang miệng

Những tổn thương thực thể trong khoang miệng chính là yếu tố hàng đầu phát sinh triệu chứng nhiệt miệng do vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng. Các tổn thương này thường xuất phát từ việc mẹ bầu chải răng sai kỹ thuật, chải mạnh, thô bạo, đánh răng bằng bàn chải đầu lông cứng. Ngoài ra, ăn uống lơ là, vừa nhai vừa nói chuyện, vô tình cắn trúng các mô mềm… chính là những tổn thương tiền đề phát triển vết nhiệt miệng nhanh chóng.

Suy giảm chức năng gan

Đối với con người, gan là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc lọc và thải các độ tố có trong cơ thể ra ngoài. Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó khiến chức năng gan kém hoạt động, khả năng lọc thải yếu khiến các độc tố tích tụ trong cơ thể, đặc biệt ở niêm mạc khoang miệng và gây ra các vết lở loét, tổn thương nhiệt miệng đau nhức.

Vì vậy, nhiệt miệng cũng được xem là một trong những dấu hiệu suy giảm chức năng gan thường gặp. Trong trường hợp này mẹ bầu cần thông báo ngay cho bác sĩ để đươc thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.

Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân sinh lý thông thường, chứng nhiệt miệng ở phụ nữ mang thai kèm theo nhiều triệu chứng tại nhiều cơ quan khác như dạ dày, đường ruột, da liễu… cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý sau:

Nhiệt miệng khi mang thai
Nhiệt miệng khi mang thai có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về đường ruột, dạ dày, răng miệng…
  • Bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng): Đây là một dạng viêm ruột mãn tính gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng từ hệ tiêu hóa cho đến hậu môn. Đối với phụ nữ mang thai, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy nhược, thiếu chất, ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng của mẹ và bé. Mẹ bầu bị bệnh Crohn thường có các biểu hiện như xuất hiện các vết nhiệt miệng, đau co thắt ruột, tiêu chảy, phân lẫn máu, sốt, chuột rút…
  • Bệnh Celiac: Hay còn được gọi là bệnh không dung nạp gluten do cơ thể dị ứng bẩm sinh với các loại thực phẩm như lúa mì, lúa mạch, yến mạch… Ngoài trẻ nhỏ thì phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng có tỷ lệ cao mắc căn bệnh này. Bà bầu bị bệnh Celiac thường bị nhiệt miệng, nổi mụn rộp, phát ban kèm theo các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, phân lỏng, có mùi hôi…
  • Bệnh Behcet: Đây là một dạng bệnh tự miễn khá hiếm gặp do hệ miễn dịch hoạt động quá mức, tấn công đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể gây viêm mạch máu toàn thân. Phụ nữ mang thai cũng là nhóm đối tượng dễ mắc chứng bệnh này. Một vài triệu chứng thường gặp như nhiệt miệng, loét miệng, đau bụng, tiêu chảy, sốt, viêm đau mắt, sưng đau khớp gối…
  • Herpes môi: Phụ nữ mang thai nhiễm virus Herpes Simplex (HSV) có thể gây ra các vết loét xung quanh miệng, kéo theo các tổn thương nhiệt miệng tại các niêm mạc mô mềm. Kèm theo đó là sốt nhẹ hoặc sưng hạch cổ nhưng thường không quá nghiêm trọng.
  • Một số bệnh lý khác: Ngoài ra, một vài bệnh lý về răng (sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy, viêm nướu răng…), bệnh tay chân miệng, bệnh xã hội (giang mai, HIV/AIDS…) cũng có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.

Phụ nữ mang thai bị nhiệt miệng có nguy hiểm không?

Có thể thấy, nhiệt miệng do rất nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên ở phụ nữ mang thai thì đa phần là do các nguyên nhân sinh lý như thiếu chất, ăn uống kém khoa học hoặc rối loạn nội tiết tố. Bệnh lý này được các chuyên gia đánh giá là lành tính, không quá nguy hiểm, ít ảnh hưởng toàn thân. Hầu hết các trường hợp mẹ bầu bị nhiệt miệng gây ảnh hưởng nhiều nhất đến quá trình ăn uống, nói chuyện giao tiếp hàng ngày.

Với những trường hợp này, các triệu chứng nhiệt miệng thường không quá phức tạp (tổn thương vết loét nông, nhỏ), có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày. Lúc này, điều mẹ cần làm chính là chú ý giữ vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, ăn uống khoa học và cân đối giữa công việc và sinh hoạt, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Ngược lại với những mẹ bầu có triệu chứng nhiệt miệng nặng, phức tạp (vết loét sâu, kích thước lớn) hoặc do nhiễm virus Herpes cần thăm khám sớm và tuân thủ tuyệt đối những chỉ định điều trị y tế của bác sĩ để tránh các biến chứng, rủi ro nguy hiểm, đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi cũng như sự an toàn cho sức khỏe của mẹ.

Phương pháp điều trị chứng nhiệt miệng khi mang thai

Nhiệt miệng là căn bệnh lành tính và dễ dàng chữa khỏi nếu biết cách. Đối với phụ nữ mang thai, việc điều trị nhiệt miệng thường phức tạp hơn so với người bình thường do yếu tố an toàn. Thay vì dùng thuốc giảm đau, kháng sinh, chống viêm… thì mẹ bầu được khuyến khích áp dụng các biện pháp an toàn hơn như:

1. Chữa nhiệt miệng bằng các mẹo tại nhà

Mẹ bầu bị nhiệt miệng hãy áp dụng ngay các phương pháp đơn giản sau:

Súc miệng nước muối

Súc miệng bằng nước muối là giải pháp điều trị nhiệt miệng hiệu quả và an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của mẹ bầu. Nước muối vốn có đặc tính sát trùng, kháng khuẩn, giảm viêm, xoa dịu giảm đau tổn thương, làm săn se vết loét nhiệt miệng và nhanh lành hơn, khử mùi hôi miệng…

Nhiệt miệng khi mang thai
Súc miệng nước muối hàng ngày xoa dịu, làm lành vết loét nhiệt miệng hiệu quả trong giai đoạn mang thai

Cách thực hiện: Mẹ có thể chọn mua các loại dung dịch súc miệng sinh lý bán sẵn ở các hiệu thuốc hoặc pha nước muối ấm pha loãng. Súc miệng đều đặn  4 – 5 lần/ ngày, kiên trì thực hiện cho đến khi triệu chứng nhiệt miệng biến mất hoàn toàn.

Uống trà hoa cúc

Trà hoa cúc có vị đắng và chát nhẹ, tính mát với khả năng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Do đó, nếu mẹ bầu bị nhiệt miệng do nóng trong người hãy áp dụng ngay mẹo này để cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh.

Cách thực hiện: Mẹ hãm trà như bình thường và uống nhiều lần trong ngày. Kiên trì sử dụng cho đến khi vết loét nhiệt miệng thuyên giảm hoàn toàn. Thời điểm uống trà hoa cúc tốt nhất là sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.

Uống bột sắn dây

Củ sắn dây được sử dụng để mài làm bột, nổi tiếng với nhiều công dụng chữa bệnh và giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong đó, bột sắn dây được biết đến với tính mát, thanh lọc giải nhiệt, làm mát gan, nhờ đó cải thiện hiệu quả các triệu chứng nhiệt miệng. Phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể sử dụng bột sắn dây với liều lượng vừa phải để cải thiện bệnh.

Cách thực hiện: Mẹ pha bột sắn dây với nước sôi sao cho thu được hỗn hợp đặc sệt và thưởng thức. Mẹ có thể kết hợp thêm với sữa đặc hoặc chanh, đường để tạo vị dễ uống. Kiên trì sử dụng mỗi ngày 1 ly nước sắn dây trong 3 – 4 ngày sẽ giúp triệu chứng nhiệt miệng thuyên giảm hoàn toàn.

Bôi mật ong

Mật ong được biết đến với khả năng kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên. Đặc biệt nhờ chứa hàm lượng cao vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện các triệu chứng nhiệt miệng hiệu quả. Mỗi ngày mẹ bôi mật ong nguyên chất vào vị trí vết loét nhiệt miệng từ 2 – 3 lần/ ngày. Kiên trì thực hiện trong 2 – 3 ngày sẽ đạt hiệu quả cải thiện rõ rệt.

Bôi dầu dừa

Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh dầu dừa có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau tại chỗ hiệu quả, nhất là khi bị nhiệt miệng. Bản thân dầu dừa cũng rất lành tính và an toàn có thể dùng cho phụ nữ mang thai.

Cách thực hiện: Mẹ dùng tăm bông hoặc tay bôi dầu dừa trực tiếp vào vị trí vết loét từ 2 – 3 lần/ ngày. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng dầu dừa trong chế biến món ăn để tăng hiệu quả.

2. Dùng thuốc bôi nhiệt miệng an toàn cho mẹ bầu

Phụ nữ mang thai là đối tượng rất nhạy cảm, cần hạn chế tối đa việc dùng thuốc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, trường hợp vết loét nhiệt miệng khá nặng, gây đau nhức nhiều khiến mẹ không ăn uống được, nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn dùng một số loại thuốc hỗ trợ, an toàn với thai phụ.

Nhiệt miệng khi mang thai
Trường hợp mẹ bầu bị nhiệt miệng nặng cần trao đổi với bác sĩ để được chỉ định dùng loại thuốc phù hợp

Chẳng hạn như:

  • Các loại thuốc bôi chứa thành phần Benzocaine và Lidocain giúp gây tê, giảm đau tại chỗ ở vị trí vết loét nhiệt miệng;
  • Thuốc bôi chứa hoạt chất Salicylic dành cho những trường hợp đau nhức dữ dội;
  • Thuốc bôi chứa nitrat bạc vừa có tác dụng giảm đau vừa kích thích vết loét lành lại nhanh hơn;
  • Nước súc miệng chứa hoạt chất Chlorhexidine giúp sát khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan;

Lưu ý: Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào đều cần có sự chỉ định của chuyên gia, mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc theo cảm tính để tránh gây tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe bản thân cũng như sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu bị nhiệt miệng nên ăn uống gì, kiêng gì tốt nhất?

Bên cạnh các biện pháp điều trị, mẹ bầu cũng cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học để hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng bệnh. Giải pháp này đặc biệt hiệu quả với những mẹ bầu thiếu hụt dinh dưỡng trong thai kỳ. Trong ăn uống, mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

  • Chọn các loại đồ ăn thức uống có tính mát, khả năng thanh nhiệt giải độc tốt và tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể;
  • Tránh các loại thức ăn thô cứng, cay nóng, quá chua, quá mặn để hạn chế các kích thích tại vết loét nhiệt miệng, tăng nặng tổn thương và kéo dài thời gian điều trị;
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin khoáng chất cần thiết để cân bằng dinh dưỡng trong thai kỳ;

Bà bầu bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất cần thiết dưới đây sẽ giúp mẹ bầu có một sức khỏe tốt và cải thiện các triệu chứng nhiệt miệng rõ rệt:

Nhiệt miệng khi mang thai
Bà bầu bị nhiệt miệng nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất từ rau xanh, củ quả, trái cây…
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ thường có nhiều trong rau xanh, trái cây giúp hạn chế tổn thương niêm mạc và thúc đẩy làm lành nhanh các tổn thương nhiệt miệng. Điển hình như các loại rau bina, rau cải, bông cải xanh, cà chua, khoai tây, bắp cải, dâu tây, kiwi, chuối, đu đủ…
  • Thực phẩm giàu sắt: Sắt là chất cần thiết giúp duy trì sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ làm lành vết thương nhiệt miệng hiệu quả cho bà bầu. Một vài thực phẩm giàu sắt mẹ nên tăng cường như súp lơ xanh, trứng, thịt gà…
  • Thực phẩm giàu kẽm: Thiếu kẽm không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi mà còn tăng nguy cơ gây nhiệt miệng khi mang thai. Một số thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, cua, tôm, mực, trứng, đậu phộng…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Đây là dưỡng chất cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng từ bên trong cơ thể, ngăn chặn các yếu tố gây hại đến khoang miệng và hình thành vết loét nhiệt miệng. Đồng thời, bổ sung đầy đủ vitamin C sẽ giúp mẹ bầu khỏe mạnh, hạn chế mệt mỏi, tốt cho sức khỏe của thai nhi. Một số loại trái cây giàu vitamin C tốt cho thai kỳ như kiwi, dâu tây, nho, đu đủ, bơ, cam, quýt, bưởi…
  • Thực phẩm giàu vitamin B2: Thiếu vitamin B2 làm tăng nguy cơ phát sinh các triệu chứng viêm loét miệng, rụng tóc, da khô nứt nẻ… Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B2 như cá ngừ, cá hồi, hạt hanh nhân, hạt dẻ,…

Bà bầu bị nhiệt miệng nên uống gì?

Khi bị nhiệt miệng, mẹ bầu nên ưu tiên các loại thức uống có tính mát, giảm nhiệt và giảm nóng trong người nhanh chóng như:

  • Nước ép cam tươi;
  • Nước rau má;
  • Nước trà xanh;
  • Nước ép cà chua;
  • Nước rau diếp cá;
  • Nước bột sắn dây;
  • Nước ép khế chua;

Bị nhiệt miêng nên kiêng gì?

Để tránh làm kích thích các vết loét nhiệt miệng gây đau rát và kéo dài thời gian điều trị, mẹ bầu cần hạn chế hoặc tránh sử dụng các loại thực phẩm sau đây:

Nhiệt miệng khi mang thai
Mẹ bầu bị nhiệt miệng tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, cà phê để tránh gây kích ứng vết loét nhiệt miệng
  • Thức ăn cay nóng: Những món ăn chứa nhiều gia vị như tỏi, ớt, tiêu, mù tạt hay thức ăn còn đang nóng bốc khói sẽ khiến vết loét trong miệng cực kỳ rát xót và kích thích phát triển nặng hơn. Vì vậy, tốt nhất nên ưu tiên những món chế biến thanh đạm, nhạt vị và để nguội trước khi dùng.
  • Thức ăn mặn: Tránh nêm nếm quá mặn khi chế biến thức ăn vì lượng natri lớn trong muối sẽ càng kích thích vết viêm loét diễn tiến nặng hơn.
  • Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ: Những loại thức ăn chiên rán thường thô cứng, đòi hỏi bạn phải nhai kỹ, nhai nhiều và lâu hơn, vô tình gây ra kích thích tại vết loét nhiệt miệng. Ngoài ra, đồ ăn chiên xào có tính nóng, khiến vết loét nhiệt miệng kéo dài lâu khỏi hơn.
  • Thức ăn nhiều đường: Đường được xem là món ăn yêu thích của vi khuẩn và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, kéo theo vết loét nặng hơn và lâu lành.
  • Đồ ăn quá chua: Những món ăn muối chua, lên men hoặc trái cây chưa chín, chứa nhiều acid nitric là yếu tố làm gia tăng triệu chứng đau nhức, rát xót tại vị trí vết loét nhiệt miệng.
  • Đồ uống có gas, cồn, cà phê: Rượu, bia, các loại nước uống có gas đều là những thứ khiến vết loét nhiệt miệng lâu lành, thậm chí diễn tiến nặng hơn. Không những vậy, những loại này còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, hãy kiêng tuyệt đối những loại này trong quá trình điều trị nhiệt miệng của mẹ bầu.

Biện pháp phòng ngừa nhiệt miệng khi mang thai

Bên cạnh các biện pháp điều trị, mẹ bầu cần chủ động áp dụng các biện pháp chăm sóc để phòng ngừa nhiệt miệng, bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé:

Nhiệt miệng khi mang thai
Mẹ bầu uống đủ nước giúp duy trì độ ẩm cho khoang miệng và tăng cường hoạt động trao đổi chất phòng ngừa nhiệt miệng tái phát
  • Hạn chế các tổn thương trong niêm mạc miệng trong lúc ăn uống hay đánh răng.
  • Giữ vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, súc miệng nước muối và dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn;
  • Bổ sung đủ nước, từ 2 lít nước trở lên nhằm duy trì hoạt động trao đổi chất trong cơ thể. Có thể xen kẽ thêm các loại thức uống có tính mát như vừa kể trên;
  • Ăn uống khoa học lành mạnh, ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng, nâng cao miễn dịch chống lại bệnh tật;
  • Mẹ bầu cần duy trì tâm lý ổn định, tránh stress, căng thẳng trong suốt thai kỳ để tránh làm suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh;

Bị nhiệt miệng khi mang thai thực chất không nguy hiểm và dễ dàng kiểm soát được nếu mẹ biết cách. Chỉ cần tập trung cải thiện triệu chứng bằng các mẹo đơn giản như làm mát, tăng thải độc và kết hợp chú ý quan tâm về chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp đẩy lùi mọi triệu chứng. Trường hợp nhiệt miệng diễn tiến nặng mẹ cần gặp bác sĩ để thăm khám để có hướng điều trị kịp thời, an toàn.

Có thể bạn quan tâm

Nhiệt miệng mãn tính

Nhiệt Miệng Mãn Tính Là Gì? Nguyên Do và Cách Chữa Trị

Nhiệt miệng mãn tính là tình trạng các vết loét tái đi tái lại nhiều lần trong năm với mức...

nhiệt miệng

Nhiệt Miệng Nên Ăn Gì, Nên Kiêng Gì Giúp Nhanh Khỏi Hơn?

Nhiệt miệng nên ăn gì? Các chuyên gia đã chỉ ra tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối...

Lưu ý khi dùng rau ngót chữa nhiệt miệng tại nhà

Dùng Rau Ngót Chữa Nhiệt Miệng Có Hiệu Quả Thiệt Không?

Dùng rau ngót chữa nhiệt miệng được nhiều người truyền tai nhau thực hiện. Phương pháp dân gian với nguyên...

Lưu ý khi dùng thuốc uống trị nhiệt miệng

Nhiệt Miệng Uống Thuốc Gì Để Cho Bệnh Nhanh Khỏi?

Nhiệt miệng uống thuốc gì? Thực tế tình trạng nhiệt miệng xuất hiện và có thể thuyên giảm sau 1...

Vai trò của chế độ dinh dưỡng khi bị nhiệt miệng

7 Món Ăn Chữa Nhiệt Miệng Thanh Mát, Thơm Ngon, Bổ Dưỡng

Món ăn chữa nhiệt miệng được chế biến từ các thực phẩm có tính mát, giúp thanh nhiệt, thải độc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.