Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện và Giải Pháp Điều Trị

Nhiệt miệng gây đau xót bên trong khoang miệng, nhất là khi ăn phải thức ăn cay, nóng. Niêm mạc miệng xuất hiện các vết loét với kích thước khác nhau, đau kèm theo ngứa râm ran. Trường hợp nặng, tổn thương bên trong ngày càng lớn dần khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống, dần dần ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Nhiệt miệng là gì? Các biểu hiện thường gặp

Nhiệt miệng là tình trạng mà nhiều người gặp phải hiện nay. Đây là thuật ngữ chỉ hiện tượng đau do loét tại các vị trí như lợi, má, lưỡi, bên trong môi,… Đặc biệt cơn đau nặng hơn khi người bệnh ăn thức ăn cay, nóng, đồ chua khiến vết thương bị kích thích bùng phát triệu chứng dữ dội hơn.

Nhiệt miệng là gì? Các biểu hiện thường gặp
Nhiệt miệng hình thành các vết loét niêm mạc gây đau rác khi ăn uống, nói chuyện

Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiệt miệng, trong đó đối tượng thường gặp là người bị nóng trong, thường xuyên ăn đồ cay nóng,… Các vết loét xuất hiện có khả năng tái phát nhiều lần. Một đợt nhiệt miệng có thể kéo dài trong khoảng 1 tuần sau đó thuyên giảm rồi tái phát.

Vết loét hình thành có các kích thước khác nhau, tùy vào mức độ nhiệt miệng của mỗi bệnh nhân. Hình dạng vết loét như hình oval có màu trắng, viền đỏ, bên trong hơi trũng xuống, một số trường hợp loét lâu dần chuyển thành màu vàng.

Nhiệt miệng không có tính lây lan, các vết loét xuất hiện tại một vị trí cố định sau đó thuyên giảm. Mặc dù không quá nguy hiểm, tuy nhiên khi các tổn thương bên trong miệng hình thành nhiều vị trí, việc ăn uống trở nên khó khăn hơn.

Nhận biết và điều trị nhiệt miệng sớm thông qua các triệu chứng điển hình như sau:

  • Xuất hiện các vết loét trên niêm mạc ở lưỡi, má trong miệng, bên trong môi, mô nướu,… Vùng tổn thương bị sưng, tấy đỏ, nóng rát, đau nhức nhất là khi ăn uống, nói chuyện.
  • Quan sát vết thương có hình dạng oval nhỏ to khác nhau tùy vào mức độ nhiệt miệng của từng người. Bên ngoài tổn thương có viền đỏ nổi rõ lên trên bề mặt niêm mạc.
  • Vết loét sẽ dần chuyển thành màu trắng sau 7 – 14 ngày hình thành, lúc này cảm giác khó chịu cũng được xoa dịu hơn và dần dần phục hồi hẳn.

Nhiệt miệng có thể xuất hiện theo mùa, không cần điều trị có thể tự khỏi nếu bạn biết cách chăm sóc cơ thể đúng cách. Thận trọng đối với các tổn thương ở bề mặt lưỡi, nếu nhận thấy vết loét kéo dài không khỏi, lớn dần về kích thước nên chủ động đến gặp bác sĩ. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư lưỡi cực kỳ nguy hiểm.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nhiệt miệng? Có rất nhiều yếu tố liên quan đến vấn đề này. Cho đến hiện nay các chuyên gia vẫn chưa xác định được cụ thể nguyên nhân gây nhiệt miệng. Theo đó, vết loét trong miệng có thể hình thành do ảnh hưởng bởi các yếu tố dưới đây:

Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Chế độ ăn uống, sinh hoạt là một trong các nguyên nhân gây nhiệt miệng
  • Thói quen ăn nhiều đồ cay nóng, thức uống chứa cồn, chất kích thích khiến cơ thể bị nóng trong từ đó phát sinh các vết lở loét bên trong khoang miệng.
  • Ảnh hưởng bởi quá trình đào thải độc tố của gan bị suy giảm khiến các chất độc bị tích tụ lại, sau đó bộc phát tổn thương ở niêm mạc miệng, trên lưỡi. Các vết thương dần dần hình thành tích tụ dịch nước khi bị vỡ gây các vết loét đau nhức khó chịu.
  • Ảnh hưởng bởi hệ thống miễn dịch suy yếu, vi khuẩn từ đó có điều kiện tấn công sâu vào bên trong gây viêm loét.
  • Một số bệnh lý liên quan gây nhiệt miệng có thể kể đến như bệnh về nướu, sâu răng, viêm lợi,…
  • Do cơ thể chịu áp lực, căng thẳng trong thời gian dài, stress, mất cân bằng hormone bên trong cơ thể,…
  • Tổn thương niêm mạc cho đánh răng quá mạnh, vô tình cắn vào má trong,… Dần dần hình thành vết loét, gây đau rát khó chịu nhất là khi ăn các món cay nóng, đồ ăn chua,…
  • Cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, trong đó vitamin các nhóm B, C, và khoáng chất là nguyên nhân chính hình thành viêm loét niêm mạc miệng.

Ngoài ra, tình trạng nhiệt miệng còn có thể xuất hiện dưới tác động của các vấn đề liên quan khác chẳng hạn như ảnh hưởng từ bệnh dạ dày, hội chứng Behcet, bệnh rối loạn hệ miễn dịch,… Xác định nguyên nhân sẽ giúp bạn khắc phục nhiệt miệng dễ dàng hơn, đồng thời cũng giúp bạn phòng tránh nguy cơ tái phát làm suy giảm chất lượng cuộc sống và sức khỏe.

Xem thêm: Nhiệt Miệng Khi Mang Thai và Giải Pháp Chữa An Toàn Cho Mẹ

Các tác hại khi bị nhiệt miệng

Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm, các vết loét có thể cải thiện sau một thời gian ngắn, tuy nhiên bạn đọc không nên chủ quan. Nếu không chăm sóc và khắc phục đúng cách, nhiều khả năng viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe. Cụ thể:

  • Gây khó khăn cho việc ăn uống

Các tổn thương hình thành bên trong miệng khiến bạn gặp khó khăn khi ăn uống. Mặc dù vết loét không quá lớn, tuy nhiên khi ăn phải thức ăn có khả năng gây kích thích như đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn chua,… có thể làm cơn đau trở nên dữ dội.

Điều này khiến việc nhai nuốt thức ăn kém dần, vết thương bị cọ xát cũng có nguy cơ trở nặng. Chính vì thế người bệnh có cảm giác e ngại khi ăn uống, ăn không thấy ngon, một số đối tượng còn bỏ bữa. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ảnh hưởng công việc đời sống và sức khỏe tổng thể.

  • Tác động đến tâm lý, đời sống

Như đã đề cập, tình trạng nhiệt miệng mặc dù không đe dọa tính mạng của người bệnh và trên thực tế là hiện tượng nhẹ có thể thuyên giảm theo thời gian. Tuy nhiên, trong giai đoạn hình thành tổn thương và phát sinh triệu chứng khó chịu khiến cho người bệnh gặp nhiều vấn đề trong đời sống.

Các tác hại khi bị nhiệt miệng
Vết loét gây đau rát nhất là khi ăn phải thực phẩm kích thích, gây khó chịu, ảnh hưởng tâm lý của người bệnh

Bên cạnh việc ăn uống khó khăn, vết loét trong khoang miệng còn gây đau nhức, làm tâm lý của người bệnh bị tác động tiêu cực. Điều này khiến họ dễ nổi giận, luôn trong trạng thái khó chịu, không muốn giao tiếp với người xung quanh. Đặc biệt, cơn đau có thể xuất hiện vào ban đêm khiến giấc ngủ kém chất lượng, cơ thể mệt mỏi, stress.

  • Nguy cơ gia tăng nhiễm trùng

Trường hợp vết thương bị viêm nhiễm nặng hơn có nguy cơ hình thành ổ áp xe niêm mạc miệng. Nhất là khi bạn không chăm sóc, vệ sinh khoang miệng sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vết thương, tấn công khiến tình trạng nhiễm trùng ngày càng nghiêm trọng.

Lúc này, cơn đau sẽ nặng hơn khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống. Ngoài ra, ổ áp xe còn gây ra các triệu chứng toàn thân như sốt cao, đau nhức miệng, nổi hạch, hôi miệng,… Cần đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ khắc phục sớm.

  • Các biến chứng khác

Ngoài các tác hại kể trên, nhiệt miệng khi phát triển theo chiều hướng xấu có nguy cơ gây ra các bệnh lý khác. Bạn không nên chủ quan khi nhận thấy các nốt nhiệt miệng xuất hiện kéo dài không khỏi. Bởi chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như viêm loét đại tràng, đường ruột, ung thư,…

Mặc dù nhiều trường hợp nhiệt miệng không cần can thiệp có thể thuyên giảm trong thời gian ngắn. Tuy nhiên tốt hơn hết bạn nên chủ động điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống, bổ sung các thực phẩm có tính mát, vệ sinh răng miệng đúng cách để hỗ trợ thúc đẩy tổn thương mau chóng hồi phục, phòng ngừa rủi ro.

Các giải pháp điều trị nhiệt miệng

Nhiệt miệng có thể thuyên giảm mà không cần điều trị chuyên sâu. Tuy nhiên nếu biết cách chăm sóc tốt, bạn có thể kiểm soát triệu chứng đau rát giúp cơ thể dễ chịu hơn, tránh nguy cơ viêm loét nghiêm trọng hình thành ổ áp xe. Nguyên tắc điều trị bao gồm:

Các giải pháp điều trị nhiệt miệng
Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên bạn nên chủ động khắc phục nhiệt miệng sớm
  • Chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng, tốt nhất nên loại bỏ các mảng bám trên răng, thức ăn thừa bằng cách chải răng, dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng,… Điều này hỗ trợ bạn loại bỏ vi khuẩn, ngăn nguy cơ chúng tấn công khu vực tổn thương.
  • Áp dụng các biện pháp giảm đau giúp bạn dễ chịu hơn như sử dụng dung dịch bôi trực tiếp lên vết loét niêm mạc giúp làm dịu tổn thương, kiêng các món ăn, thức uống có khả năng gây kích thích.
  • Bổ sung cho cơ thể các thực phẩm lành mạnh, thực phẩm hỗ trợ làm lành tổn thương như các loại rau củ quả, trái cây tươi có tính mát, chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể.
  • Kiêng các hoạt động có khả năng tác động đến tổn thương làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn. Kiêng thuốc lá, rượu bia, đồ uống chứa cồn để quá trình chữa nhiệt miệng hiệu quả, nhanh chóng.

Như đã đề cập, thông thường trong khoảng 1- 2 tuần sau khi vết loét niêm mạc hình thành chúng sẽ tự thuyên giảm và cải thiện mà không cần can thiệp điều trị quá chuyên sâu. Tuy nhiên cơn đau xót khó chịu có thể làm người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống, sinh hoạt. Do đó, bạn có thể áp dụng một vài cách khắc phục đơn giản dưới đây:

Dùng mẹo dân gian

Có nhiều mẹo chữa dân gian được áp dụng giúp xoa dịu cảm giác khó chịu do nhiệt miệng gây ra. Trong đó có thể kể đến như sử dụng mật ong, nha đam, nghệ,… Biện pháp tại nhà hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau xót, đẩy nhanh hiệu quả điều trị viêm loét miệng. Tham khảo cách làm dưới đây:

Các giải pháp điều trị nhiệt miệng
Dùng nguyên liệu thiên nhiên chữa nhiệt miệng tại nhà đơn giản, an toàn
  • Sử dụng mật ong: Trong mật ong có chứa các thành phần kháng viêm, diệt khuẩn mạnh mẽ. Đặc biệt là chất chống oxy hóa và các hoạt chất thúc đẩy vết thương niêm mạc phục hồi nhanh chóng hơn. Do đó, khi bị nhiệt miệng nhiều người đã sử dụng mật ong nguyên chất để điều trị tại nhà. Cách làm đơn giản, người bệnh có thể sử dụng trà mật ong hoặc trực tiếp thoa mật ong lên vị trí cần điều trị.
  • Sử dụng nghệ: Nghệ chứa chất chống oxy hóa, thành phần kháng viêm hỗ trợ giảm tổn thương niêm mạc miệng. Đây là nguyên liệu quen thuộc được sử dụng trong các bài thuốc giúp làm lành vết thương, trị các vết loét ngoài da và trong niêm mạc miệng. Dùng tinh bột nghệ hòa với một chút mật ong bôi lên vết loét giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương.
  • Dùng nha đam: Nha đam có tính mát, giúp thanh nhiệt, thải độc cho cơ thể. Trường hợp bị nhiệt miệng có thể sử dụng nha đam hỗ trợ điều trị. Ngoài ra trong nha đam còn chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, giúp phục hồi vết thương niêm mạc miệng, xoa dịu triệu chứng đau xót. Dùng nha đam nấu nước mát uống mỗi ngày hoặc bôi trực tiếp gel nha đam lên vết thương để thúc đẩy tế bào mới hình thành, làm liền vết loét.

Mẹo chữa tại nhà giúp bạn cải thiện triệu chứng nhiệt miệng an toàn, ít gây tác dụng phụ, tiết kiệm chi phí mà cách thực hiện không quá cầu kỳ. Áp dụng kiên trì một thời gian để vết loét cải thiện, chấm dứt cơn đau rát khó chịu.

Xem thêmTrị Nhiệt Miệng Bằng Muối Dễ Dàng Theo Kinh Nghiệm Dân Gian

Điều trị bằng thuốc Tây y

Ngoài ra, hiện nay trên thị trường cũng có nhiều loại thuốc bôi, thuốc uống giúp chữa nhiệt miệng. Tác dụng thuốc Tây nhanh chóng nên giúp xoa dịu cơn đau xót hiệu quả, cũng vì thế nhiều người đã lựa chọn hướng khắc phục này. Dưới đây là các sản phẩm thường được sử dụng:

Các giải pháp điều trị nhiệt miệng
Dùng thuốc bôi, thuốc uống, nước súc miệng chữa nhiệt miệng
  • Thuốc sát khuẩn: Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ dùng các thuốc giúp sát khuẩn tại chỗ, tránh viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn, đồng thời cũng giúp thúc đẩy vết thương mau chóng hồi phục.
  • Thuốc chống viêm: Thường dùng ở dạng kem bôi, thuốc mỡ hoặc dung dịch súc miệng loại bỏ tác nhân gây hại, kiểm soát nhiệt miệng. Sản phẩm thường chứa các chất như triamcinolon, betamathason,… Thuốc giúp người bệnh giảm các triệu chứng khó chịu, sử dụng theo hướng dẫn.
  • Thuốc giảm đau: Dành cho đối tượng bị đau rát khó ăn uống, sinh hoạt.
  • Thuốc kháng sinh: Sử dụng với mục đích kháng khuẩn tại chỗ. Dùng thuốc đường uống hoặc sử dụng thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, còn nhiều loại thuốc khác có thể được chỉ định kết hợp sử dụng tùy vào mức độ tổn thương mà người bệnh gặp phải. Thuốc tân dược mang lại hiệu quả nhanh, xoa dịu cảm giác khó chịu cho người bệnh sớm phục hồi tổn thương.

Mặc dù vậy, thực tế thuốc vẫn có nhiều rủi ro phát sinh phản ứng phụ trong quá trình sử dụng. Do đó, bạn nên thận trọng, dùng theo đúng hướng dẫn, không nên tự ý kết hợp nhiều loại thuốc, dùng quá liều có thể gặp phải các phản ứng không mong muốn. Tốt hơn hết bạn nên thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Mách bạn: 8 Cây Thuốc Nam Chữa Nhiệt Miệng Nhanh Khỏi Đến Khó Tin

Bài thuốc Đông y

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc Đông y chữa nhiệt miệng. Đa số các bài thuốc đều dùng dược vị từ thiên nhiên nên lành tính, an toàn, dùng thời gian dài mà không lo lắng về tác dụng phụ như các thuốc tân dược. Tùy vào nguyên nhân gây nhiệt miệng, thầy thuốc Đông y sẽ kê cho bạn thang thuốc phù hợp.

Các giải pháp điều trị nhiệt miệng
Thuốc Đông y trị nhiệt miệng xoa dịu triệu chứng, hỗ trợ cải thiện căn nguyên gây bệnh

Theo Đông y, căn nguyên gây bệnh là do tâm hỏa can thịnh, tỳ vị tích nhiệt mà ra. Do đó, bài thuốc được dùng sẽ nhằm vào mục địch khắc phục tận gốc nguyên nhân. Tham khảo một vài thang thuốc như:

  • Thang thuốc 1: Dùng 10g mỗi vị gồm hoàng liên, hoàng bá, trúc diệp, 20g mỗi vị gồm rau má, cỏ mực, 16g cam thảo đất, tang diệp, 12g mỗi vị gồm sài hồ, thục địa. Sắc nấu nước uống mỗi ngày 1 thang, uống 3 lần giúp cải thiện triệu chứng đau rát.
  • Thang thuốc 2: Dùng 10g mỗi vị gồm đào nhân, hồng hoa, 16g mỗi vị mạch môn, thiên môn, sa sâm, 12g đương quy, sinh địa, bạch thược, cát căn, 20g mỗi vị bồ công anh, đinh lăng. Sắc uống chia thành 3 lần.
  • Thang thuốc 3: Dùng 10g mỗi vị gồm ngân hoa, tri mẫu, hồng hoa, đại táo, trúc diệp, 12g mỗi vị gồm liên kiều, hoàng bá, bạch thược, sinh địa, 20g cổ mực, cát căn. Sắc nước thuốc mỗi ngày 1 thang, chia thành 3 lần uống.

Dùng thuốc Đông y kiên trì để nhận được kết quả tốt nhất. Sử dụng theo hướng dẫn, nên tránh việc tự ý kết hợp nhiều vị thuốc, loại thuốc để giảm nguy cơ gặp tương tác thuốc gây ảnh hưởng sức khỏe. Kết hợp điều trị và chăm sóc tốt để bệnh cải thiện nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

Chăm sóc và phòng ngừa nhiệt miệng

Nhiệt miệng là tình trạng thường gặp, ai cũng có thể mắc phải. Mặc dù không nguy hại trực tiếp tính mạng, tuy nhiên cơn đau rát do vết loét miệng gây ra ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh khó khăn trong việc ăn uống, giao tiếp. Do đó, bạn nên chủ động chăm sóc cơ thể, phòng ngừa nhiệt miệng.

Chăm sóc và phòng ngừa nhiệt miệng
Chăm sóc răng miệng đúng cách, tránh nguy cơ nhiệt miệng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống

Một số lưu ý như sau:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, không nên chải quá mạnh gây tổn thương niêm mạc miệng, lưỡi, nướu răng. Lựa chọn sản phẩm làm sạch phù hợp giúp loại bỏ hại khuẩn gây hại lưu trú trong khoang miệng.
  • Tránh những thức ăn cứng, sắc nhọn để không gây trầy xước niêm mạc tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công gây vết loét miệng. Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tránh tình trạng thiếu vitamin, khoáng chất làm cơ thể suy giảm miễn dịch, dễ bị nhiệt miệng.
  • Ưu tiên các thực phẩm lành mạnh, có tính mát, hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, thức ăn chế biến nhiều dầu mỡ, không uống quá nhiều đồ uống chứa cồn, nước ngọt có ga.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, uống nước lọc và kết hợp thêm nước ép hoa quả tươi bổ sung vitamin, khoáng chất. Không dùng nước ngọt, nước ép đóng chai để giảm dung nạp chất bảo quản, đường tinh chế vào cơ thể.
  • Điều trị bệnh nha khoa, tiêu hóa, bệnh hô hấp theo hướng dẫn của bác sĩ. Không lạm dụng thuốc để tránh gặp tác dụng phụ gây lở loét miệng ảnh hưởng đến kết quả điều trị, sức khỏe.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, trường hợp phát hiện bất thường nên theo dõi và tốt hơn hết hãy thông báo với bác sĩ nếu bạn nhận thấy vết loét trong miệng không thuyên giảm.

Nhiệt miệng có thể cải thiến sau 1 – 2 tuần hình thành nếu bạn biết cách chăm sóc, điều chỉnh thói quen phù hợp. Tuy nhiên một số bệnh nhân chủ quan, tiếp tục ăn uống kém lành mạnh làm ảnh hưởng đến vết loét, lâu dần viêm nhiễm nặng gây ra nhiều triệu chứng bất thường hơn. Do đó, chuyên gia khuyến cáo bạn nên chủ động kiểm soát nhiệt miệng để phòng ngừa các nguy cơ không mong muốn xuất hiện gây hại cho đời sống và sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Lưu ý khi dùng cây thuốc Nam chữa nhiệt miệng

8 Cây Thuốc Nam Chữa Nhiệt Miệng Nhanh Khỏi Đến Khó Tin

Một số cây thuốc Nam chữa nhiệt miệng được dùng có thể kể đến như cây rau ngót, húng chó, rau diếp cá, lá bàng,... Các vị thuốc thiên nhiên...
Nhiệt miệng và tay chân miệng có nguy hiểm không?

Phân Biệt Nhiệt Miệng và Tay Chân Miệng Chuẩn Xác Nhất

Phân biệt nhiệt miệng và tay chân miệng đặc biệt là ở trẻ em để kịp thời khám và điều...

Lưu ý khi sử dụng cà tím chữa nhiệt miệng

Chữa Nhiệt Miệng Bằng Cà Tím Có Tốt Đúng Như Lời Đồn?

Chữa nhiệt miệng bằng cà tím? Nghe có vẻ không thực tế, tuy nhiên đây lại là mẹo chữa đã...

Lưu ý khi dùng cây thuốc Nam chữa nhiệt miệng

8 Cây Thuốc Nam Chữa Nhiệt Miệng Nhanh Khỏi Đến Khó Tin

Một số cây thuốc Nam chữa nhiệt miệng được dùng có thể kể đến như cây rau ngót, húng chó,...

Các loại thuốc trị nhiệt miệng cho bé an toàn

Top 8 Loại Thuốc Trị Nhiệt Miệng Cho Bé Tốt, An Toàn Nhất

Sử dụng thuốc trị nhiệt miệng cho bé loại nào tốt? Đây là câu hỏi nhận được nhiều lượt quan...

Uống kháng sinh gây nhiệt miệng có phải không?

Uống Kháng Sinh Gây Nhiệt Miệng và Cách Khắc Phục An Toàn

Uống kháng sinh gây nhiệt miệng là một trong những vấn đề thường gặp hiện nay. Nhất là những trường...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *