Thường Xuyên Bị Nhiệt Miệng và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Thường xuyên bị nhiệt miệng gây đau rát khó chịu khi ăn uống, giao tiếp làm ảnh hưởng đời sống sinh hoạt và sức khỏe của nhiều người. Ngoài ra, trường hợp viêm nhiễm kéo dài còn có nguy cơ gây ra các biến chứng khác mà người bệnh không thể chủ quan.

Thường xuyên bị nhiệt miệng là do đâu?

Bạn thắc vì sao tình trạng nhiệt miệng tái đi tái lại không khỏi, triệu chứng kéo dài hơn bình thường và lặp lại khiến cho cơ thể khá mệt mỏi, suy giảm chất lượng cuộc sống. Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, tuy nhiên vì sự chủ quan nên nhiều người không điều chỉnh sớm.

Thường xuyên bị nhiệt miệng là do đâu?
Nhiệt miệng tái đi tái lại khiến đời sống người bệnh gặp nhiều ảnh hưởng, tác động đến sức khỏe, tâm lý

Theo đó, nhiệt miệng là hiện tượng lở loét niêm mạc khoang miệng tại các vị trí như lưỡi, má trong, vị trí bên trong môi hoặc nướu răng,… Vết thương hình thành với kích thước nhỏ to khác nhau gây đau rát khó chịu, nhất là khi ăn uống thức ăn cay, đồ ăn chua, khi nói chuyện. Điều này ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhiều người.

Đặc biệt, tình trạng thường xuyên bị nhiệt miệng tái phát còn tác động đến tâm lý của người bệnh. Cơn đau có thể kéo dài, ảnh hưởng đến giấc ngủ, lâu dần cơ thể suy nhược hơn, ăn không ngon làm thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết.

Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời là cách tốt nhất giúp bạn tránh nhiệt miệng tái phát. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ chính khiến nhiều người thường xuyên bị nhiệt miệng, bạn đọc cần lưu ý:

Thường xuyên bị nhiệt miệng do thức ăn cay, nóng

Tình trạng bị nhiệt miệng thường xuyên, viêm loét niêm mạc miệng tái đi tái lại không cải thiện có thể là do bạn vẫn duy trì thói quen ăn đồ ăn cay nóng, uống thức uống chứa cồn, chất kích thích kém lành mạnh. Những thực phẩm này khiến cho cơ thể bị nóng trong, dễ gây lở loét miệng và phát sinh các vấn đề khác.

Ngoài ra, theo quan niệm Đông y, người thường xuyên bị nhiệt miệng có liên quan đến “khẩu cam”, tức là ăn các thực phẩm cay nóng. Dần dần sinh hỏa độc, nhiệt độc, ảnh hưởng tỳ, vị, tâm, can,… khiến cho miệng bị lở loét, đau rát, kèm theo các biểu hiện như khô miệng, lưỡi đỏ,…

Chấn thương vật lý, tổn thương khi chăm sóc răng miệng

Chấn thương té ngã, tai nạn va đập phần má, gây vết thương trong khoang miệng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị nhiệt miệng, lở loét đau rát khó chịu. Ngoài ra, một số tác động vật lý khác như ăn đồ ăn dai cứng, có góc cạnh nhọn làm trầy xước mô mềm, cắn vào má,… tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công gây tổn thương niêm mạc miệng.

Thường xuyên bị nhiệt miệng là do đâu?
Chải răng, gặp tác động vật lý quá mạnh khiến niêm mạc tổn thương tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công

Bên cạnh đó, nhiều người có thói quen đánh răng mạnh, dùng bàn chải chà xát khiến cho mô mềm trong miệng bị tổn thương. Không chỉ ảnh hưởng đến nướu răng, dễ gây chảy máu chân răng, việc chăm sóc răng miệng không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng nhiệt miệng và các vấn đề liên quan khác.

Rối loạn nội tiết tố, suy yếu hệ miễn dịch

Thường xuyên bị nhiệt miệng còn là tình trạng xảy ra khi cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch, có sự rối loạn nội tiết tố. Cụ thể, phụ nữ mang thai, trước, trong và sau khi hành kinh có những thay đổi bên trong cơ thể. Điều này khiến cho nhóm đối tượng này có xu hướng bị nóng trong người, viêm loét miệng.

Ngoài ra, trường hợp người có hệ miễn dịch suy yếu có thể gặp phải các vấn đề nha khoa, viêm hầu họng,… do vi khuẩn tấn công, gây hại. Chúng có thể khiến niêm mạc trong khoang miệng bị viêm loét, đau đớn khó chịu, cơn đau nặng hơn khi ăn, uống hoặc nói chuyện.

Thường xuyên bị nhiệt miệng do thiếu vitamin

Tình trạng thường xuyên bị nhiệt miệng xảy ra có khả năng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn bị thiếu hụt vitamin. Trong đó có thể kể đến như vitamin B12, kẽm, sắt, axit folic,… Chúng là những dưỡng chất thiết yếu của cơ thể. Khi bị thiếu hụt dễ gây ra các vấn đề sức khỏe, điển hình là tình trạng viêm loét miệng tái đi tái lại.

Do đó, nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, đặc biệt là niêm mạc miệng xuất hiện vết loét, tổn thương nên xác định nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp do quá trình ăn uống không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết nên chủ động bổ sung, cân bằng để tránh nguy cơ nhiệt miệng xuất hiện và tái phát thường xuyên.

Liên quan đến yếu tố di truyền

Di truyền cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nhiệt miệng mà không phải ai cũng biết. Nhiệt miệng thực tế có khả năng là bệnh lý liên quan đến tính di truyền. Khi gia đình có cha, mẹ gặp phải tình trạng thường xuyên bị nhiệt miệng, con cái cũng có tỷ lệ mắc phải cao hơn những đứa trẻ khác.

Thường xuyên bị nhiệt miệng là do đâu?
Nhiệt miệng còn có nguy cơ liên quan đến yếu tố di truyền

Ngoài ra, theo thống kê, người da trắng có xu hướng bị nhiệt miệng nhiều hơn so với người da màu. Điều này càng làm đánh giá về mức độ di truyền trên bệnh nhiệt miệng ngày càng cao. Tuy nhiên hiện nay yếu tố này vẫn còn đưa nghiên cứu bổ sung.

Thường xuyên bị nhiệt miệng do vấn đề về gan

Gan là bộ phận quan trọng trong cơ thể, có nhiệm vụ thanh lọc, đào thải độc tố và tống ra ngoài thông qua nước tiểu. Tuy nhiên, khi gan bị suy yếu hoạt động, độc tố có thể tích tụ dần gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Cụ thể hơn người bị bệnh gan thường xuyên gặp phải tình trạng nhiệt miệng, nóng trong, nổi mề đay, tiểu rắt,…

Trong đó, nhiệt miệng là một trong những biểu hiên cho thấy gan của bạn đang gặp vấn đề. Nếu nguyên nhân gây nhiệt miệng có liên quan đến tình trạng của gan, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị sớm. Nhất là khi nhận thấy viêm loét, lở miệng kéo dài hoặc tái phát nhiều lần.

Ảnh hưởng từ các bệnh lý dạ dày

Bệnh dạ dày do nhiễm phải vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh bị nhiệt miệng thường xuyên. Theo đó, vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày, dẫn đến trào ngược và nhiều vấn đề khác. Chúng có thể lưu trú ở khoang miệng, tác động lên niêm mạc làm hình thành các vết loét đau rát.

Yếu tố tâm lý, căng thẳng, áp lực

Căng thẳng, áp lực trong thời gian dài là yếu tố gây ảnh hưởng sức khỏe mà nhiều người không nhận ra. Các vấn đề tâm lý khiến cơ thể suy nhược, tác động đến sức khỏe tổng thể. Theo đó, hại khuẩn sẽ có điều kiện tấn công, gây tổn thương niêm mạc miệng, xuất hiện vết loét thường xuyên và gây cảm giác đau rát khó chịu.

Không những thế, một số bệnh nhân còn gặp phải các biểu hiện toàn thân như sốt cao, người mệt mỏi, kém tập trung,… Cần chủ động điều chỉnh công việc, giải tỏa áp lực tâm lý để tránh gặp phải các vấn đề không mong muốn khác.

Tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị bệnh

Một số người phải dùng thuốc tây điều trị bệnh trong thời gian dài. Điều này là nguyên nhân khiến miệng thường xuyên bị nhiệt miệng gây đau rát khó chịu. Bạn có thể thông báo với bác sĩ về vấn đề này để được điều chỉnh thuốc cho phù hợp. Ngoài ra bạn cũng có thể áp dụng các mẹo chữa tại nhà để làm mát cơ thể, giảm tải tác dụng phụ của thuốc.

Thường xuyên bị nhiệt miệng là do đâu?
Sử dụng thuốc tân dược điều trị bệnh trong thời gian dài bị nhiệt miệng thường xuyên

Các nguyên nhân khác

Trên đây là các nguyên nhân chính khiến bạn thường xuyên bị nhiệt miệng. Bên cạnh đó, còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng chẳng hạn như do bạn mắc phải các bệnh lý răng miệng không được điều trị dứt điểm, do bệnh suy yếu hệ miễn dịch, bệnh tự miễn, rối loạn tự miễn,…

Xác định nguyên nhân giúp bạn mau chóng điều trị dứt điểm, bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các biến chứng không mong muốn. Trường hợp tình trạng tái phát vết loét miệng do ảnh hưởng từ bệnh lý cần được kiểm tra, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nhiệt miệng thường xuyên ảnh hưởng sức khỏe như thế nào?

Thường xuyên bị nhiệt miệng là vấn đề mà nhiều người đang gặp phải. Vậy, tình trạng này có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, thực tế nhiệt miệng bình thường không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng. Đồng thời, các vết loét nhẹ chỉ sau 1 – 2 tuần có thể cải thiện mà không cần điều trị quá chuyên sâu.

Một số người lo ngại các nốt lở loét trong khoang miệng xuất hiện thường xuyên là do bệnh ung thư. Tuy nhiên, tổn thương do ung thư gây ra thường kéo dài, dễ lan rộng. Trong khi đó thông thường nhiệt miệng sẽ chấm dứt khi nguyên nhân gây bệnh được cải thiện.

Các tổn thương do ung thư sẽ vẫn hiện hữu khi những nguyên nhân này không còn tiếp diễn. Ngoài ra, người bị loét do ung thư sẽ không bị đau rát giống như nhiệt miệng, ổ viêm nhiễm chỉ gây triệu chứng dữ dội khi bị bội nhiễm do vi khuẩn, virus tấn công.

Mặc dù vậy bạn cũng không nên chủ quan, bởi nếu tiếp tục duy trì thói quen không lành mạnh, vết loét do nhiệt miệng vẫn có khả năng trở nặng, tạo thành ổ áp xe, kéo theo các vấn đề khác. Trường hợp nhiệt miệng nhẹ, tuy nhiên lặp lại thường xuyên còn gây ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của bệnh nhân.

Do đó, nếu bạn nhận thấy thường xuyên bị nhiệt miệng hãy chủ động trong việc xác định nguyên nhân và tìm hướng khắc phục sớm. Không nên tiếp tục duy trì các thói quen không có lợi cho tình trạng nhiệt miệng nếu không muốn tổn thương kéo dài, tái phát thường xuyên ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và sức khỏe.

Cách khắc phục tình trạng thường xuyên bị nhiệt miệng

Thường xuyên bị nhiệt miệng khiến bạn ăn uống không ngon miệng, đau rát khi nói chuyện, ảnh hưởng tới giấc ngủ,… Chủ động tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục sớm để bảo vệ sức khỏe. Dưới đây là các biện pháp xử lý nhiệt miệng tái phát nhiều lần, bạn đọc có thể tham khảo:

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Như trên đã đề cập đến một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng tái phát thường xuyên do cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, trong đó đặc biệt là vitamin, khoáng chất. Do đó, để nhanh chóng chấm dứt tình trạng này, bạn nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Lựa chọn thực phẩm có lợi và loại bỏ thức ăn, nước uống gây hại.

Cách khắc phục
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng nhiệt miệng

Một số vấn đề bạn đọc cần lưu ý:

  • Bổ sung các thực phẩm giúp cải thiện sức đề kháng, bổ sung vitamin, khoáng chất như trái cây tươi, cá béo, trứng, thịt, bông cải xanh,… Cân bằng dinh dưỡng để cơ thể hấp thu tốt nhất, đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu.
  • Kiêng ăn những món cay nóng, đồ ăn dầu mỡ, thức uống chứa ga, chất kích thích như rượu bia, nước ngọt đóng chai,… để tránh nguy cơ nhiệt miệng trở nặng hơn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Uống nhiều nước, bổ sung xen kẽ nước ép trái cây tươi để cung cấp vitamin cho cơ thể, tuy nhiên không nên lạm dụng chỉ uống với lượng vừa đủ.
  • Tránh ăn những món cứng, đồ ăn có góc cạnh khiến niêm mạc miệng dễ bị tổn thương, trầy xước tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công sâu.

Thay đổi thói quen không lành mạnh

Bên cạnh việc điều chỉnh lại thói quen ăn uống, nhằm tránh tình trạng tái phát nhiệt miệng bạn nên thay đổi một số thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Chẳng hạn như:

  • Nên ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố, gây nhiệt miệng hoặc các vấn đề liên quan khác.
  • Không cắn, nhai những vật không đảm bảo sạch sẽ có thể làm khoang miệng chứa vi khuẩn, virus gây tổn thương mô mềm, viêm loét.
  • Hạn chế căng thẳng, áp lực kéo dài, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, làm việc hợp lý hơn.
  • Tập luyện thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng chống lại các tác nhân gây hại.
  • Nếu gặp các vấn đề tâm lý nên tìm đến người có chuyên môn để được giải bày, chia sẻ, giảm tải áp lực,…
  • Chăm sóc răng miệng mỗi ngày, phòng ngừa bệnh nha khoa gây ảnh hưởng làm cơn đau rát do nhiệt miệng bùng phát ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe.

Dùng mẹo chữa tại nhà

Dùng mẹo chữa tại nhà giúp giảm triệu chứng đau rát do nhiệt miệng tái phát gây ra. Các phương pháp dùng nguyên liệu thiên nhiên phổ biến, giúp điều trị nhiệt miệng, đồng thời cải thiện những vấn đề liên quan mà ít gây tác dụng phụ. Tham khảo ngay một vài mẹo chữa nhiệt miệng xảy ra thường xuyên như sau:

Cách khắc phục
Áp dụng mẹo chữa tại nhà giúp tránh nhiệt miệng tái phát thường xuyên
  • Súc miệng nước muối: Nước muối pha loãng giúp diệt khuẩn trong khoang miệng, cuống đi thức ăn thừa và các mảng bám gây hại cho răng, nướu. Ngoài công dụng ngừa sâu răng, hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm amidan,… mẹo sức miệng bằng nước muối còn giúp điều trị nhiệt miệng. Vết loét được làm sạch, sát khuẩn nhanh chóng hồi phục, làm lành vết thương.
  • Bôi mật ong: Dùng mật ong nguyên chất trực tiếp bôi vào vị trí vết loét giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng, thúc đẩy vết thương mau lành. Nhờ mật ong chứa chất chống oxy hóa, vitamin và nhiều dưỡng chất khác tốt cho cơ thể. Áp dụng khi nhận thấy tình trạng nhiệt miệng tái phát.
  • Bôi dầu dừa: Dầu dừa cũng là nguyên liệu hỗ trợ điều trị nhiệt miệng tại nhà bạn đọc có thể sử dụng. Dầu thiên nhiên có chứa thành phần lành tính, giúp làm sạch vết thương, thúc đẩy tế bào mới hình thành thay thế cho các tế bào mất đi, làm vết thương nhanh chóng hồi phục. Trước khi bôi nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tạo điều kiện cho dưỡng chất thẩm thấu và phát huy tác dụng tối đa.

Ngoài các cách này, bạn còn có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên khác như nha đam, trà xanh, lá trầu,… chữa nhiệt miệng tái phát nhiều lần. Phương pháp tại nhà kiểm soát triệu chứng, giúp người bệnh giảm đau rát miệng. Đối với tình trạng nhiệt miệng có dấu hiệu bội nhiễm nên chủ động đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.

Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc trị nhiệt miệng thường là dạng bôi, trong một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống. Tùy mức độ nhiệt miệng và nguyên nhân gây bệnh của mỗi người, thuốc sẽ được kê đơn tương ứng. Ngoài ra, nếu trường hợp vết loét hình thành do ảnh hưởng bởi các bệnh lý khác, thuốc đặc trị sẽ được kê trong phác đồ điều trị bệnh tương ứng.

Nhằm giảm thiểu rủi ro gặp tác dụng phụ, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc, không kết hợp thuốc bừa bãi. Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ kết hợp chăm sóc, điều chỉnh thói quen sinh hoạt để bệnh sớm cải thiện, làm lành vết thương, phòng ngừa các rủi ro không mong muốn.

Tình trạng bạn thường xuyên bị nhiệt miệng có thể liên quan đến nhiều yếu tố. Việc tổn thương tái đi tái lại không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có nguy cơ biến chứng gây hại sức khỏe người bệnh. Do đó, bạn nên tìm hiểu nguyên do và có cách chữa trị sớm. Thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ đối với các trường hợp viêm loét nặng, tái phát không thuyên giảm.

Có thể bạn quan tâm:

Nhiệt miệng nên uống vitamin gì?

Nhiệt Miệng Nên Uống Vitamin Gì Để Giúp Nhanh Hồi Phục?

Nhiệt miệng là căn phổ rất phổ biến, gây đau nhức, rát xót khi ăn uống, nói chuyện. Tuy nhiên,...

Nhiệt miệng mãn tính

Nhiệt Miệng Mãn Tính Là Gì? Nguyên Do và Cách Chữa Trị

Nhiệt miệng mãn tính là tình trạng các vết loét tái đi tái lại nhiều lần trong năm với mức...

Công dụng chữa biệt miệng bằng nha đam

3 Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Nha Đam Dễ Dùng Tại Nhà

Áp dụng cách chữa nhiệt miệng bằng nha đam tại nhà vừa đơn giản vừa hiệu quả. Loại nguyên liệu...

Lưu ý khi dùng nước súc miệng trị nhiệt miệng

Top 5 Nước Súc Miệng Trị Nhiệt Miệng Tốt Nhất Được Ưa Dùng

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại nước súc miệng trị nhiệt miệng được người tiêu dùng lựa chọn....

Hướng dẫn các cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong

Chữa Nhiệt Miệng Bằng Mật Ong Qua Các Cách Dùng Hay Nhất

Chữa nhiệt miệng bằng mật ong là phương pháp dân gian đơn giản, áp dụng tại nhà giúp xoa dịu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.