Nhiệt Miệng Tái Đi Tái Lại: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục
Nhiệt miệng tái đi tái lại gây đau rát khó chịu khi ăn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trường hợp nhận thấy vết loét miệng ngày càng gây đau đớn, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe, bạn nên thăm khám để được xử lý sớm.
Nguyên nhân khiến nhiệt miệng tái đi tái lại
Nhiệt miệng tái đi tái lại là vấn đề nhiều người gặp phải. Vết loét niêm mạc xuất hiện thường xuyên làm ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của người bệnh, đặc biệt là khi ăn đồ cay nóng, đồ chua khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, nhiệt miệng tái phát thường xuyên, kéo dài còn gây ra các tác động tiêu cực về mặt sức khỏe, tâm lý của người bệnh. Tuy nhiên do tâm thế chủ quan nên nhiều người không chủ động kiểm soát, điều trị nhiệt miệng sớm.
Nhất là khi vết loét khoang miệng xảy ra nhưng bệnh nhân vẫn không thay đổi thói quen sống, duy trì chế độ ăn uống không phù hợp lâu dần khiến tình trạng nhiệt miệng không khỏi và tái phát nhiều lần.
Tìm hiểu nguyên nhân và chủ động khắc phục sớm giúp bạn mau chóng phục hồi tổn thương niêm mạc miệng, lưỡi, má trong,… giảm nguy cơ nhiệt miệng tái đi tái lại hoặc phát sinh các rủi ro không mong muốn khác. Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp:
- Nóng trong người là một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng mà nhiều người gặp phải. Tình trạng này cũng là yếu tố làm cho nhiệt miệng tái đi tái lại thường xuyên. Hiện tượng nóng trong có thể do bạn ăn nhiều đồ ăn cay nóng, uống thuốc tây,…
- Cơ thể không được nạp đủ chất dinh dưỡng, nhất là các loại vitamin nhóm B, vitamin C,… và nhiều khoáng chất thiết yếu khác. Sự thiếu hụt dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và trao đổi chất, lâu dần khiến cơ thể gặp phải các biểu hiện bất thường, điển hình là tình trạng nhiệt miệng, viêm loét niêm mạc miệng.
- Suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng kém khiến hại khuẩn có điều kiện tấn công, gây hại cho cơ thể. Đây cũng là yếu tố liên quan mật thiết với tình trạng nhiệt miệng tái đi tái lại.
- Một số người phải dùng thuốc tân dược điều trị bệnh trong thời gian dài gặp phải tình trạng nhiệt miệng. Đặc biệt nếu không điều chỉnh, thuốc gây tác dụng phụ kéo dài khiến hiện tượng lở loét, nhiệt miệng tái phát thường xuyên, cơn đau đớn khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt.
- Cơ thể bị căng thẳng, stress trong thời gian dài gây nhiệt miệng, rối loạn nội tiết và nhiều vấn đề khác. Trong đó tình trang nhiệt miệng tái phát thường xuyên là một trong những vấn đề mà người bị căng thẳng thần kinh kéo dài gặp phải.
- Ngoài các nguyên nhân kể trên, tình trạng nhiệt miệng tái đi tái lại có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý liên quan khác, do đó bạn cần thận trọng thăm khám và điều trị sớm.
Nhiệt miệng kéo dài hoặc tái phát nhiều lần khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn trong sinh hoạt đời sống hàng ngày, nhất là lúc ăn uống dễ bị đau rát khó chịu. Ngoài ra cũng không loại trừ khả năng nhiệt miệng tái phát nhiều lần phát sinh các biến chứng nguy hại.
Do đó, chuyên gia khuyến khích bạn nên chủ động thăm khám và chữa trị sớm nếu nhận thấy các tổn thương niêm mạc khoang miệng xuất hiện thường xuyên. Kết hợp điều chỉnh thói quen sống, sinh hoạt để sớm kiểm soát nhiệt miệng, bảo vệ an toàn sức khỏe.
Các yếu tố bệnh lý khiến nhiệt miệng tái đi tái lại
Như đã đề cập bên trên, tình trạng nhiệt miệng tái phát thường xuyên có thể là cảnh báo một số bệnh lý liên quan. Nếu không phát hiện và điều trị chúng có khả năng tiến triển nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Dưới đây là các bệnh lý gây triệu chứng nhiệt miệng tái đi tái lại:
- Trào ngược dạ dày: Đây là một trong số các vấn đề tiêu hóa mà nhiều người gặp phải. Bệnh gây ra triệu chứng trào ngược, vi khuẩn từ trong dạ dày, đường ruột theo thức ăn, dịch vị trào ra ngoài theo đường miệng. Chúng có thể lưu trú ở khoang miệng và gây viêm nhiễm nếu người bệnh không biết cách làm sạch, bảo vệ phù hợp.
- Các bệnh về đường ruột: Ngoài chứng trào ngược dạ dày điển hình, tình trạng nhiệt miệng tái đi tái lại có thể là do bạn mắc phải các bệnh về đường ruột như viêm loét đại tràng, bệnh crohn, rối loạn tiêu hóa không dụng nạp gluten,…
- Bệnh behcet: Đây là chứng rối loạn gây viêm cơ thể, trong đó có niêm mạc miệng, tuy nhiên so với các bệnh lý khác thì behcet rất hiếm gặp. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh thấp nhưng bạn không chủ quan.
Cần xác định bệnh lý và có hướng điều trị khắc phục sớm để phòng tránh các biến chứng gây hại sức khỏe. Do đó, nếu nhận thấy tình trạng nhiệt miệng tái đi tái lại thường xuyên bạn nên chủ động thăm khám và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị cảu bác sĩ.
Cách khắc phục tình trạng nhiệt miệng tái đi tái lại
Nhiệt miệng tái đi tái lại cho thấy vấn đề chăm sóc cơ thể của bạn chưa phù hợp. Ngoài ra, tình trạng này cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý khác của cơ thể. Do đó, bên cạnh điều chỉnh sinh hoạt, thói quen ăn uống, bạn nên kết hợp kiểm tra, thăm khám và điều trị sớm.
Dưới đây là các cách khắc phục nhiệt miệng tái phát thường xuyên, bạn đọc có thể tham khảo:
Chăm sóc răng miệng đúng cách
Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp bạn làm sạch khoang miệng, giảm các bệnh lý về sâu răng, hô hấp. Đây là cách kiểm soát nhiệt miệng tái phát cũng như nhiều vấn đề liên quan mà bạn có thể chủ động thực hiện.
Một số trường hợp đánh răng quá mạnh, dùng bài chải to, cứng gây trầy xước đến vùng bị nhiệt miệng khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, để bảo vệ vết thương mau chóng hồi phục, bạn nên chăm sóc răng miệng đúng cách, sử dụng bàn chải và kem đánh răng phù hợp.
Đánh răng nhẹ nhàng, chải răng mỗi ngày ít nhất 2 lần sáng và tối. Ngoài ra hiện nay trên thị trường có nhiều dòng nước súc miệng trị nhiệt miệng, bạn đọc có thể tham khảo và lựa chọn sản phẩm phù hợp để sử dụng.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Ngoài chăm sóc răng miệng, bạn nên bổ sung cho cơ thể đầy đủ dinh dưỡng để giúp quá trình kiểm soát nhiệt miệng, phòng ngừa tái phát hiệu quả hơn. Theo đó, việc thiếu chất cũng là nguyên nhân khiến vết loét tái đi tái lại nhiều lần.
Kiêng những món cay nóng nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá chua, thức uống chứa cồn, chất kích thích để giúp tình trạng nhiệt miệng mau chóng cải thiện. Không ăn những thực phẩm có khả năng gây kích thích vết loét làm cơn đau trở nặng, dễ phát sinh biến chứng.
Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm có tính mát, thanh nhiệt, thải độc, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Ưu tiên ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi, uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung nước ép tươi cung cấp vitamin và khoáng chất nâng cao đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
ĐỌC NGAY: 7 Món Ăn Chữa Nhiệt Miệng Vừa Thanh Mát, Vừa Thơm Ngon
Điều chỉnh thói quen hàng ngày
Như đã đề cập, tình trạng nhiệt miệng tái đi tái lại có liên quan đến thói quen sinh hoạt, làm việc. Do đó, để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát thường xuyên ảnh hưởng đến đời sống, bạn nên chủ động sắp xếp công việc, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn.
Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, ổn định nội tiết tố. Tránh căng thẳng kéo dài, hạn chế làm việc quá sức gây ảnh hưởng đến sức khỏe, dễ dẫn đến nhiệt miệng và nhiều vấn đề khác.
Áp dụng mẹo chữa dân gian
Hiện nay có nhiều phương pháp khắc phục nhiệt miệng tái đi tái lại bằng mẹo dân gian được lưu truyền. Các cách chữa dùng nguyên liệu thiên nhiên lành tính giúp giảm cảm giác đau rát, khó chịu do các nốt loét nhiệt miệng gây ra.
Tham khảo ngay một vài cách chữa dưới đây:
- Dùng nước nha đam: Nha đam hay còn gọi là lô hội là một trong những nguyên liệu có tính mát, giúp thanh nhiệt thải độc hiệu quả. Sử dụng nha đam nấu nước uống giúp cơ thể giải nhiệt, giảm nóng trong. Từ đó, tình trạng nhiệt miệng thuyên giảm, ngăn nguy cơ tái đi tái lại.
- Dùng mật ong: Bạn có thể dùng mật ong nguyên chất thoa lên vị trí bị viêm loét. Mật ong sẽ giúp vết thương mau chóng hồi phục, hỗ trợ giảm triệu chứng cho người bệnh. Nhờ mật ong chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm và làm lành vết thương hiệu quả hơn.
Ngoài hai cách làm này, bạn có thể sử dụng trà hoa cúc, trà đậu đen, nước xô thơm, bột baking soda,… làm nguyên liệu chữa nhiệt miệng tại nhà. Phương pháp dân gian lành tính, giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng mà ít phát sinh tác dụng phụ.
Sử dụng thuốc điều trị
Bạn có thể lựa chọn dùng thuốc Tây y hoặc Đông y điều trị nhiệt miệng tái đi tái lại. Mỗi loại thuốc sẽ mang lại công dụng nhất định, bạn đọc nên đến bệnh viện, phòng khám Đông y để khám và chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tuyệt đối không nên dùng thuốc bừa bãi, kết hợp nhiều bài thuốc điều trị có thể gây tương tác thuốc. Theo đó, bạn nên tuân thủ theo phác đồ của người có chuyên môn để kiểm soát nhiệt miệng và các vấn đề liên quan gây hại cho sức khỏe.
Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã tìm ra được nguyên nhân khiến nhiệt miệng tái đi tái lại thường xuyên. Sau đó, dựa vào mức độ tổn thương để chọn lựa cách khắc phục phù hợp, phòng tránh các biến chứng không mong muốn làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
THÔNG TIN HỮU ÍCH
- 11 Cách Chữa Nhiệt Miệng Tại Nhà Đơn Giản Mà Hiệu Quả
- Top 8 Loại Thuốc Trị Nhiệt Miệng Cho Bé Tốt Và An Toàn Nhất
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!