Nhiệt Miệng Mãn Tính Là Gì? Nguyên Do và Cách Chữa Trị
Nhiệt miệng mãn tính là tình trạng các vết loét tái đi tái lại nhiều lần trong năm với mức độ ngày càng nặng theo từng đợt phát. Người bị nhiệt miệng kéo dài không khỏi không chỉ chịu những cơn đau rát, khó chịu trong ăn uống, giao tiếp mà còn có nguy cơ phát sinh các biến chứng viêm nhiễm, áp xe xoang hàm hoặc là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý khác như viêm đường ruột, Celiac, Behcet. bệnh Crohn…
Nhiệt miệng mãn tính là gì?
Nhiệt miệng mãn tính thực chất chính là các vết loét nhiệt miệng thông thường nhưng tái đi tái lại nhiều lần, triệu chứng có mức độ nặng hơn so với ban đầu và cũng lâu khỏi hơn. Vết loét nhiệt miệng nói chung còn được gọi là vết loét miệng, loét áp tơ (tên khoa học là Aphthous ulcer) dùng để chỉ các mô mềm trong khoang miệng gồm môi, lưỡi, má, nướu… xuất hiện các đốm trắng, vết loét nhỏ, nông, hình tròn, ở giữa màu vàng hoặc trắng, có viền rõ ràng…
Bệnh xảy ra do một loại virus có khả năng làm nhiễm trùng, lan rộng vết loét nhanh chóng. Ngoài các vết loét nhỏ, sưng đỏ, người bệnh còn bị đau nhức dữ dội, thậm chị sốt và nổi hạch khắp cơ thể. Chứng nhiệt miệng có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào, từ trẻ nhỏ cho đến người lớn, nhưng phổ biến nhất là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ bước vào độ tuổi thanh thiếu niên.
Xem thêm: Phân Biệt Nhiệt Miệng và Tay Chân Miệng Chuẩn Xác Nhất
Dấu hiệu nhận biết nhiệt miệng mãn tính
Triệu chứng nhiệt miệng mãn tính khá tương đồng với nhiệt miệng thông thường nhưng có mức độ trầm trọng và lâu khỏi hơn. Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp và khi phát hiện đầy đủ các triệu chứng này tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để khám ngay.
- Vết loét nhiệt miệng sâu, tăng dần kích thước, lớn hơn 1cm và có xu hướng lan rộng;
- Đau rát dữ dội ngay cả khi không chạm vào;
- Trường hợp nhiệt miệng do Herpes có kèm theo các nốt mụn rộp ở vành môi;
- Kèm theo đó là các triệu chứng toàn thân như đau đầu, đau bụng, sốt, mệt mỏi;
- Các triệu chứng kéo dài trên 10 ngày, áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà không thuyên giảm;
Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng mãn tính
Người bị nhiệt miệng mãn tính thường tái phát bệnh với tần suất 1 – 2 lần/ tháng hoặc nhiều hơn, mỗi lần kéo dài đến vài tuần. Các chuyên gia cho biết, có nhiều nguyên nhân gây nhiệt miệng mãn tính, có thể kể đến như:
1. Cơ thể thiếu chất, nóng trong người
Theo các tài liệu y học cổ truyền, cơ thể dễ dàng nóng lên khi ăn uống không lành mạnh, thường xuyên sử dụng thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, khó tiêu… Những chất cay nóng này khiến lượng khí huyết trong cơ thể bị nhiễm nhiệt độc. Khi đó nhiệt độc tác động ảnh hưởng đến da, các lớp niêm mạc và làm nổi các đốm nhiệt miệng, loét miệng và nổi mụn trên da…
Ngoài ăn uống đồ cay nóng, tình trạng nóng trong người do thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết như sắt, kẽm, vitamin B12, vitamin C. vitamin B7, vitamin PP, vitamin B2… cũng là yếu tố góp phần hình thành nhiệt miệng mãn tính. Vì những chất này đóng vai trò quan trọng giúp bạn có hệ miễn dịch tốt, tăng cường sức khỏe của các tế bào biểu mô. Do đó, khi thiếu hụt các chất này, từng lớp biểu mô niêm mạc trong khoang miệng dễ dàng bị vi khuẩn tấn công gây nhiệt miệng, viêm loét mãn tính.
Xem thêm: Nhiệt Miệng Ở Lưỡi: Nguyên Nhân và Giải Pháp Xử Lý, Điều Trị
2. Phản ứng kết hợp giữa kháng thể và kháng nguyên
Nhiều nghiên cứu cho thấy nhiệt miệng mãn tính xảy ra có liên quan đến phản ứng kháng nguyên – kháng thể. Hiểu một cách đơn giản thì những người thường xuyên mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu răng, viêm quanh chân răng,… thường có nguy cơ bị nhiệt miệng mãn tính cao hơn người bình thường.
Theo đó, cơ chế gây ra phản ứng kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể chính là khi tổ chức nha chu, răng bị vi khuẩn xâm nhập tấn công, cơ thể sẽ kích hoạt phóng thích các kháng thể nhằm tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, quá trình này vô tình làm xuất hiện các vết loét nhỏ ở niêm mạc miệng, lưỡi, má…
3. Hệ miễn dịch kém
Hầu hết những người bị nhiệt miệng mãn tính đều có hệ miễn dịch yếu kém. Do cơ chế tự bảo vệ của cơ thể không được đảm bảo nên khi tiếp xúc với vi khuẩn sẽ nhanh chóng bị tấn công và phát sinh viêm nhiễm. Không những vậy, khoang miệng còn là nơi tập trung của rất nhiều loại vi khuẩn, tạo điều kiện cho các vết loét nhiệt miệng tái đi tái lại thường xuyên.
Đặc biệt, những người có hệ miễn dịch yếu kém khi bị nhiệt miệng mãn tính sẽ rất lâu lành, vết loét rộng, sâu và lan rất nhanh.
4. Suy giảm chức năng gan
Gan là bộ phận quan trọng trong cơ thể đảm nhiệm chức năng chuyển hóa, thanh lọc và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Và khi gan bị tổn thương, chức năng gan suy giảm, nóng gan khiến độc tố không được lọc kỹ, không chuyển hóa để đào thải ra ngoài mà tích tụ trong cơ thể.
Lúc này, cơ thể sẽ biểu hiện ra ngoài bằng những vết loét nhiệt miệng lớn nhỏ, nổi mụn khắp cơ thể. Vì vậy, nếu nhiệt miệng mãn tính kéo dài không khỏi bạn hoàn toàn có thể nghi ngờ là do suy giảm chức năng gan.
5. Căng thẳng, stress quá mức
Áp lực về mặt tâm lý là một trong những nguyên nhân gây ra hàng loạt các bệnh lý, vấn đề sức khỏe, trong đó có chứng nhiệt miệng mãn tính. Để lý giải điều này, các chuyên gia đã tiến hành thực hiện một thí nghiệm, khi cơ thể căng thẳng quá mức với các biểu hiện như mệt mỏi, ăn không ngon, mất ngủ, thường xuyên cáu gắt… sẽ làm rối loạn hệ cân bằng sinh học trong cơ thể và kéo theo suy giảm miễn dịch.
Sự thay đổi này diễn ra đột ngột ngột và càng kéo dài thì các triệu chứng nhiệt miệng mãn tính càng nghiêm trọng, tái đi tái lại thường xuyên và khó có thể điều trị dứt điểm.
6. Dấu hiệu của các bệnh lý khác
Nhiệt miệng mãn tính, kéo dài mãi không khỏi có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý sau:
Nhiệt miệng mãn tính do bệnh Celiac
Đây là căn bệnh khá đặc biệt với tình trạng cơ thể không dung nạp gluten. Nếu chẳng may ăn phải các loại thực phẩm chứa gluten như lúa mạch, lúa mì, yến mạch… sẽ phát sinh hàng loạt các triệu chứng dị ứng như:
- Nổi nhiệt miệng;
- Nổi mụn rộp, phát ban;
- Cơ thể mệt mỏi, chuột rút;
- Đầy hơi, đau bụng;
- Đi ngoài phân lỏng, màu xám và có mùi hôi;
Bệnh dị ứng gluten thường đi kèm với các vấn đề về rối loạn tiêu hóa nặng, nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm loét, làm hẹp ruột non, đối với trẻ nhỏ thì dễ suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm phát triển.
Nhiệt miệng mãn tính do bệnh Crohn
Bệnh Crohn là bệnh lý về viêm ruột hoặc viêm ruột từng vùng. Đây là một dạng bệnh mạn tính đường ruột đặc trưng với các vết loét ở thành trong của ruột non, đại tràng. Những ảnh hưởng của bệnh khá nghiêm trọng đến toàn bộ hệ thống tiêu hóa, từ miệng đến hậu môn. Một số triệu chứng nhận biết bệnh Crohn dễ dàng như:
- Nhiệt miệng mãn tính kéo dài không khỏi;
- Đau bụng, tiêu chảy, phân có lẫn máu;
- Xuất hiện các cơn đau co thắt ruột;
- Sốt, mệt mỏi, chuột rút, chán ăn, sụt cân;
Bệnh Crohn nếu không được điều trị đúng cách có thể biến chứng sang nhiều bệnh lý khác như viêm gan, viêm khớp, tổn thương mắt, thiếu máu, trẻ nhỏ chậm phát triển, suy nhược cơ thể…
Xem chi tiết: Bệnh Crohn là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Nhiệt miệng mãn tính do bệnh Behcet
Behcet là căn bệnh hiếm xảy ra khi hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể tấn công ngược lại các bộ phận trong cơ thể và làm viêm mạch máu toàn thân, ảnh hưởng đến chức năng hệ tĩnh mạch. Các triệu chứng của bệnh Behcet thường xuất hiện ở hệ thống mạch máu, não bộ, dây thần kinh, bộ phận sinh dục, các khớp, da, mắt, miệng… Cụ thể với các triệu chứng sau:
- Nhiệt miệng mãn tính, viêm loét miệng kéo dài, tái phát thường xuyên;
- Xuất hiện các vết sần đỏ, phát ban khắp cơ thể;
- Viêm loét bộ phận sinh dục;
- Sưng đau mắt, suy giảm thị lực;
- Đau nhức khớp gối, mắt cá chân, khớp cổ tay;
- Tắc nghẽn mạch máu gây phình động mạch;
- Dễ mất thăng bằng;
- Tiêu chảy, đau bụng, sốt cao, đau đầu;
- Tăng nguy cơ đột quỵ;
Nhiệt miệng mãn tính do Herpes môi
Herpes môi là căn bệnh khá phổ biến, còn được gọi là mụn nước sốt, sốt vỉ. Bệnh đặc trưng với những vết phồng rộp lớn nhỏ trên niêm mạc môi hoặc xung quanh miệng, chúng tập trung thành từng đám và ửng đỏ. Đây là bệnh lý lây nhiễm trực tiếp giữa người với người do virus Herpes Simplex (HSV) thông qua dùng chung đồ dùng cá nhân, son môi, mỹ phẩm, hôn, quan hệ tình dục đường miệng…
Người bị Herpes môi thường có các biểu hiện đặc trưng như:
- Nổi nhiệt miệng mãn tính với các vết loét, phồng rộp sần sùi, đỏ ửng trong niêm mạc miệng;
- Kèm theo đau họng, sốt, sưng hạch cổ và chảy nhiều nước dãi;
Nhiệt miệng kéo dài không khỏi có nguy hiểm không?
Bản chất của nhiệt miệng mãn tính không quá nguy hiểm, không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe toàn thân và nhanh chóng biến mất sau 5 – 7 ngày dù không điều trị. Tuy nhiên, với những thông tin ở trên, bạn có thể thấy ngoài những nguyên nhân về suy giảm sức đề khàng hay thiếu chất, thì nhiệt miệng mãn tính cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, tuyệt đối không nên chủ quan trong việc thăm khám và điều trị khi các triệu chứng nhiệt miệng mãn tính kéo dài không khỏi.
Nhìn chung, các vết loét nhiệt miệng mãn tính tái đi tái lại thường xuyên thực sự là nỗi ám ảnh của nhiều người. Vì các vết loét lớn, sâu gây đau rát, nhất là khi ăn uống, nói chuyện và ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, chất lượng, hiệu suất công việc.
Ngoài ra, với những người có hệ miễn dịch yếu, nếu không chủ động điều trị sớm có thể phát sinh viêm nhiễm nghiêm trọng, gây viêm niêm mạc miệng, sốt, viêm tuyến nước bọt hoặc nổi hạch góc hàm. Vì vậy, ngay khi phát hiện bản thân thường xuyên nổi nhiệt miệng một cách bất thường, tốt nhất nên đi khám ngay để được chẩn đoán, kiểm tra toàn diện chức năng các cơ quan và có hướng điều trị phù hợp.
Cách điều trị nhiệt miệng mãn tính dứt điểm, hiệu quả
Sau thăm khám, tùy theo nguyên nhân gây nhiệt miệng mãn tính mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Hầu hết những trường hợp bị nhiệt miệng mãn tính thường xuất phát từ việc suy giảm sức đề kháng, thiếu chất cộng với sự tấn công của vi khuẩn, virus. Vì vậy, chỉ cần áp dụng các biện pháp đơn giản sau đây sẽ nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng:
1. Bổ sung các loại vitamin chữa nhiệt miệng
Thiếu hụt chất nào bổ sung chất đó chính là nguyên tắc chữa nhiệt miệng hiệu quả đối với những người bị nhiệt miệng mãn tính do thiếu vitamin. Cách này không chỉ có tác dụng điều trị mà còn đem lại hiệu quả dài lâu trong việc phòng ngừa tái phát nhiệt miệng mãn tính. Thông thường, các chuyên gia sẽ hướng dẫn bổ sung vitamin bằng 2 cách:
Bổ sung vitamin thông qua thực phẩm
Bổ sung vitamin thông qua đa dạng các loại thực phẩm quen thuộc vào thực đơn ăn uống hàng ngày là cách hiệu quả, nhanh chóng, tiết kiệm và đem lại lợi ích bền vững nhất cho sức khỏe. Bạn có thể bổ sung thực phẩm theo gợi ý sau:
- Vitamin B2: thường được tìm thấy nhiều trong các loại thịt, cá trứng, chế phẩm từ sữa, pho mát, sữa chua, các loại hạt (hạnh nhân, yến mạch, hạt mè…), bông cải xanh, nấm…
- Vitamin B3: thường có nhiều trong các loại cá biển như cá hồi, cá ngừ, cá cơm, cá trích… Ngoài ra, nguồn vitamin B3 cũng có trong các loại thịt gà, thịt bò, khoai tây, bơ, đậu Hà Lan…
- Vitamin B7: có nhiều trong các loại cá nước lạnh như cà mòi, cá trích, cá ngừ, các loại ngũ cốc, cà rốt, rau chân vịt, quả óc chó, bánh mì, thịt, đậu nành, trứng…
- Vitamin B12: có nhiều trong sữa thực vật, các loại bánh mì hoặc các loại thực phẩm có gốc động vật như thịt gia cầm, thịt, cá, trứng, sữa…
- Vitamin C: có nhiều trong các loại trái cây quả mọng, có múi như cam, bưởi, quýt, dâu tây, dứa, kiwi, xoài, đu đủ… và các loại rau xanh như cải xoăn, ớt chuông, súp lơ xanh…
Bổ sung vitamin bằng viên uống thực phẩm chức năng
Việc bổ sung vitamin trong thực phẩm đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe hơn nhưng lại không hiệu quả bằng các loại thực phẩm chức năng. Nhất là đối với những trường hợp bị nhiệt miệng mãn tính do thiếu chất trầm trọng, cần bổ sung đủ trong thời gian ngắn để cải thiện tình trạng bệnh.
Trên thị trường có rất đa dạng các loại thực phẩm chức năng, vitamin tổng hợp được điều chế dưới dạng viên sủi, viên nén, dạng siro uống… Tùy theo nhu cầu sử dụng hoặc trao đổi trực tiếp với chuyên gia để được tư vấn sử dụng phù hợp. Điển hình như một vài loại vitamin đến từ các thương hiệu sau:
- Vitamin B2: Viên uống Nature’s Own 100mg vitamin B2, viên uống F1-Care Complex…;
- Vitamin B3: Viên uống Vitamin PP Puritan’s Prode Niacin 100mg, viên uống Traphaco Vitamin PP 50mg…;
- Vitamin B7: Viên uống Natrol Biotin 1000Mcg của Mỹ, viên uống Biotin 21st Century vitamin B7…;
- Vitamin B12: Viên uống vitamin B12 5000 Mcg Kirkland của Mỹ, viên uống Nature Made vitamin B12 1000Mcg (Mỹ)…;
- Vitamin C: Viên uống DHC của Nhật, Vitamin C 500mg Cold Relief Blackmores, Vitamin C 1000mg Kirkland của Mỹ…;
Lưu ý: Sử dụng thực phẩm chức năng cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng, tuyệt đối không lạm dụng hoặc tự ý sử dụng quá liều để tránh các rủi ro tiềm ẩn ảnh hướng cho sức khỏe.
Bạn cần biết: Nhiệt Miệng Nên Uống Vitamin Gì Để Giúp Nhanh Hồi Phục?
2. Dùng thuốc Tây chữa nhiệt miệng mãn tính
Trường hợp các vết loét nhiệt miệng mãn tính khá nặng, gây đau nhức và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, ăn uống hàng ngày sẽ được kê toa thuốc nhằm kiểm soát triệu chứng. Một số loại thuốc chữa nhiệt miệng mãn tính thường dùng như:
- Thuốc giảm đau: Ưu tiên sử dụng các loại thuốc điều chế dưới dạng bôi chứa có thành phần giảm đau như benzocaine (như Orabase hoặc Orajel) và chất lidocain có khả năng gây tê, giảm đau khi bôi trực tiếp lên vết loét nhiệt miệng.
- Thuốc chống viêm: Các loại thường dùng như fluocinonide là thuốc chống viêm tại chỗ hoặc các thuốc steroid chứa thành phần acetonide triamcinolone.
- Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này thường dùng cho những trường hợp bệnh nhân bị nhiệt miệng mãn tính do vi khuẩn tấn công. Loại kháng sinh thường dùng là suldamethoxazon kết hợp trimethoprim đem lại hiệu quả cao trong điều trị nhiệt miệng.
- Thuốc kháng virus: Các loại thường dùng là famciclovir, acyclovir… với tác dụng tiêu diệt virus gây nhiệt miệng tái phát.
- Thuốc chống nấm: Điển hình như thuốc itraconazol, fluconazol, nystatin… dùng tại chỗ trực tiếp ngay tại vị trí vết loét nhiệt miệng.
Lưu ý: Dùng thuốc Tây trị nhiệt miệng mãn tính cần có sự chỉ định của bác sĩ sau thăm khám và chẩn đoán, xác định tình trạng nhiệt miệng. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
3. Áp dụng các mẹo cải thiện tại nhà
Ngoài các biện pháp trên, người bệnh cũng nên chủ động thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà nhằm hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Thậm chí, nhiều trường hợp bệnh nhân bị nhiệt miệng nhẹ có thể được điều trị khỏi hiệu quả:
- Súc miệng bằng dung dịch diệt khuẩn: Các chuyên gia khuyến khích bạn nên sử dụng các loại dung dịch súc miệng chứa thành phần steroid, chlohexidine, tetracycline… với tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm lây lan vết loét đến các mô niêm mạc xung quanh.
- Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa các loại vi khuẩn gây nhiệt miệng hiệu quả. Không những vậy, súc miệng nước muối đúng cách còn hỗ trợ làm săn se vết loét nhiệt miệng, làm lành tổn thương nhanh hơn. Mỗi ngày bạn nên súc mieng từ 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần súc tối đa 30 giây rồi nhỏ bỏ đi.
- Chườm đá lạnh: Nhiệt độ lạnh của đá giúp xua tan cơn đau nhức, sưng phù tại vị trí vết loét nhanh chóng. Lưu ý, bạn nên cho đá vào khăn hoặc một miếng vải nhỏ để tránh làm bỏng lạnh da và làm sạch khoang miệng trước khi chườm.
- Bột baking soda: Đây là một loại muối nở có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn chặn phản ứng viêm, cân bằng độ pH và thúc đẩy cơ chế tự làm lành nhanh chóng tại vị trí vết loét nhiệt miệng. Bạn hòa tan bột baking soda vào nước ấm và dùng để súc miệng liên tục, nên súc sau bữa ăn là tốt nhất.
- Uống trà hoa cúc: Sử dụng trà hoa cúc đem lại hiệu quả cải thiện triệu chứng rõ rệt đối với những người bị nhiệt miệng mãn tính do nóng trong người. Bởi hoa cúc có tính mát, thanh nhiệt, giải độc tốt, cải thiện đáng kể các triệu chứng nhiệt miệng. Bạn có thể uống trà hoa cúc vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng tốt nhất là vào buổi sáng khi vừa thức dậy, sau khi ăn 30 phút và trước khi đi ngủ 30 phút.
4. Chữa nhiệt miệng bằng nguyên liệu tự nhiên
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều cách chữa nhiệt miệng mãn tính bằng nguyên liệu tự nhiên. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng thử để cải thiện triệu chứng nhiệt miệng nhanh chóng:
- Dùng mật ong: Mật ong có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và cải thiện triệu chứng sưng đau tại vết loét nhiệt miệng nhanh chóng. Mỗi ngày bạn dùng mật ong nguyên chất bôi trực tiếp lên vị trí vết loét 3 lần/ ngày, nên bôi sau khi ăn và trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Dùng dầu dừa: Trong dầu dừa chứa hàm lượng cao chất kháng khuẩn, giảm sưng viêm tại vết loét nhiệt miệng nhanh chóng. Bôi dầu dừa tốt nhất là sau khi ăn sáng xong và trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Dùng bã chè khô: Trong bã chè khô có chứa hoạt chất tanin với khả năng chống viêm, giảm sưng đau rất tốt. Do đó đặc biệt phù hợp với những người bị nhiệt miệng mãn tính bị đau rát, sưng viêm nhiều. Sau khi hãm trà, tận dụng phần bã đắp vào vị trí vết loét từ 3 – 4 lần/ ngày.
- Dùng cây cỏ mực: Cỏ mực là loại thảo dược tự nhiên có tác dụng chống lại các loại vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, cỏ mực còn giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng, hỗ trợ thanh lọc cơ thể, giải độc gan… đẩy lùi tình trạng nhiệt miệng mãn tính. Bạn giã nát lá cỏ mực, lấy nước cốt hòa cùng mật ong, dùng tăm bông thấm dung dịch này bôi vào vết loét 2 – 3 lần/ ngày.
- Bột sắn dây: Đây là nguyên liệu tự nhiên có tính mát với khả năng thanh nhiệt, giải độc tốt nên được dân gian tận dụng để chữa các bệnh như nhiệt miệng, nổi mụn. Cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần pha 1 – 2 thìa bột sắn dây vào nước ấm, khuấy cho tan đều và uống. Lưu ý nếu dùng cho trẻ nhỏ đên đun sôi hỗn hợp mới cho trẻ dùng.
Lưu ý: Chữa nhiệt miệng mãn tính bằng mẹo dân gian chỉ phù hợp với những trường hợp có triệu chứng mức độ nhẹ. Nếu bị nặng tốt nhất không nên áp dụng, thay vào đó nên thăm khám và điều trị bằng các biện pháp y tế chuyên sâu.
Bỏ túi: 11 Cách Chữa Nhiệt Miệng Tại Nhà Hiệu Quả Đến Khó Tin
Biện pháp phòng ngừa tái phát nhiệt miệng mãn tính dài lâu
Nhiệt miệng mãn tính tái đi tái lại thường xuyên thực sự là một trong những mối lo ngại lớn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Do đó, nếu muốn chấm dứt tình trạng tái phát dai dẳng này, bản thân bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
Về chế độ ăn uống
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học là giải pháp tốt nhất giúp phòng tránh nhiệt miệng mãn tính:
- Bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể thông qua đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là các loại vitamin, khoáng chất từ rau xanh, củ quả, trái cây tươi…
- Hạn chế hoặc tránh sử dụng những món ăn cay nóng, chế biến chiên xào, nhiều dầu mỡ hay nêm nếm nhiều gia vị.
- Tránh sử dụng các loại đồ ăn thức uống chứa chất kích thích, rượu bia, đồ ăn chua.
- Bổ sung đủ 2 lít nước/ ngày để duy trì sự hoạt động khỏe mạnh của cơ thể, tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
- Có thể bổ sung thêm các loại nước uống có tính mát, thanh nhiệt giải độc như trà hoa cúc, nước rau má, nước trà xanh… để làm mát cơ thể, ngăn ngừa tái phát nhiệt miệng.
Về chế độ sinh hoạt
Để phòng tránh tái phát nhiệt miệng mãn tính, bạn cần nâng cao ý thức trong lối sống, sinh hoạt hàng ngày:
- Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, chải răng ít nhất 2 lần/ ngày sáng và tối.
- Kết hợp sử dụng nước muối sinh lý chuyên dụng và chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bảm thức ăn, tăng hiệu quả làm sạch.
- Luyện tập thể dục thể thao, vận động thể chất tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.
- Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và tránh làm việc quá sức, duy trì trạng thái tinh thần ổn định, tránh căng thẳng, stress…
- Thăm khám sức khỏe toàn diện và khám nha khoa định kỳ để sớm phát hiện các bất thường cũng như có hướng điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin cơ bản về căn bệnh nhiệt miệng mãn tính. Hy vọng những kiến thức hữu ích này sẽ giúp quý bạn đọc nắm được cách xử lý và phòng tránh tái phát nhiệt miệng tốt nhất, chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và các thành viên trong gia đình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng thăm khám trực tiếp tại bệnh viện để được tư vấn chi tiết.
Có thể bạn quan tâm
- Nhiệt Miệng Nên Ăn Gì, Nên Kiêng Gì Giúp Nhanh Khỏi Hơn?
- Top 8 Loại Kem Đánh Răng Trị Nhiệt Miệng Được Khuyên Dùng
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!