Uống Kháng Sinh Gây Nhiệt Miệng và Cách Khắc Phục An Toàn
Uống kháng sinh gây nhiệt miệng là một trong những vấn đề thường gặp hiện nay. Nhất là những trường hợp bệnh nhân sử dụng thuốc trong thời gian dài. Các nốt nhiệt miệng xuất hiện không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn gây hại cho sức khỏe người bệnh.
Uống kháng sinh gây nhiệt miệng có phải không?
Nhiệt miệng là tình trạng lở loét niêm mạc miệng tại má trong, bên trong môi, trên dưới bề mặt lưỡi và thậm chí ở mô mềm nướu răng. Tên khoa học của tình trạng này là Recurrent Aphthous Stomatitis (RAS). Ngoài ra, nhiều người còn gọi hiện tượng này là loét miệng, loét Aphthous.
Các vết loét xuất hiện khiến người bệnh bị đau rát khi ăn, uống, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và lâu dần có thể gây hại cho sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, thông thường nhiệt miệng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, sau 7 – 10 ngày các nốt nhiệt miệng thuyên giảm và mất dần, không để lại sẹo.
Một vài trường hợp nhiệt miệng kéo dài hơn, dễ tái phát cần được điều trị để phòng tránh biến chứng. Mặc dù vậy, đây là bệnh lý không đáng lo ngại so với các bệnh mãn tính nghiêm trọng khác. Vị trí xuất hiện tổn thương khu trú, không lan rộng, các nốt lở loét riêng lẻ, bên ngoài có viền đỏ, bên trong màu trắng.
Nếu được chăm sóc và vệ sinh đúng cách, nhiệt miệng sẽ thuyên giảm mà không cần can thiệp bất kỳ phương pháp nào. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nhiệt miệng. Trong đó, người ta cho rằng nhiệt miệng có liên quan đến việc sử dụng thuốc tân dược, điển hình là thuốc kháng sinh trong thời gian dài.
Vậy, uống thuốc kháng sinh gây nhiệt miệng có phải là nhận định đúng? Theo các chuyên gia, việc uống thuốc Tây như thuốc kháng sinh kéo dài có thể là nguyên nhân khiến cho cơ thể bị nóng trong, ảnh hưởng nội tạng gây ra tình trạng loét miệng, lở miệng.
Tuy nhiên, đây thực tế không phải là nguyên nhân trực tiếp gây nhiệt miệng. Tùy vào loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng mà tác dụng phụ đối với cơ thể sẽ khác nhau. Theo đó, thuốc nếu không được dùng đúng cách, kết hợp với hoạt chất trong mỗi loại thuốc có khả năng gây ra các phản ứng như phồng rộp miệng, nổi mụn ngoài da, dị ứng, suy giảm chức năng gan,…
Những vấn đề này sẽ là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiệt miệng, dưới đây là các ảnh hưởng của thuốc kháng sinh đến cơ thể tạo điều kiện bùng phát nhiệt miệng:
Ảnh hưởng chức năng gan
Gan là nơi thanh lọc độc tố và loại bỏ ra ngoài cơ thể thông qua nước tiểu. Người sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài thường gặp phải hiện tượng bất thường như nóng trong, nhiệt miệng do gan làm việc quá tải.
Lúc này, dư lượng thuốc kháng sinh trong cơ thể cao, tích tụ ở gan khiến cho cơ quan này gặp phải các biểu hiện bất thường. Độc tố trong cơ thể không được chuyển hóa và đào thải kịp thời tích tụ tại gan khiến người bệnh gặp các triệu chứng ngoài da, trong niêm mạc.
Đặc biệt là nguy cơ nhiệt miệng, lở loét. Do đó, khi sử dụng thuốc kháng sinh, tốt nhất người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý kéo dài hoặc rút ngắn thời gian dùng thuốc để hạn chế nguy cơ gặp tác dụng phụ hoặc thuốc không phát huy hiệu quả tốt nhất gây ảnh hưởng cho sức khỏe.
Gây căng thẳng mệt mỏi
Người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể gặp nhiều dấu hiệu bất thường. Khi cơ thể bị tác động, lưu trữ hàm lượng thuốc kháng sinh lớn không chỉ gây nóng trong, nhiệt miệng mà còn tăng áp lực cho cơ thể, từ đó khiến người bệnh thường xuyên ở trong trạng thái mệt mỏi, khó tập trung.
Thông thường các trường hợp được chỉ định dùng kháng sinh là người bị nhiễm khuẩn có biểu hiện sốt cao, môi lưỡi khô,… Việc dùng thuốc nhiều ngày liên tục sẽ có khả năng khiến bệnh nhân tăng áp lực cơ thể, trở nên căng thẳng hơn, khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể cũng trở nên kém dần.
Điều này làm tăng nguy cơ thiếu chất, dễ gây nhiệt miệng và nhiều vấn đề khác. Trường hợp người bệnh không chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, men răng cũng trở nên ố vàng hơn nếu dùng kháng sinh trong thời gian dài, không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Mất cân bằng hệ vi sinh
Ngoài các rủi ro kể trên, người bệnh khi sử dụng thuốc kháng sinh liên tục trong nhiều ngày liền có khả năng ảnh hưởng đến hệ vi sinh trong cơ thể. Không chỉ ở đường ruột, hệ vi sinh trong khoang miệng cũng bị tác động, mất cân bằng và phát sinh các vấn đề khác.
Bệnh nha khoa có thể hình thành dưới tác động của tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc kháng sinh quá liều. Răng bị mòn, ảnh hưởng đến men răng, ngà răng,… tăng nguy cơ sâu răng, viêm nha chu và nhiều bệnh nha khoa liên quan. Bên cạnh đó, người bệnh còn nhận thấy các nốt lở loét xuất hiện trong khoang miệng khi hệ vi sinh mất cân bằng.
Do đó, bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh chỉ sử dụng thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng, thay đổi liều lượng có thể ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và sức khỏe. Trường hợp nhận thấy cơ thể mệt mỏi, nóng trong, nhiệt miệng kéo dài nên thông báo để bác sĩ có các điều chỉnh thích hợp.
Uống thuốc kháng sinh gây nhiệt miệng nên làm gì?
Uống kháng sinh gây nhiệt miệng là tình trạng mà nhiều người đang gặp phải hiện nay. Để khắc phục, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc điều chỉnh lượng thuốc hoặc loại thuốc phù hợp hơn. Ngoài ra, tại nhà, bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian để làm mát cơ thể, giảm áp lực cho gan, hỗ trợ điều trị nhiệt miệng.
Tham khảo một số cách khắc phục hiện tượng uống thuốc kháng sinh bị nhiệt miệng:
- Trị nhiệt miệng bằng muối: Dùng nước muối loãng súc miệng giúp làm sạch khoang miệng, tiêu diệt hại khuẩn giúp vết thương niêm mạc được bảo vệ, tránh tình trạng lở loét nghiêm trọng, kéo dài. Pha loãng muối vào cốc nước ấm, súc miệng mỗi lần sau đánh răng để cải thiện tình trạng nhiệt miệng, đồng thời giúp răng chắc khỏe hơn. Tuy nhiên không nên pha nước muối quá đậm đặc.
- Uống nước nha đam: Nấu nước nha đam tươi cùng với đường phèn uống giúp thanh nhiệt cơ thể, hỗ trợ điều trị nóng trong do dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Nha đam hay còn gọi là lô hội có tính mát, giúp giảm triệu chứng đau rát niêm mạc, thúc đẩy vết thương mau chóng hồi phục. Nấu nước nha đam và sử dụng đến khi nhận thấy vết loét cải thiện.
- Sử dụng mật ong chữa nhiệt miệng: Dùng mật ong nguyên chất chấm bôi vào vị trí bị nhiệt miệng giúp loại bỏ hại khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Sử dụng hàng ngày sau khi đánh răng sạch sẽ giúp xoa dịu cảm giác khó chịu, thúc đẩy hiệu quả điều trị viêm nhiễm, loét miệng trong quá trình dùng thuốc kháng sinh.
Ngoài các biện pháp kể trên, bạn đọc có thể áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ cải thiện nhiên miệng do uống thuốc kháng sinh trong thời gian dài gây ra. Chẳng hạn như dùng dầu dừa, cây cỏ mực,… Bên cạnh đó, trường hợp cần thiết bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh dùng thuốc bôi tại chỗ.
Tốt hơn hết, khi nhận thấy hiện tượng uống kháng sinh gây nhiệt miệng, bạn nên thông báo với bác sĩ, tham khảo biện pháp điều trị để sớm khắc phục tình trạng này. Không tự ý điều chỉnh liều dùng thuốc hoặc kết hợp các phương pháp bừa bãi có thể làm phát sinh các phản ứng phụ ảnh hưởng sức khỏe.
ĐỌC NGAY: Chữa Nhiệt Miệng Bằng Cà Tím Dễ Thực Hiện
Uống thuốc kháng sinh đúng cách phòng ngừa nhiệt miệng
Sử dụng thuốc kháng sinh giúp kiểm soát nguy cơ hại khuẩn tấn công cơ thể. Mỗi trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp, đồng thời hướng dẫn cách sử dụng hợp lý, an toàn nhằm giúp bệnh nhân sớm điều trị khỏi bệnh, đồng thời tránh rủi ro gặp tác dụng phụ.
Người bệnh nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Một số lưu ý khi dùng như sau:
- Tuyệt đối tránh trường hợp tự ý mua và sử dụng thuốc kháng sinh, nhất là những loại có hoạt chất mạnh. Việc dùng sai cách, quá liều có khả năng gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm làm suy giảm sức khỏe và hệ miễn dịch của người bệnh.
- Tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng, liều dùng được bác sĩ chỉ định. Trường hợp gặp phản ứng phụ trong quá trình sử dụng nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ, khắc phục, phòng tránh các phản ứng không mong muốn gây hại sức khỏe.
- Trường hợp bị nhiệt miệng do dùng thuốc kháng sinh có thể dùng thuốc bôi, kết hợp ăn uống lành mạnh để sớm kiểm soát nhiệt miệng.
Chăm sóc và phòng tránh nhiệt miệng khi uống thuốc kháng sinh
Ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị, người bệnh nên chú ý đến vấn đề ăn uống, sinh hoạt sao cho hợp lý trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh. Đây cũng là lời khuyên của chuyên gia để bạn phòng tránh nguy cơ uống kháng sinh gây nhiệt miệng. Một vài vấn đề:
Đối với chế độ dinh dưỡng
Việc bổ sung dinh dưỡng có vai trò giúp cơ thể nạp đủ dưỡng chất, sớm cải thiện bệnh và thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương. Trường hợp bị nhiệt miệng khi dùng thuốc kháng sinh nói riêng, thuốc Tây nói chung trong thời gian dài có thể khiến bạn bị tổn thương niêm mạc miệng, xuất hiện các vết loét, viêm nhiễm.
Khi đó, bên cạnh việc điều chỉnh thuốc sử dụng, bạn cần thay đổi một vài thói quen ăn uống không lành mạnh và duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất. Cụ thể như:
- Lựa chọn thực phẩm phù hợp, ưu tiên những loại rau củ quả chứa vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe. Một số hoa quả giàu vitamin như cam, kiwi, dâu tây,…
- Ngoài ra, bạn nên bổ sung đầy đủ thực phẩm chứa đạm, vitamin B, kẽm,… Ăn đầy đủ dinh dưỡng giúp nâng cao sức khỏe, lựa chọn thực phẩm phù hợp giúp giảm áp lực cho gan trong quá trình thanh lọc cơ thể.
- Ưu tiên ăn những món mềm, dễ nhai, các món loãng như súp, cháo,….
- Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh, người bệnh nên kiêng ăn các món cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, không dùng rượu bia, chất kích thích, đồ uống chứa cồn,…
- Nạp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, dùng nước lọc, có thể uống xen kẽ nước ép tươi từ rau củ quả,… để tăng cường vitamin, khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Cân bằng dinh dưỡng, lựa chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Chế biến món ăn đa dạng để cơ thể không bị nhàm chán.
Đối với chế độ sinh hoạt
Bên cạnh chế độ ăn uống, điều chỉnh các thói quen sinh hoạt trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh cũng là cách giúp bệnh nhân phòng nguy cơ nhiệt miệng và nhiều vấn đề khác. Một số lưu ý:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày, dùng bàn chải đánh răng phù hợp, không chải mạnh hoặc gây tác động đến niêm mạc miệng, vùng nhiệt miệng mới hình thành để tránh gây đau và làm nghiêm trọng tổn thương.
- Sử dụng nước súc miệng, dung dịch vệ sinh khoang miệng sạch sẽ. Lựa chọn sản phẩm phù hợp, sử dụng đúng theo hướng dẫn, không lạm dụng.
- Không dùng sản phẩm chăm sóc và làm sạch răng miệng chứa nhiều chất tẩy mạnh hoặc các hóa chất làm trắng, không phù hợp gây kích ứng niêm mạc.
- Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế stress, căng thẳng tạo điều kiện hình thành nốt nhiệt miệng và các vấn đề liên quan khác trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh.
Uống kháng sinh gây nhiệt miệng thường xảy ra khi người bệnh dùng thuốc trong thời gian dài, quá liều gây ảnh hưởng đến gan và nhiều cơ quan trong cơ thể. Các nốt lở loét ở miệng hình thành khiến người bệnh thấy đau rát khó chịu khi ăn uống, nói chuyện, sinh hoạt,… Cần thông báo với bác sĩ trường hợp nhiệt miệng kéo dài và kèm theo nhiều biểu hiện bất thường khác của cơ thể trong thời gian điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh.
THÔNG TIN HỮU ÍCH
- 10 Loại Nước Uống Trị Nhiệt Miệng Thơm Ngon, Dễ Làm
- 8 Cây Thuốc Nam Chữa Nhiệt Miệng Nhanh Khỏi
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!