11 Cách Chữa Nhiệt Miệng Tại Nhà Hiệu Quả Đến Khó Tin

Súc miệng bằng nước muối, dùng bột nghệ, mật ong,… là các cách chữa nhiệt miệng đơn giản áp dụng tại nhà. Sử dụng mẹo dân gian có tác dụng cải thiện triệu chứng đau rát, thúc đẩy quá trình phục hồi vết loét niêm mạc nhanh chóng hiệu quả hơn. 

Cách chữa nhiệt miệng tại nhà đơn giản hiệu quả

Nhiệt miệng khiến bạn cảm thấy khó chịu, ăn uống khó khăn do niêm mạc miệng xuất hiện các vết loét to, nhỏ khác nhau. Chúng có thể hình thành trên lưỡi, má trong, môi trong, nướu răng. Không chỉ gây đau xót khó chịu khi ăn uống, nói chuyện, nhiệt miệng còn có nguy cơ gây ra các biểu hiện toàn thân khác như sốt cao, nổi hạch,…

Cách chữa nhiệt miệng tại nhà đơn giản hiệu quả
Vết lở loét trong khoang miệng khi bị nhiệt miệng gây đau rát khó chịu

Nguyên nhân hình thành các nốt nhiệt miệng lở loét có thể là do ảnh hưởng từ thuốc tây trị bệnh, do ăn uống đồ cay nóng, rượu bia, đồ ăn cứng làm trầy niêm mạc miệng hoặc các chấn thương khác. Ngoài ra, nhiệt miệng có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý liên quan đến răng miệng, hệ tiêu hóa, hô hấp.

Bạn đọc nên tìm hiểu nguyên nhân và có cách chữa trị sớm. Mặc dù nhiệt miệng thường diễn ra trong thời gian ngắn từ 1 – 2 tuần, tuy nhiên cũng có một vài trường hợp nhiệt miệng kéo dài không khỏi và thường xuyên tái phát khiến người bệnh gặp nhiều vấn đề trong sinh hoạt đời sống.

Do đó, khi nhận thấy vết lở loét trong khoang miệng xuất hiện, bạn nên chủ động khắc phục, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để nhanh chóng làm lành niêm mạc. Ngoài sử dụng thuốc, người bệnh có thể áp dụng cách chữa nhiệt miệng tại nhà, đa số các phương pháp đều dùng nguyên liệu tự nhiên nên lành tính và tiết kiệm chi phí.

Cùng tham khảo ngay cách chữa nhiệt miệng đơn giản, hiệu quả bất ngờ dưới đây:

1. Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng giấm táo

Sử dụng giấm táo chữa nhiệt miệng là một trong những phương pháp được nhiều người quan tâm, áp dụng và nhận được hiệu quả tốt. Theo đó, giấm táo có tính axit nhờ chứa nhiều vitamin C, đây là loại giấm được lên men từ quả táo thiên nhiên.

Cách chữa nhiệt miệng tại nhà đơn giản hiệu quả
Súc miệng bằng giấm táo giúp làm sạch khoang miệng, hỗ trợ quá trình làm lành tổn thương

Nhờ đó, giấm đóng vai trò như một dung dịch sát khuẩn nhẹ, giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ hại khuẩn gây hại. Từ đó cảm giác đau rát do nhiệt miệng gây ra được kiểm soát đáng kể. Đồng thời vị trí lở loét cũng có hiện tượng phục hồi nhanh chóng hơn. Tham khảo ngay cách làm đơn giản:

  • Sử dụng một muỗng giấm táo pha loãng với một ly nước lọc.
  • Sau khi đánh răng dùng nước giấm táo súc miệng, súc trong khoảng 30 giây.
  • Nhổ sạch và dùng nước sạch súc miệng lại, áp dụng ngày 2 – 3 lần.
  • Lưu ý không nên dùng giấm táo nguyên chất bởi tính axit có thể làm bào mòn men răng.
  • Dùng với lượng vừa đủ, tốt nhất nên pha loãng để tránh làm hại răng.

2. Cách chữa nhiệt miệng bằng khế

Khế là loại quả quen thuộc ở nhiều vùng quê, được sử dụng làm nguyên liệu chữa nhiệt miệng. Loại cây này được trồng ở nhiều nơi, quả được hái chế biến món ăn và làm thuốc chữa bệnh. Nhờ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, trong đó đặc biệt là vitamin C, chất xơ và nhiều khoáng chất thiết yếu khác.

Bên cạnh tác dụng cải thiện nhiệt miệng, khế còn được dùng làm nguyên liệu chữa bệnh ho, hỗ trợ tiêu hóa,… Riêng trường hợp nhiệt miệng, dùng khế chua giúp cung cấp vitamin cho cơ thể, thanh nhiệt, thải độc giúp loại bỏ độc tố, giảm tình trạng tổn thương, viêm loét niêm mạc gây đau rát khó chịu. Cách dùng đơn giản:

  • Sử dụng khoảng 2 – 3 quả khế chua, rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho vào nồi.
  • Thêm vào nửa lít nước rồi bắt đầu đun với lửa lớn, đến khi sôi bừng thì nhỏ lửa, đun tiếp tục vài phút rồi tắt bếp.
  • Đợi khi nước khế nguội chắt lấy nước cốt, mỗi lần ngậm và nuốt từ từ giúp làm sạch khoang miệng, cải thiện hiện tượng đau rát do nhiệt miệng gây ra.

Đừng bỏ qua: Chữa Nhiệt Miệng Bằng Lá Bàng Non Qua Mẹo Hay Dân Gian

3. Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối là cách chữa nhiệt miệng tại nhà được nhiều người áp dụng. Nước muối pha loãng giúp lấy đi hại khuẩn, kháng viêm, giúp sát trùng vết thương hữu hiệu. Tuy nhiên khi ngậm và súc miệng bạn sẽ không tránh khỏi cảm giác đau xót nhẹ ở vị trí lở loét, cảm giác sẽ thuyên giảm ngay sau đó.

Cách chữa nhiệt miệng tại nhà đơn giản hiệu quả
Súc miệng bằng nước muối là một trong những biện pháp chữa nhiệt miệng được áp dụng

Vết thương được làm sạch kết hợp được chăm sóc tốt sẽ giúp chúng lành lặn nhanh chóng hơn. Ngoài ra, súc miệng bằng nước muối thường xuyên còn là cách cải thiện đau nhức răng, viêm nướu hoặc các bệnh lý nha khoa, bệnh hô hấp có liên quan đến tình trạng nhiệt miệng. Thực hiện:

  • Pha một muỗng nước muối với cốc nước ấm, bạn cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý có bán tại các nhà thuốc.
  • Súc miệng nước muối mỗi ngày, áp dụng 2 – 3 lần trong ngày để diệt khuẩn, kháng viêm, trị lở loét niêm mạc.
  • Mỗi lần súc trong khoảng 30 giây, dùng 20ml, không dùng nước muối quá đặc có thể gây hại cho men răng.

4. Dùng baking soda chữa nhiệt miệng

Dùng baking soda chữa nhiệt miệng cũng là cách được nhiều người áp dụng. Do loại nguyên liệu này có khả năng kháng khuẩn, chống viêm tốt, giúp làm sạch khoang miệng, ngăn tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Không chỉ hỗ trợ chữa nhiệt miệng, baking soda còn giúp loại bỏ mảng bám, làm trắng răng.

Dùng với lượng vừa đủ, tương tự như các cách trên bạn không nên lạm dụng baking soda. Bởi nếu dùng thường xuyên với số lượng lớn có thể ảnh hưởng đến men răng cứng. Do đó, mỗi lần dùng bạn chỉ duy trì trong khoảng 30 giây, dùng với lượng nhỏ baking soda. Cụ thể như sau:

  • Cho 5g bột baking soda vào trong cốc nước khoảng 230ml.
  • Khuấy đều, mỗi lần ngậm 15ml, súc miệng trong 30 giây rồi nhổ bỏ, súc miệng lại với nước sạch.
  • Thực hiện mỗi ngày, kiên trì 2 – 3 lần giúp làm sạch khoang miệng, sát khuẩn vết thương.

5. Cách chữa nhiệt miệng bằng cỏ mực

Cây cỏ mực được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh, nhất là các bệnh ngoài da, nhờ khả năng thúc đẩy vết thương lành lặn nhanh chóng. Đây cũng là nguyên liệu quen thuộc được dùng trong cách chữa nhiệt miệng tại nhà.

Cách chữa nhiệt miệng tại nhà đơn giản hiệu quả
Bài thuốc chữa nhiệt miệng bằng cây cỏ mực được nhiều người áp dụng

Theo đó, cây cỏ mực mọc hoang ở nhiều nơi, có giá trị dược liệu nhờ chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ. Ngoài cái tên cỏ mực, người ta còn gọi loại cây này là cây nhọ nồi bởi nước nấu từ cây có màu đen đặc trưng.

Bạn chỉ cần sử dụng nước cốt cây cỏ mực thoa lên vị trí lở loét giúp xoa dịu cảm giác khó chịu nhanh chóng, cải thiện tình trạng nhiệt miệng an toàn. Vết thương sau một thời gian thuyên giảm đáng kể, lành lặn, chấm dứt triệu chứng đau rát. Thực hiện theo cách đơn giản như sau:

  • Dùng một nắm cây nhọ nồi ngâm rửa với nước muối loãng cho thật sạch, để ráo.
  • Tiến hành giã nát, vắt lấy nước cốt.
  • Sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bạn dùng tăm bông chấm nước cốt bôi lên vị trí bị lở loét.
  • Áp dụng ngày 2 – 3 lần kiên trì để đẩy nhanh quá trình phụ hồi thương tổn, xoa dịu cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Bỏ túi: 3 Cách Dùng Cây Cỏ Mực Chữa Nhiệt Miệng Hiệu Quả

6. Dùng bột sắn dây chữa nhiệt miệng

Bột sắn dây không chỉ có tác dụng làm nguyên liệu nấu ăn mà còn được tận dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Loại bột này có tính mát, giúp hỗ trợ cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe, nhất là bệnh tiêu hóa, viêm loét,… Cách chữa nhiệt miệng tại nhà bằng bột sắn dây được áp dụng rộng rãi.

Bổ sung bột sắn dây giúp thanh mát cơ thể, loại bỏ tình trạng nhiệt miệng do ảnh hưởng bởi các yếu tố như nóng trong do uống thuốc Tây y, ăn thực phẩm không phù hợp, bị dị ứng,… Tham khảo ngay cách làm đơn giản dưới đây:

  • Pha khoảng 2 – 3 muỗng cà phê bột sắn dây với 1 ly nước nóng.
  • Khuấy cho bột chín đều rồi uống, nếu thích có thể thêm một ít bột sắn dây.

Tuy nhiên thận trọng khi dùng, không thích hợp cho người đang sử dụng thuốc trị bệnh tiểu đường, người đang bị ung thư, cơ địa nhạy cảm. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang sử dụng các thuốc điều trị gồm methotrexate, tamoxifen để tránh tình trạng tương tác thuốc.

7. Mẹo chữa nhiệt miệng bằng lá húng chó

Cây húng chó hay còn được gọi là húng quế, húng giổi, e tía,… loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình. Theo ghi chép, cây húng chó có vị cay, tính ấm, lá có mùi hương đặc trưng được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh lý như mỡ trong máu, bệnh da liễu, trị ho, viêm họng,…

Cách chữa nhiệt miệng tại nhà đơn giản hiệu quả
Chữa nhiệt miệng tại nhà với lá húng chó

Húng chó là loại rau có tính ấm, chứa hàm lượng tinh dầu dồi dào mang lại tác dụng giảm viêm, đau, lở loét niêm mạc miệng. Mẹo dùng lá húng chó cũng là cách chữa nhiệt miệng được nhiều người áp dụng tại nhà. Tham khảo ngay cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Hái vài lá húng chó hay còn gọi là húng quế, ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra để ráo nước.
  • Cho thêm vài hạt muối rồi nhai hỗn hợp đến khi tiết nước bọt.
  • Sau khi nhai kỹ nuốt hỗn hợp với ngụm nước lọc, áp dụng ngày 3 – 4 lần giúp làm giảm triệu chứng nhiệt miệng.

8. Cách chữa nhiệt miệng bằng rau đắng

Rau đắng ngoài dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn mà còn là vị thuốc dân gian quen thuộc được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Trong đó, cách chữa nhiệt miệng bằng rau đắng là cách được nhiều người quan tâm và áp dụng.

Sở dĩ dùng rau đắng là do loại cây này có chứa các hoạt chất giúp làm mát cơ thể, kháng viêm, thúc đẩy vết loét nhanh chóng hồi phục. Tham khảo ngay:

  • Dùng một nắm rau đắng đất, ngâm với nước muối loãng cho thật sạch, sau đó để ráo nước.
  • Cho rau đắng vào trong cối giã nát, chắt lấy nước cốt.
  • Ngậm nước cốt rau đắng đất và một vài hạt muối, nuốt từ từ.
  • Nếu dùng cho trẻ em có thể lấy tăm bông thấm nước cốt rau đắng đất chấm trực tiếp lên vị trí cần điều trị.
  • Áp dụng kiên trì, chỉ sau một ngày tình trạng nhẹ miệng nhẹ có chuyển biến tích cực.

9. Dùng bã chè khô chữa nhiệt miệng

Bã chè khô hay sử dụng trà túi lọc đã lọc chữa nhiệt miệng là cách làm được áp dụng phổ biến hiện nay. Do trong bã chè có chứa hàm lượng tanin dồi dào giúp chống khuẩn, kháng viêm hữu hiệu. Nguyên liệu giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương nhanh chóng hơn, lành tính và an toàn cho nhiều đối tượng. Áp dụng theo cách:

Cách chữa nhiệt miệng tại nhà đơn giản hiệu quả
Tận dụng bã chè, trà túi lọc làm nguyên liệu chữa nhiệt miệng đơn giản
  • Bã chè mang phơi khô sau đó đắp lên vùng nướu, niêm mạc bị viêm loét.
  • Áp dụng mỗi ngày 2 – 3 lần giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
  • Bên cạnh đó bạn có thể giữ lại phần bã trà túi lọc phơi khô rồi đắp lên vết lở loét ở nướu răng, khoang miệng.
  • Kiên trì thực hiện sau một thời gian ngắn nhiệt miệng cải thiện đáng kể.

10. Cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong

Cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong chắc hẳn đã không còn xa lạ với nhiều người. Mật ong có chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe, trong đó có thành phần kháng viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ giúp chống oxy hóa, nâng cao đề kháng cho cơ thể.

Dùng mật ong làm nguyên liệu chữa nhiệt miệng đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị mật nguyên chất, dùng hàng ngày đến khi nhận thấy vết loét thuyên giảm hẳn. Mẹo chữa lành tính, tuy nhiên không dùng mật ong cho đối tượng trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi để tránh gây ngộ độc cho trẻ nhỏ.

Dưới đây là cách dùng đơn giản:

  • Sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bạn dùng tăm bông thấm mật ong nguyên chất bôi lên vị trí lở loét.
  • Lưu lại có thể nuốt, thực hiện nhiều lần trong ngày để thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương.

11. Bôi dầu dừa trị nhiệt miệng

Tương tự như cách sử dụng mật ong bạn có thể thay thế bằng dầu dừa. Dầu dừa là loại dầu được tách chiết từ quả dừa tự nhiên, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn, dầu dừa còn chứa nhiều dưỡng chất được dùng trong làm đẹp, điều trị bệnh lý da liễu, tổn thương trong cơ thể,…

Bôi dầu dừa lên vị trí lở loét giúp kháng khuẩn, kháng viêm và kích thích quá trình phục hồi vết thương hiệu quả, nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó bạn có thể pha loãng với nước ấm dùng súc miệng bằng dầu dừa để chữa nhiệt miệng tại nhà.

Cách chữa nhiệt miệng tại nhà đơn giản hiệu quả
Dùng dầu dừa bôi hoặc súc miệng giúp trị nhiệt miệng tại nhà

Trên đây là gợi ý một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà bằng biện pháp đơn giản, dễ áp dụng, thích hợp với trường hợp nhẹ. Nếu áp dụng sau thời gian bạn thấy nhiệt miệng không thay đổi nên thăm khám và điều trị càng sớn càng tốt.

Xem thêm: Top 5 Nước Súc Miệng Trị Nhiệt Miệng Tốt Nhất Được Ưa Dùng

Lưu ý khi áp dụng cách chữa nhiệt miệng tại nhà

Áp dụng các cách chữa nhiệt miệng tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên lành tính, ít nguy cơ gặp phải tác dụng phụ giống như khi bạn dùng thuốc tây. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng thích hợp áp dụng cách chữa trị này. Bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Sử dụng mẹo tại nhà thích hợp với đối tượng bệnh nhẹ, trường hợp nhiễm trùng nặng, niêm mạc tổn thương dày đặc nên thăm khám bác sĩ để được hỗ trợ khắc phục kịp thời.
  • Tùy cơ địa, mức độ tổn thương mà bạn đang gặp phải hiệu quả chữa trị sẽ không giống nhau, bạn nên kiên trì áp dụng trong thời gian dài để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Lựa chọn nguyên liệu phù hợp, sơ chế sạch sẽ trước khi dùng để tránh tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bên cạnh áp dụng mẹo tại nhà bạn nên kết hợp thêm việc điều chỉnh chế độ ăn uống. Giai đoạn này cần kiêng các món cay nóng, đồ quá ngọt, quá chua để vết thương phục hồi hiệu quả hơn. Ngoài ra người bệnh nên tránh uống bia rươu, không nên hút thuốc lá,…
  • Lựa chọn thực phẩm mềm, dễ nhai, không ăn các món có gốc cạnh, cứng gây trầy xước, tổn thương niêm mạc nghiêm trọng hơn.
  • Uống đủ nước, kết hợp nước ép hoa quả tươi. Xây dựng lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục, để tinh thần lạc quan, vui vẻ, hạn chế căng thẳng, stress,…

Dùng cách chữa nhiệt miệng tại nhà được nhiều người lựa chọn. So với thuốc, mẹo dân gian dùng thảo dược lành tính, an toàn, có thể áp dụng trong thời gian dài mà không lo ảnh hưởng sức khỏe. Tuy nhiên trường hợp bạn nhận thấy vết loét không có dấu hiệu thuyên giảm, trở nên nghiêm trọng hơn cần đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

Lưu ý khi dùng cây thuốc Nam chữa nhiệt miệng

8 Cây Thuốc Nam Chữa Nhiệt Miệng Nhanh Khỏi Đến Khó Tin

Một số cây thuốc Nam chữa nhiệt miệng được dùng có thể kể đến như cây rau ngót, húng chó, rau diếp cá, lá bàng,... Các vị thuốc thiên nhiên...
Công dụng chữa nhiệt miệng bằng C sủi như thế nào?

C Sủi Chữa Nhiệt Miệng Có Hiệu Quả Thiệt Không?

C sủi chữa nhiệt miệng đã và đang được nhiều người truyền tai nhau áp dụng. Vậy thực hư phương...

Lưu ý khi dùng cây cỏ mực chữa nhiệt miệng

Cây Cỏ Mực Chữa Nhiệt Miệng Có Thực Sự Hay Như Lời Đồn?

Dùng cây cỏ mực chữa nhiệt miệng là một trong những phương pháp được nhiều người quan tâm. Từ lâu...

Nhiệt miệng PV là gì?

Nhiệt Miệng PV: Công Dụng, Cách Dùng và Lưu Ý Cần Biết

Nhiệt miệng PV có tác dụng cải thiện triệu chứng đau rát, khó chịu, hỗ trợ thúc đẩy vết loét...

Trẻ bị nhiệt miệng

Trẻ Bị Nhiệt Miệng Nên Làm Gì? Cách Chữa và Ngăn Ngừa

Trẻ bị nhiệt miệng không phải tình trạng hiếm gặp và cũng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên các triệu...

Bị nhiệt miệng nên ăn trái cây gì?

Bị Nhiệt Miệng Nên Ăn Trái Cây Gì Để Cho Mau Khỏi?

Bị nhiệt miệng nên ăn trái cây gì? Đây là thắc mắc được mọi người quan tâm. Bởi, theo khuyến...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *