3 Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Nha Đam Dễ Dùng Tại Nhà
Áp dụng cách chữa nhiệt miệng bằng nha đam tại nhà vừa đơn giản vừa hiệu quả. Loại nguyên liệu này có tính mát, giúp thanh nhiệt, thải độc, làm mát cơ thể. Sử dụng nha đam đều đặn giúp giảm nhiệt miệng, đồng thời còn cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Công dụng chữa biệt miệng bằng nha đam
Nhiệt miệng là một trong những vấn đề thường gặp hiện nay. Tình trạng này diễn ra thường do nguyên nhân nóng trong, cơ thể suy nhược khiến niêm mạc miệng xuất hiện các vết loét đau rát. Chúng có thể xảy ra ở vị trí má trong, trên lưỡi, dưới lưỡi hoặc bên trong môi, thậm chí là trên môi,…
Người bị nhiệt miệng thường mất từ 5 – 7 ngày để triệu chứng đau rát thuyên giảm. Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hại tính mạng, tuy nhiên các triệu chứng nhiệt miệng gây ra không ít khó khăn cho người bệnh khi ăn uống, nói chuyện.
Đặc biệt những lúc bệnh nhân ăn những món cay nóng, quá chua, quá ngọt, vùng vết loét bị kích thích làm bùng phát cơn đau rát dữ dội hơn. Nếu không kiểm soát, nhiệt miệng có thể trở nên nặng nề, kéo dài triệu chứng ảnh hưởng đời sống và sức khỏe của người bệnh.
Do đó, nhiều người khi bị nhiệt miệng đã tìm đến các giải pháp tại nhà để đẩy nhanh thời gian phục hồi các nốt nhiệt. Trong đó, cách chữa nhiệt miệng bằng nha đam là một trong những phương phương pháp được nhiều người quan tâm.
Như bạn đã biết nha đam là thực phẩm được dùng trong chế biến các món nước, món ăn giúp thanh nhiệt ngày hè. Ngoài ra, đây cũng là nguyên liệu có mặt trong các bài thuốc dân gian dùng chữa bệnh ngoài da, bệnh nóng trong,… đặc biệt là nhiệt miệng.
Nha đam hay còn gọi là lô hội có tính mát, giúp thanh nhiệt thải độc. Ngoài ra, trong loại cây này còn chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe. Trong đó đặc biệt là vitamin, khoáng chất,… giúp tăng cường đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
Các công dụng của nha đam đối với sức khỏe nói chung và tình trạng nhiệt miệng nói riêng kể đến như:
- Cung cấp nước cho cơ thể: Nha đam có chứa lượng nước lớn giúp bổ sung cho cơ thể giảm tình trạng mất nước khi cơ thể bị nóng trong.
- Cải thiện chức năng gan: Dưỡng chất có trong nha đam giúp cung cấp dinh dưỡng giúp gan khỏe mạnh, giảm áp lực thanh lọc cơ thể giúp gan tránh nguy cơ quá tải làm tích tụ độc tố trong cơ thể.
- Cung cấp axit béo, axit amin: Trong nha đam hay còn gọi là lô hội có chứa tới 22 axit amip. Chúng có tác dụng hỗ trợ xây dựng chuỗi protein trong cơ thể. Nhờ đó, bệnh nhân gặp vấn đề về dị ứng, khó tiêu sẽ được cải thiện sau một thời gian.
Ngoài ra, dưỡng chất trong nha đam còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn phòng tránh gặp phải các rủi ro không mong muốn. Đối với nữ giới bổ sung nha đam thường xuyên còn giúp cân bằng nội tiết tố, ổn định hệ miễn dịch.
Dùng một thời gian, cơ thể giảm nóng trong giúp cho nốt nhiệt miệng lành lặn nhanh chóng hơn. Nha đam lành tính, không gây tác dụng phụ khi dùng, thích hợp cho nhiều đối tượng bệnh nhân. Trường hợp nhiệt miệng ở trẻ nhỏ nên thông báo để được bác sĩ hỗ trợ.
HỮU ÍCH: Nhiệt Miệng Nên Uống Vitamin Gì Giúp Nhanh Hồi Phục?
Các mẹo chữa nhiệt miệng bằng nha đam đơn giản
Mẹo chữa nhiệt miệng bằng nha đam được áp dụng rộng rãi. Nguyên liệu dễ tìm, lành tính, giúp giảm nóng trong, đồng thời còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Phương pháp này giúp bạn đẩy nhanh hiệu quả điều trị nhiệt miệng, tham khảo ngay các cách dưới đây:
Sử dụng gel nha đam chữa nhiệt miệng
Sử dụng gel nha đam bôi lên vị trí bị tổn thương trong khoang miệng là cách đơn giản giúp bạn giảm đau rát, khó chịu khi bị nhiệt miệng. Các dưỡng chất thẩm thấu vào trong giúp tình trạng tổn thương phục hồi nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Gel tạo cảm giác mát lạnh tại chỗ, từ đó cơn đau rát được kiểm soát. Ngoài ra, khi dưỡng chất trong nha đam thẩm thấu sâu còn giúp vết thương lành miệng nhanh chóng, khắc phục tình trạng sưng đau, giúp miệng vết thương se lại. Dưới đây là cách dùng:
- Bạn sử dụng bẹ nha đam tươi, rửa sạch rồi bỏ vỏ màu xanh bên ngoài, lưu ý không dùng phần nhựa nha đam đã chuyển vàng để tránh gây ngứa, kích thích niêm mạc.
- Tiếp đến bạn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sau đó bôi gel nha đam đã chuẩn bị lên trên.
- Lưu lại nha đam trong khoang miệng để dưỡng chất thẩm thấu tốt nhất.
- Bạn có thể nuốt gel nha đam mà không lo gặp phải các biến chứng khác.
- Thực hiện kiên trì mỗi ngày 2 – 3 lần giúp tình trạng nhiệt miệng có điều kiện phục hồi hiệu quả hơn.
Chữa nhiệt miệng bằng nha đam tươi
Ngoài cách làm trên, bạn có thể sử dụng nha đam tươi ăn trực tiếp để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị nhiệt miệng. Tuy nhiên do phần thịt nha đam không quá dễ ăn nên một số người không thích ăn tươi.
Áp dụng biện pháp này cho đối tượng bệnh nhân có thể dùng nha đam tươi để ăn trực tiếp. Bên cạnh mẹo bôi ngoài da kể trên, khi ăn trực tiếp sẽ giúp bạn hấp thụ được dinh dưỡng trong loại nguyên liệu này.
Không những tốt cho người đang bị nhiệt miệng, nóng trong, nha đam tươi còn hỗ trợ điều trị các vấn đề dạ dày, giúp việc tiêu hóa thuận lợi hơn, tốt cho người bị trĩ, đau dạ dày,… và nhiều vấn đề khác. Sử dụng theo cách đơn giản:
- Tương tự như cách trên, bạn dùng một bẹ nha đam tươi rửa sạch rồi gọt bỏ phần vỏ xanh.
- Tiếp đến bạn ăn trực tiếp phần thịt trong suốt của nha đam.
- Dùng mỗi ngày, ăn với lượng vừa đủ, nên dùng trước khi ăn.
- Ngoài ra bạn có thể trộn thêm vào nha đam tươi một vài bột nghệ để tăng hiệu quả điều trị, giúp cải thiện vấn đề dạ dày.
- Sử dụng hỗn hợp trước mỗi bữa ăn 60 phút, duy trì cho đến khi nhận thấy tình trạng nhiệt miệng thuyên giảm.
Nước nha đam chữa nhiệt miệng
Nấu nước nha đam uống giúp thanh nhiệt cơ thể, thải độc và giúp nhiệt miệng sớm thuyên giảm. Mẹo chữa nhiệt miệng bằng nha đam theo cách làm này được áp dụng phổ biến. Nấu nha đam cùng với đường phèn, có thể kết hợp thêm hạt chia tạo thành món nước thanh mát, thích hợp cho các ngày hè oi bức.
Cách thực hiện đơn giản, nguyên liệu lành tính. Ngoài hạt chia, người bệnh có thể linh hoạt thêm vào món nước các loại thảo dược có tính mát, tốt cho sức khỏe tổng thể và tình trạng nhiệt miệng. Dưới đây là cách nấu:
- Sử dụng bẹ nha đam tươi gọt vỏ, phần thịt nha đam cắt hạt lựu.
- Đun nước sôi cùng với đường phèn, sau đó cho nha đam vào.
- Tiếp đến thêm hạt chia, tắt bếp, đổ nước ra các lọ thủy tinh đậy nắp bảo quản trong ngăn mát sử dụng dần.
- Thức uống thanh mát, giải nhiệt thơm ngon, dễ uống được nhiều người ưa chuộng.
Trên đây là các cách chữa nhiệt miệng bằng nha đam đơn giản, dễ thực hiện. Áp dụng tại nhà cho người bị nóng trong, nhiệt miệng lở loét mức độ nhẹ. Trường hợp tổn thương xuất hiện do bệnh lý hoặc các nguyên nhân khác liên quan đến sức khỏe, bạn nên thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý khi dùng nha đam chữa nhiệt miệng tại nhà
Chữa nhiệt miệng bằng nha đam tại nhà là mẹo dân gian được nhiều người thực hiện. Nha đam từ xưa đã được dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn, làm thuốc, thích hợp cho đối tượng bị nóng trong, nhiệt miệng, bệnh ngoài da và các vấn đề khác.
Dùng nha đam chữa nhiệt miệng khá lành tính, ít nguy cơ gây phản ứng phụ như khi người bệnh dùng thuốc tân dược bôi ngoài hoặc thuốc uống. Tuy nhiên bạn đọc vẫn cần lưu ý một số vấn đề:
- Lựa chọn nguyên liệu sạch, không dùng nha đam bị nhiễm phải hóa chất có thể gây ảnh hưởng sức khỏe tổng thể.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sơ chế nguyên liệu thận trọng trước khi bôi hoặc ăn nha đam trực tiếp giúp dưỡng chất thẩm thấu tốt hơn, phát huy hiệu quả tối đa.
- Không nên lạm dụng, chỉ sử dụng với lượng vừa đủ. Đặc biệt là các món ăn, thức uống từ nha đam không nên ăn uống quá nhiều để tránh làm quá tải hệ tiêu hóa.
- Phương pháp chữa nhiệt miệng bằng nha đam là mẹo dân gian. Đối với tình trạng lở loét niêm mạc do ảnh hưởng bệnh lý trong cơ thể nên chủ động đến gặp bác sĩ để kiểm tra, thăm khám. Không tự ý mua thuốc hoặc kết hợp thuốc bừa bãi để hạn chế nguy cơ gặp tương tác thuốc nguy hiểm.
- Bên cạnh dùng mẹo chữa tại nhà, người bệnh nên sắp xếp lại lịch sinh hoạt, giữ tinh thần thoải mái, thư giãn, tránh áp lực để kết quả điều trị đạt tốt nhất.
- Ăn uống đều độ, bổ sung cho cơ thể các thực phẩm lành mạnh, cung cấp vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe. Ưu tiên ăn những món mát, rau củ quả tươi, hạn chế các món cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, đồ ăn quá ngọt, béo,…
- Thăm khám sức khỏe định kỳ, đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy nhiệt miệng không thuyên giảm, tái đi tái lại nhiều lần. Nếu xác định sức khỏe gặp vấn đề, việc điều trị sớm giúp bạn giảm thiểu nhiều rủi ro.
Chữa nhiệt miệng bằng nha đam là mẹo chữa dân gian lành tính, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng cách làm qua bài viết kể trên. Đồng thời kết hợp chăm sóc, điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh hơn để hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương an toàn, hiệu quả.
ĐỪNG BỎ LỠ
- Gợi Ý 7 Món Ăn Chữa Nhiệt Miệng Thanh Mát, Thơm Ngon
- 8 Cây Thuốc Nam Chữa Nhiệt Miệng Nhanh Khỏi Cho Bạn
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!