Mất ngủ kéo dài nhiều ngày – Đây là cách khắc phục
Mất ngủ kéo dài dần trở thành nỗi ám ảnh của không ít người bởi chúng gây ra không ít hệ lụy làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Bên cạnh đó, tình trạng này nếu cứ tiếp tục tiếp diễn có thể khiến người bệnh phải đối diện với nhiều bệnh lý tiềm ẩn khác.
Nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài nhiều ngày
Mất ngủ kéo dài là một dạng rối loạn giấc ngủ, bao gồm cả tình trạng khó ngủ, thiếu ngủ, ngủ không giấc hoặc dễ bị đánh thức bởi những tác động nhỏ. Theo thống kê của Bộ Y tế, tần suất mắc bệnh mất ngủ ngày càng gia tăng trong xã hội hiện nay, con số này có thể lên tới 30% dân số trên thế giới và không có dấu hiệu thuyên giảm.
Khi bị mất ngủ kéo dài, người bệnh thường xuyên gặp phải các triệu chứng như: nằm mãi trên giường nhưng không thể chợp được mắt, khó vào giấc ngủ hoặc có thể ngủ tới 2 – 3 giờ sáng thì thức giấc nhưng cần khoảng 1 – 2 giờ thì mới có thể ngủ trở lại,… Một số trường hợp hiếm gặp khác có thể mất ngủ hoàn toàn trong vòng 24 giờ.
Theo các chuyên gia, hiện nay có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài. Từ những nguyên nhân nhỏ có thể xếp chúng vào những nhóm nguyên nhân chính sau:
- Nguyên nhân gây mất ngủ thoáng qua (mất ngủ dưới 1 tuần): Cơ thể và bộ não bị căng thẳng, mệt mỏi, rối loạn thời gian thức, lịch làm việc thường xuyên bị thay đổi, thay đổi múi giờ chênh lệch từ 6 – 24 giờ, sử dụng các kích thích,… là những “thủ phạm” điển hình gây nên tình trạng mất ngủ.
- Nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính (tình trạng mất ngủ kéo dài trên 3 tháng): Nguyên nhân này chủ yếu gặp phải ở các đối tượng có bệnh lý cơ thể hoặc bệnh lý tâm thần. Một số bệnh lý điển hình gây nên tình trạng mất ngủ như: đau dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm khớp, bệnh tim, hen phế quản,…
Bên cạnh đó, sự thiếu hụt serotonin trong cơ thể cũng có thể gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài. Bởi vì, lượng serotonin thường được sử dụng để sản xuất melatonin – loại hormone có liên quan đến đồng hồ sinh học của cơ thể. Sự thiếu hụt serotonin sẽ gây ức chế đến quá trình tổng hợp melatonin, khi đó, khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi, hay bồn chồn, dễ lo lắng và khó ngủ về đêm.
Xem thêm: Mất ngủ mãn tính là gì? Giải pháp điều trị tốt nhất
Tác hại hay biến chứng nguy hiểm của tình trạng mất ngủ kéo dài nhiều ngày
Mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến một số rủi ro hoặc tiềm ẩn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Điển hình là một số tác hại sau:
- Mất tập trung, cơ thể trở nên chậm chạp, gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ và ghi nhớ mọi thứ;
- Vì cảm giác buồn ngủ, thiếu sự tập trung sáng tạo nên hiệu suất của công việc cũng bị ảnh hưởng;
- Nảy sinh nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần như: tự kỷ, trầm cảm,…;
- Làm tăng đường huyết, có nguy cơ mắc bệnh tim mạch;
- Tăng cân do lượng calo trong cơ thể không thể tiêu hao và khiến lượng mỡ bị tích tụ;
- Làm ảnh hưởng đến da, sớm hình thành nếp nhăn và gia tăng tình trạng viêm do mụn;
- Nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Để tránh gặp phải những biến chứng trên, người bệnh cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Bởi khi bệnh trở nặng thì việc điều trị càng trở nên khó khăn hơn và tốn khá nhiều chi phí điều trị.
Mất ngủ kéo dài nhiều ngày có cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa không?
Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài nhiều ngày tiếp tục diễn ra và làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất thì người bệnh cần tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt để từ đó bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp.
Người bệnh cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ thần kinh hay các nhà tâm lý học khi bản thân xuất hiện các triệu chứng hay biểu hiện sau:
- Mất ngủ trong nhiều ngày liền, khó đi vào giấc ngủ hay khó duy trì giấc ngủ;
- Thức giấc nhiều lần trong mỗi giấc ngủ;
- Dậy sớm, có cảm giác mệt mỏi hay uể oải khi thức dậy;
- Dễ cáu gắt, tâm lý bất ổn;
- Làm giảm khả năng tập trung và gặp khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ…
Tùy vào những nguyên nhân và tình trạng cụ thể, việc chuẩn đoán bệnh mất ngủ có thể được tiến hành theo các chỉ định sau:
- Kiểm tra thói quen ngủ: Bác sĩ sẽ tra hỏi bệnh nhân với những câu hỏi liên quan đến thói quen ngủ, thời gian ngủ trung bình hoặc những câu hỏi bổ trợ khác để đánh giá chất lượng giấc ngủ và những vấn đề liên quan;
- Kiểm tra sức khỏe tổng quát: Khám sức khỏe tổng quát để tìm kiếm các dấu hiệu y tế có thể gây mất ngủ. Đôi khi, sẽ có những trường hợp được bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra các vấn đề tuyến giáp hay các vấn đề liên quan khác;
- Nghiên cứu giấc ngủ: Một số trường hợp khác bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân tìm đến các trung tâm nghiên cứu giấc ngủ để kiểm tra và ghi lại hoạt động của cơ thể như: chất lượng giấc ngủ, nhịp tim, hơi thở, chuyển động cơ thể, sóng não,… Toàn bộ hành động của bệnh nhân sẽ được theo dõi bởi thiết bị quan sát chuyên dụng.
→Mách bạn: 14 cách trị mất ngủ tại nhà hiệu quả – Ngủ nhanh, sâu
Biện pháp khắc phục tình trạng mất ngủ kéo dài nhiều ngày liền
Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tình trạng mất ngủ kéo dài nhiều ngày, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe đang mắc phải:
1. Sử dụng thuốc ngủ, thuốc an thần trị mất ngủ theo chỉ định của bác sĩ
Một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc gây ngủ, thuốc an thần, thuốc bổ thần kinh hay các thực phẩm chức năng hỗ trợ nâng cao chất lượng giấc ngủ. Phần lớn, các loại thuốc này đều chứa các loại thành phần hoạt chất kích thích não bộ tiết hormone giảm căng thẳng hoặc hormone gây ngủ, đồng thời giúp an thần, ổn định khu thần kinh và não bộ. Từ đó, giúp người bệnh dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ.
Tuy nhiên, điều trị bệnh mất ngủ kéo dài nhiều ngày bằng thuốc không được khuyến khích áp dụng. Người bệnh cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị bệnh mất ngủ nói chung và tình trạng mất ngủ kéo dài nói riêng. Tốt nhất, người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời trao đổi trực tiếp với bác sĩ về những triệu chứng bất thường trong khoảng thời gian sử dụng thuốc.
2. Dùng trà thảo mộc trị mất ngủ mỗi ngày
Khi mất ngủ kéo dài nhiều ngày, nhiều người thường chọn cách dùng các loại trà thảo mộc thay vì sử dụng thuốc Tây y. Đa phần, các dưỡng chất có trong trà thảo mộc ngoài công dụng cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất cần thiết còn giúp làm dịu thần kinh, thư giãn não bộ, giải tỏa sự căng thẳng, mệt mỏi và dễ đi sâu vào giấc ngủ.
Một số loại trà thảo mộc được phần đông người bệnh quan tâm và tin tưởng sử dụng để cải thiện tình trạng mất ngủ kéo dài nhiều ngày như;
- Trà tim sen;
- Trà gừng;
- Trà bạc hà chanh;
- Trà cây lạc tiên;
- Trà cây trinh nữ;
- Trà cây xạ đen;
- Trà lá vông;
- Trà cúc hoa;
- Trà nụ hoa tam thất bắc…
Những loại trà đã được đề cập là những loại có tác dụng giải nhiệt, thanh tâm giáng hỏa, hỗ trợ cơ thể đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể, đồng thời giúp cơ thể được thư giãn, đầu óc thư thái, giải phóng cảm giác lo lắng, căng thẳng, áp lực để giúp dễ đi vào giấc ngủ ngon.
Tuy nhiên, dùng trà thảo mộc trị bệnh mất ngủ chỉ là biện pháp hỗ trợ bởi chúng không có tác dụng điều trị triệt để. Nói theo cách khác, phương pháp trị bệnh bằng trà thảo mộc chỉ thích hợp với các trường hợp bị mất ngủ mức độ nhẹ hay giai đoạn khởi phát. Đối với trường hợp mất ngủ kinh niên, cần kết hợp việc sử dụng thuốc Tây y bên cạnh việc dùng trà thảo mộc.
3. Điều chỉnh đồng hồ sinh học bằng cách hình thành thói quen đi ngủ khoa học
Trong việc cải thiện tình trạng mất ngủ kéo dài, người bệnh nên hình thành thói quen đi ngủ khoa học bằng cách:
- Thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ là giải pháp hữu hiệu giúp cơ thể có cảm giác thoải mái, tỉnh táo khi thức dậy và cảm thấy buồn ngủ khi về đêm.
- Tuyệt đối không “mang” theo sự căng thẳng, mệt mỏi hay áp lực lên giường cùng bạn
- Tắt các thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ ít nhất 1 giờ đồng hồ, đặc biệt là các thiết bị điện tử có ánh sáng màu xanh như: tivi, điện thoại, máy tính, laptop, thiết bị chơi game,…;
- Vệ sinh không gian ngủ bằng cách điều chỉnh nhiệt độ, âm thanh và ánh sáng sao cho phù hợp.
- Lựa chọn tư thế ngủ phù hợp bởi chúng cũng chính là một trong những yếu tố quyết định khá nhiều đến chất lượng giấc ngủ.
4. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt hợp lý
Chế độ ăn uống và lối sinh hoạt cũng chính là yếu tố đóng vai trò khá quan trọng trong việc điều chỉnh tình trạng mất ngủ kéo dài. Người bệnh hoàn toàn có thể điều chỉnh những yếu tố này theo các gợi ý dưới đây:
- Tắm nước ấm trước khi ngủ giúp bộ não được thư giãn, thần kinh được ổn định và mang lại cảm giác dễ chịu
- Tránh tập thể dục hay vận động mạnh sát giờ đi ngủ. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn bộ môn khác để giúp dễ ngủ hơn như: hành thiền, yoga, dưỡng sinh,…;
- Tuyệt đối không ăn quá no trước khi đi ngủ. Tốt nhất bạn nên ăn tối trước 7 giờ và ăn các thức ăn nhẹ, mềm, lỏng và dễ tiêu;
- Không nên dùng caffeine trước giờ đi ngủ khoảng 6 – 8 giờ đồng hồ.
5. Liệu pháp tâm lý hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ kéo dài nhiều ngày
Ngoài những biện pháp khắc phục đã được đề cập, người bệnh có thể khắc phục tình trạng mất ngủ kéo dài bằng các liệu pháp tâm lý. Một số liệu pháp tâm lý điển hình như:
- Thư giãn đầu óc và giải tỏa sự căng thẳng mệt mỏi bằng việc đọc sách hoặc nghe nhạc.
- Ngồi thiền trước giờ đi ngủ khoảng 30 – 60 phút có thể giúp cơ thể và bộ não được giải phóng sự căng thẳng và mệt mỏi;
- Yoga cũng chính là một liệu pháp khác giúp điều hòa tâm thần, ổn định tâm lý, gia tăng sự tập trung và cải thiện trí nhớ
Mất ngủ nói chung hay mất ngủ kéo dài trong nhiều ngày đều làm ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng ghi nhớ và thực hiện nhiệm vụ. Do đó, người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh bằng cách tiến hành thăm khám tại các đơn vị uy tín, từ đó sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Đồng thời, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe đang mắc phải, bởi hai yếu tố này có thể quyết định thời gian khôi phục bệnh.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Mất ngủ có chữa khỏi được không? Bằng cách nào?
- Buồn ngủ mà không ngủ được do đâu? Cách khắc phục
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!