Trị Nhiệt Miệng Bằng Muối Dễ Dàng Qua Các Mẹo Dân Gian

Trị nhiệt miệng bằng muối là mẹo đơn giản, mặc dù vậy vẫn có nhiều người đặt ra nghi vấn về cách chữa này. Bởi tình trạng tổn thương niêm mạc miệng nếu tiếp xúc với muối có thể bị đau rát khá khó chịu. Tuy nhiên muối có tính sát khuẩn, kháng viêm nên khi sử dụng sẽ làm sạch bề mặt niêm mạc, giúp tổn thương mau lành và phòng tránh nhiều rủi ro khác.

Dùng muối chữa nhiệt miệng có được không?

Như mọi người cũng đã biết, tình trạng nhiệt miệng thường xuất hiện khi cơ thể bị nóng trong, tổn thương niêm mạc miệng bị vi khuẩn tấn công, đánh răng mạnh, vệ sinh răng miệng không đúng cách, ăn uống không khoa học,…

Dùng muối chữa nhiệt miệng có được không?
Nhiệt miệng có thể hình thành ở niêm mạc miệng, trong môi, lưỡi,…

Nhiệt miệng mặc dù không phải là bệnh lý nguy hại, tuy nhiên các triệu chứng gây ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt và ăn uống hàng ngày của người bệnh. Nhận biết thông qua các dấu hiệu như xuất hiện vết loét với kích thước to nhỏ khác nhau, bên ngoài có viền trắng.

Vết thương có thể tự thuyên giảm sau một thời gian và biến mất mà không cần điều. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp viêm nhiễm nặng do người bệnh không điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt khiến vi khuẩn tấn công sâu.

Khi đó, các triệu chứng toàn thân có thể xảy ra như như nóng sốt nhẹ, tiêu chảy, sưng đỏ miệng, nóng rát,… Do đó, bạn không nên chủ quan, đặc biệt nếu nhiệt miệng kéo dài không khỏi hãy chủ động liên hệ với bác sĩ.

Hiện nay nhiều người áp dụng biện pháp khắc phục triệu chứng và đẩy nhanh quá trình phục hồi nhiệt miệng tại nhà với những nguyên liệu đơn giản, lành tính. Trong đó, mẹo trị nhiệt miệng bằng muối được áp dụng rộng rãi.

Muối có tính kháng viêm, sát trùng vô cùng hữu hiệu, nhờ đó hại khuẩn trong khoang miệng sẽ được cuốn trôi, làm sạch vết thương giúp chúng lành lại nhanh hơn. Tuy nhiên, nước muối tiếp xúc với vị trí nhiệt miệng có thể gây xót, đau rát nhẹ, vì thế nhiều người không an tâm khi dùng mẹo chữa này.

Mặc dù vậy bạn không cần quá lo lắng, nước muối pha loãng sẽ không ảnh hưởng đến tình trạng nhiệt miệng mà ngược lại còn giúp cuốn trôi hại khuẩn trong khoang miệng. Không chỉ giúp vết thương phục hồi nhanh hơn, súc miệng bằng nước muối đúng cách còn làm răng chắc khỏe, tiêu diệt vi khuẩn lưu trú tránh làm viêm nhiễm nốt nhiệt miệng.

Dùng muối chữa nhiệt miệng có được không?
Phương pháp dùng muối sát khuẩn, giúp nhiệt miệng chóng cải thiện

Phương án thích hợp cho đối tượng bị nhiệt miệng do chế độ ăn uống, nóng trong, tổn thương niêm mạc do đánh răng,… Trường hợp nhiệt miệng xuất phát từ các bệnh lý bên trong cơ thể nên đến gặp bác sĩ, kiểm tra để có biện pháp can thiệp phù hợp và hiệu quả.

Tham khảo thêm: Sâu Răng Số 6 Phải Xử Lý Thế Nào? Có Nên Nhổ Không?

Hướng dẫn cách trị nhiệt miệng bằng muối đơn giản

Áp dụng biện pháp trị nhiệt miệng bằng muối tại nhà đơn giản, thích hợp cho người bị nhiệt miệng nhẹ. Nguyên liệu có sẵn trong ngăn bếp gia đình, bạn chỉ cần hòa tan với nước ấm, súc miệng để loại bỏ vi khuẩn, làm sạch khoang miệng. Dưới đây là các bước thực hiện, bạn đọc tham khảo:

  • Đánh răng trước khi thực hiện sẽ hỗ trợ giúp tăng hiệu quả áp dụng mẹo chữa.
  • Sau đó, bạn dùng 1 muỗng muối tinh, hòa tan với lượng nước vừa đủ.
  • Tiếp đến ngậm nước muối, súc miệng cho sạch khoảng 2 – 3 phút.
  • Lặp lại mỗi ngày 2 – 3 lần hoặc khi có cảm giác khó chịu.

Nước muối sẽ hỗ trợ ức chế cũng như loại bỏ các tác nhân gây hại, giúp khoang miệng sạch sẽ hơn. Vi khuẩn bám ở kẽ răng, mặt lưỡi cũng được làm sạch giúp phòng ngừa rủi ro nhiệt miệng tái đi tái lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của người bệnh.

Tham khảo thêm: Răng Số 7 Bị Sâu Có Nên Nhổ Không? Biện Pháp Điều Trị

Lưu ý khi áp dụng cách trị nhiệt miệng bằng muối

Biện pháp trị nhiệt miệng bằng muối được nhiều người quan tâm và thực hành. Theo đó, tỷ lệ thành công khi áp dụng mẹo chữa khá cao, nhất là khi bạn kết hợp điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học. Tuy nhiên khi tiến hành bạn cần lưu ý:

Lưu ý khi áp dụng cách trị nhiệt miệng bằng muối
Áp dụng mẹo chữa nhiệt miệng bằng muối tại nhà đúng cách
  • Biện pháp tại nhà, điều trị nhiệt miệng bằng nước muối giúp kiểm soát các triệu chứng, làm sạch khoang miệng, thích hợp cho đối tượng nhiệt miệng nhẹ. Trường hợp vết loét không thuyên giảm hãy đến gặp bác sĩ để tránh tổn thương là bệnh lý khác, kéo dài phát sinh biến chứng.
  • Muối có thể gây đau rát tại vị trí vết loét, tuy nhiên một thời gian ngắn sẽ thuyên giảm. Bạn nên pha nước muối loãng, không nên chà muối lên vết thương hoặc sử dụng nước muối quá đậm đặc.
  • Áp dụng kiên trì, tuy nhiên không nên lạm dụng tránh ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, lưỡi, ảnh hưởng đến men răng.
  • Kết hợp điều trị nhiệt miệng bằng muối tại nhà, bạn đọc nên cân nhắc, điều chỉnh thói quen ăn uống. Đặc biệt là không nên ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn cay nóng, đồ uống có ga hoặc cồn, chất kích thích,…
  • Bên cạnh điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, bạn nên sắp xếp công việc và có thời gian để cơ thể thư giãn, giảm stress, việc áp lực trong thời gian dài cũng là yếu tố khiến nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần.
  • Kiểm tra y tế nếu dấu hiệu nhiệt miệng không thuyên giảm, đặc biệt tổn thương còn có dấu hiệu lan rộng, trở nên nặng nề hơn. Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Những thông tin trên hy vọng đã giúp bạn đọc biết thêm được cách trị nhiệt miệng bằng muối. Phương án tại nhà, dễ thực hiện thích hợp cho đối tượng bệnh nhẹ. Trường hợp ngoài vết loét niêm mạc, bệnh nhân còn gặp phải nhiều biểu hiện bất thường khác nên đến gặp bác sĩ để được khám và chữa trị với phương án thích hợp, an toàn và hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm

Nhiệt miệng PV là gì?

Nhiệt Miệng PV: Công Dụng, Cách Dùng và Lưu Ý Cần Biết

Nhiệt miệng PV có tác dụng cải thiện triệu chứng đau rát, khó chịu, hỗ trợ thúc đẩy vết loét...

Lưu ý khi dùng cây thuốc Nam chữa nhiệt miệng

8 Cây Thuốc Nam Chữa Nhiệt Miệng Nhanh Khỏi Đến Khó Tin

Một số cây thuốc Nam chữa nhiệt miệng được dùng có thể kể đến như cây rau ngót, húng chó,...

Nhiệt miệng nên uống vitamin gì?

Nhiệt Miệng Nên Uống Vitamin Gì Để Giúp Nhanh Hồi Phục?

Nhiệt miệng là căn phổ rất phổ biến, gây đau nhức, rát xót khi ăn uống, nói chuyện. Tuy nhiên,...

Nguyên nhân khiến nhiệt miệng tái đi tái lại

Nhiệt Miệng Tái Đi Tái Lại: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục

Nhiệt miệng tái đi tái lại gây đau rát khó chịu khi ăn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến...

Nhiệt miệng lâu ngày không khỏi là do đâu?

Nhiệt Miệng Lâu Ngày Không Khỏi và Biện Pháp Khắc Phục Hay

Nhiệt miệng lâu ngày không khỏi ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của nhiều người. Trường hợp bạn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *