Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Viêm mũi dị ứng là một bệnh phổ biến liên quan đến đường hô hấp, thường được gọi là sốt cỏ khô. Viêm mũi dị ứng được kích thích bởi các chất như lông động vật, mạt bụi hoặc nấm mốc.

Bệnh thường tái phát và chuyển nặng trong điều kiện thời tiết khô hanh. Nếu không biết cách phòng ngừa và điều trị kịp thời, viêm mũi dị ứng có thể gây ra nhiều biến chứng xấu cho sức khỏe của người bệnh, đặt biệt là đối với những bệnh nhân hen suyễn.

Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...
Viêm mũi dị ứng tiếng anh là gì
Viêm mũi dị ứng nếu không chữa trị sớm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng, hay sốt cỏ khô, là hiện tượng cơ thể phản ứng với các tác nhân gây dị ứng. Trong đó, phấn hoa là một trong những yếu tố dễ gây viêm mũi dị ứng nhất.

Có 2 loại viêm mũi dị ứng thường gặp là viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm. Đối với viêm mũi dị ứng theo mùa, bệnh thường không phát triển cho đến khi sau 6 tuổi và thường xảy ra trong mùa phấn hoa. Còn với viêm mũi dị ứng quanh năm, bệnh thường xảy ra xuyên suốt trong cả năm và thường gặp ở trẻ nhỏ.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng

Các triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng bao gồm:

  • Ho;
  • Chảy nước mũi;
  • Tắt ngạt mũi;
  • Chảy nước mắt;
  • Đau đầu thường xuyên;
Triệu chứng viêm mũi dị ứng
Ho – triệu chứng điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng
  • Hắt hơi
  • Mệt mỏi
  • Ngứa mũi, mắt, da hoặc các vùng khác trên cơ thể
  • Nghẹt mũi
  • Các triệu chứng eczema, chẳng hạn như có làn da rất khô, ngứa có thể phồng rộp
  • Viêm hoặc ngứa họng
  • Cảm giác nặng vùng xoang quanh mũi và đau mặt
  • Xuất hiện quầng thâm dưới mắt

Người bệnh có thể gặp một số ít hoặc phần lớn các triệu chứng trên ngay sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Ngoài ra, còn có một số biểu hiện như đau đầu tái phát nhiều lần, mệt mỏi nhưng chỉ xảy ra khi bệnh nhân tiếp xúc với chất gây dị ứng trong thời gian dài.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải một số triệu chứng hiếm thấy khác không được đề cập khi tiếp xúc với lượng lớn chất gây dị ứng. Bệnh nhân tốt nhất nên hỏi thăm bác sĩ nếu các triệu chứng bệnh kéo dài hơn một vài tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù đã tiến hành điều trị. Hoặc các biện pháp chữa trị bạn từng sử dụng không còn mang lại kết quả khả quan.

Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng

Khi bạn hít phải dị nguyên, cơ thể sẽ phản ứng với các tác nhân đó và sinh ra hoạt chất histamine. Chất này chính là nguyên nhân gây kích ứng niêm mạc mũi dẫn đến viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, còn có một số tác nhân khác gây viêm mũi dị ứng như:

  • Ô nhiễm không khí: Môi trường ô nhiễm chứa nhiều khói bụi, hóa chất độc hại, nấm mốc chính là tác nhân gây viêm mũi dị ứng. Bên cạnh đó, lông vật nuôi (chó, mèo, chim cảnh,…), khói thuốc lá, nước hoa, phấn hoa, cỏ dại, các chất ô nhiễm, ký sinh trùng,… theo không khí xâm nhập vào đường hô hấp cũng gây ra dị ứng.
  • Thay đổi thời tiết: Nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, mưa nhiều, không khí ẩm thấp khiến cho bệnh viêm mũi dị ứng bùng phát.
  • Mặt khác, các loại thực phẩm như sữa, trứng, hải sản hoặc các loại thuốc kháng sinh, chất bôi trơn ở bao cao su, xà phòng và hóa chất khác đều có thể gây ra hiện tượng dị ứng.

Tuy nhiên, không phải ai tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh cũng đều bị viêm mũi dị ứng. Điều này còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Nếu người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh viêm mũi dị ứng, khả năng bạn phải đối mặt với bệnh là rất cao.

Biến chứng viêm mũi dị ứng

Bệnh thường xuất hiện với tần suất đáng kể mặc dù không đe dọa đến tính mạng (trừ khi bệnh chuyển biến thành hen suyễn hoặc sốc phản vệ), nhưng nó gây ảnh hưởng đến quá trình học tập, rối loạn giấc ngủ và khiến cơ thể mệt mỏi.

Viêm mũi dị ứng và biến chứng
Biến chứng của viêm mũi dị ứng thường là viêm xoang cấp, hen suyễn,…

Đặc biệt, viêm mũi dị ứng thường có quan hệ mật thiết với các bệnh hen suyễn và cũng có liên quan đến các bệnh khác như: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm da dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, rối loạn chức năng ống eustachian và polyp mũi,… Vì vậy, nếu bệnh không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp như:

  • Viêm xoang cấp và mạn tính do ứ đọng dịch tiết tạo thành các ổ viêm, tắc các lỗ thông xoang;
  • Viêm họng;
  • Viêm thanh quản;
  • Viêm tai giữa;
  • Bùng phát các cơn hen suyễn
  • Viêm mũi dị ứng bội nhiễm.

Chẩn đoán viêm mũi dị ứng

Có rất nhiều phương pháp được sử dụng để chẩn đoán viêm mũi dị ứng nhưng chủ yếu là các phương pháp sau:

  • Test kích thích: Là phương pháp chẩn đoán sinh học thông qua các phản ứng dị ứng.
  • Xét nghiệm dị ứng da: Phương pháp này giúp phát hiện sự mẫn cảm tức thời của da (qua trung gian IgE) với các dị ứng cụ thể bằng cách đưa dị nguyên qua da. Sau đó đánh giá kích thước, đặc điểm của nốt sần và phản ứng viêm tại chỗ.
  • Xét nghiệm máu ( thử nghiệm hấp thụ dị ứng phóng xạ – RAST): Bằng cách kiểm tra lượng kháng thể miễn dịch IgE để xác định dạng dị ứng cụ thể trong máu, RAST có thể đo được mức độ ảnh hưởng của chất gây dị ứng.
  • IgE huyết thanh toàn phần: Không nhạy cảm hay đặc hiệu đối với viêm mũi dị ứng, nhưng kết quả có thể hữu ích trong một số trường hợp khi kết hợp với các yếu tố khác.
  • Xét nghiệm miễn dịch men huỳnh quang (FEIA): Đo gián tiếp số lượng immunoglobulin E (IgE) dùng làm kháng thể cho một kháng nguyên cụ thể.
  • Chụp cộng hưởng từ: Cũng có thể hữu ích để đánh giá viêm xoang.
  • X quang: Có thể đánh giá các cấu trúc bất thường hoặc để giúp phát hiện các biến chứng hoặc tình trạng hôn mê.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Có thể hữu ích để đánh giá viêm xoang cấp tính hoặc mãn tính.

Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng phương pháp y khoa

Viêm mũi dị ứng có thể không được điều trị dứt điểm nhưng người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng bệnh bằng cách tránh xa tác nhân gây dị ứng. Đồng thời, sử dụng thuốc theo đơn để cải thiện bệnh. Các loại thuốc thường được dùng để điều trị viêm mũi dị ứng bao gồm:

Thuốc kháng histamine

Một trong những loại thuốc phổ biến dùng để điều trị viêm mũi dị ứng. Thuốc có tác dụng ngăn cản sản sinh histamin, hạn chế tình trạng ngứa ngáy ở mũi. Thuốc kháng histamin thường ở hai dạng là thuốc uống và thuốc xịt. Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ, số khác thì không hoặc ít gây buồn ngủ hơn. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt là những lúc đang đòi hỏi sự tập trung.

Thuốc kháng histamine
Sử dụng thuốc kháng histamine điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

Thuốc chống nghẹt mũi

Thuốc giúp làm giảm triệu chứng nghẹt mũi nhưng có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng lâu dài. Do đó, người bệnh không nên dùng quá 3 ngày.

Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid

Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid có tác dụng giảm viêm, ức chế quá trình sản sinh histamine trong đường mũi. Từ đó giúp bệnh nhân giảm kích ứng khi gặp dị nguyên. Ngoài ra việc sử dụng loại thuốc này còn có tác dụng kiểm soát các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm mũi như chảy mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi và hắt hơi. Tuy nhiên

Nhóm thuốc kháng sinh

Nếu nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây các bệnh lý về mũi, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng nhóm thuốc kháng sinh dạng viên uống. Nhóm thuốc này khi được đưa vào cơ thể sẽ giúp người bệnh ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn, giảm kích thích và làm dịu nhanh các triệu chứng của bệnh viêm mũi. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý. Chính vì thế người bệnh chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều dùng thuốc. Đồng thời không tự ý mua và sử dụng thuốc.

Nhóm thuốc uống cường giao cảm gây co mạch

Một số loại thuốc uống cường giao cảm gây co mạch như phenylephrin, ephedrin, pseudoephedrin chỉ được sử dụng cho người lớn bị viêm mũi, không dùng cho trẻ nhỏ. Thuốc này có tác dụng điều trị nghẹt mũi và giúp thông mũi tốt.

Nhóm thuốc uống glucocorticoid

Đối với những bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng ở thể năng hoặc bị viêm mũi mãn tính, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng nhóm thuốc uống glucocorticoid như prednison, prednisolon, dexamethason… Thuốc này có thể gây tác dụng phụ nên người bệnh không được tự ý sử dụng.

Thuốc glucocorticoid xịt mũi

Bệnh viêm mũi có thể nhanh chóng thuyên giảm sau khi sử dụng thuốc glucocorticoid xịt mũi. Nếu muốn phòng ngừa bệnh tái phát, người bệnh cũng có thể sử dụng loại thuốc này.

Nhóm thuốc co mạch nhỏ mũi chứa dược chất

Nhóm co mạch nhỏ mũi chứa dược chất như oxymetazolin, naphazolin… có thể được đưa vào quá trình điều trị viêm mũi. Thông mũi là tác dụng chính của loại thuốc này. Thuốc mang đến hiệu quả chữa bệnh cao nhưng có thể gây tác dụng phụ. Thuốc được khuyến cáo sử dụng trong 7 ngày đối với người lớn, không dùng thuốc để điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ. Bởi việc sử dụng thuốc có thể khiến trẻ bị choáng và tím tái. Nên thông mũi và làm sạch mũi cho trẻ bằng thuốc phun xịt hoặc thuốc nhỏ NaCl 0,9%.

Nhóm thuốc co mạch nhỏ mũi chứa dược chất
Nhóm thuốc co mạch nhỏ mũi chứa dược chất có tác dụng thông mũi hiệu quả

Đối với những trường hợp viêm mũi dị ứng có polyp, gai vách ngăn, lệch vách ngăn, thoái hóa cuốn mũi… bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn chữa bệnh bằng phương pháp phẫu thuật.

Dùng mẹo dân gian điều trị viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng và những triệu chứng khó chịu đi kèm có thể được kiểm soát bằng một số loại thảo dược thiên nhiên. Tuy nhiên phương pháp điều trị này chỉ phù hợp với các trường hợp nhẹ hoặc bệnh mới khởi phát.

Cách sử dụng cỏ ngũ sắc điều trị bệnh viêm mũi

Tác dụng:

  • Làm sạch dịch nhầy và giúp mũi thông thoáng
  • Tiêu viêm
  • Kháng khuẩn.

Nguyên liệu:

  • Một nắm cỏ ngũ sắc
  • Nước muối sinh lý.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch cỏ ngũ sắc và để ráo nước
  • Giã nát cỏ ngũ sắc và lọc lấy phần nước cốt
  • Sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mũi sạch sẽ
  • Dùng bông y tế thấm nước cốt cỏ ngũ sắc và nhét vào mũi trong 30 phút, thực hiện thay phiên cho từng bên mũi
  • Người bệnh kiên trì dùng nước cốt cỏ ngũ sắc điều trị viêm mũi mỗi ngày để bệnh tình mau chóng thuyên giảm.

Cách xông hơi bằng tinh dầu bạc hà chữa bệnh viêm mũi dị ứng

Tác dụng:

  • Cải thiện triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi và chảy nước mũi
  • Làm sạch mũi và giúp mũi thông thoáng bằng cách đẩy dịch nhầy ra khỏi mũi.

Nguyên liệu:

  • 5 – 10 giọt tinh dầu bạc hà.

Cách thực hiện:

  • Đun sôi 1 lít nước
  • Tắt bếp và thêm tinh dầu bạc hà vào chậu nước nóng
  • Đậy kín nắp trong 5 phút
  • Dùng mềm hoặc khăn bông to để trùm đầu và thau nước nóng
  • Tiến hành xông và hít hơi nước nóng cho đến khi không còn hơi nóng bóc lên
  • Người bệnh áp dụng cách xông hơi bằng tinh dầu bạc hà chữa bệnh viêm mũi mỗi ngày một lần.

Lưu ý:

  • Không áp sát mặt vào nồi nước vì có thể bị bỏng.
Cách xông hơi bằng tinh dầu bạc hà chữa bệnh viêm mũi dị ứng
Cách xông hơi bằng tinh dầu bạc hà chữa bệnh viêm mũi dị ứng

Cách pha trà gừng mật ong điều trị viêm mũi dị ứng

Tác dụng: 

  • Kháng viêm và chống khuẩn tự nhiên
  • Phòng ngừa kích ứng mũi khi tiếp xúc với dị nguyên
  • Tăng sức đề kháng và cải thiện miễn dịch, phòng ngừa bệnh viêm mũi tái phát
  • Làm giảm đau nhức mũi, đau đầu, chảy nước mũi
  • Làm ấm cổ họng.

Nguyên liệu:

  • Một củ gừng nhỏ
  • Mật ong nguyên chất
  • Một miếng quế
  • ¼ quả chanh.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ phần vỏ gừng, rửa sạch và thái thành lát mỏng
  • Cho quế và gừng vào cối và thực hiện xay nhuyễn
  • Cho hỗn hợp gừng và quế vào 300ml nước nóng
  • Thêm nước cốt chanh và 10ml mật ong nguyên chất vào cùng, khuấy đều
  • Uống ngay khi còn ấm
  • Pha trà gừng mật ong và uống 2 lần mỗi ngày cho đến khi bệnh viêm mũi thuyên giảm.

Cách dùng tỏi ngâm rượu điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

Tác dụng:

  • Kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên
  • Thông mũi, cải thiện triệu chứng hắt hơi
  • Điều trị các bệnh về đường hô hấp khác như viêm họng, viêm xoang…

Nguyên liệu:

  • 200 gram tỏi tươi
  • Rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Bóc bỏ vỏ tỏi, rửa sạch và để ráo nước
  • Cho tỏi vào bình thủy tinh, rót rượu đến khi ngập phần tỏi
  • Đậy kín nắp và bảo quản ở nơi khô ráo
  • Sau 15 ngày, rượu tỏi chuyển sang màu vàng là có thể sử dụng được
  • Mỗi ngày uống một chén rượu nhỏ trước khi ăn.
Cách đùng tỏi ngâm rượu điều trị bệnh viêm mũi dị ứng
Cách dùng tỏi ngâm rượu điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

Cách trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng bèo cái tươi

Tác dụng:

  • Hỗ trợ điều trị bệnh viêm mũi
  • Cải thiện tình trạng ngứa mũi, chảy nước mũi
  • Phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm xuất hiện.

Nguyên liệu:

  • 100 gram bèo cái tươi.

Cách thực hiện:

  • Mang bèo cái tươi loại bỏ phần rễ và rửa sạch
  • Ngâm bèo cái tươi trong nước muối trong 10 phút để loại bỏ vi khuẩn
  • Vớt bèo ra ngoài, rửa lại với nước sạch và để ráo
  • Cho bèo cái vào cối và thực hiện giã nát, dùng vải mùng chắt lấy phần nước
  • Hòa nước cốt bèo cái cùng với 150ml nước ấm
  • Uống ngay khi vừa thực hiện
  • Kiên trì áp dụng cách trị bệnh viêm mũi bằng bèo cái tươi 2 lần mỗi ngày.

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng tái phát

Để chăm sóc và phòng ngừa viêm mũi dị ứng tái phát, người bệnh cần áp dụng một số biện pháp sau:

  • Giữ không khí thoáng mát, đạt chuẩn và tạo môi trường trong lành bằng cách chạy máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ và phòng làm việc.
  • Dùng khăn ấm lau hai bên cánh mũi trước khi đi ngủ. Hơi ấm từ khăn có thể giúp bạn cải thiện tạm thời tình trạng tắc mũi, chảy mũi, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Hạn chế chưng hoa hoặc trồng hoa trong nhà.
  • Không nên nuôi chó mèo trong nhà. Ngoài ra không người bệnh không nên tiếp xúc với với các con vật nuôi khác.
  • Thường xuyên vệ sinh đệm, thảm, chăn, ga, gối, vải bọc ghế, rèm, bọc nệm. Giữ nhà ở luôn sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm ướt để ngăn ngừa nấm mốc xuất hiện.
  • Sử dụng nước ấm để tắm.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói bụi và khói thuốc lá.
  • Đánh răng sau khi ăn, sai hoặc trước khi ngủ dậy.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết giao mùa, khí hậu chuyển từ nóng sang lạnh. Đặc biệt là vùng mũi, cổ và đôi chân.
  • Sử dụng nước biển phun sương hoặc nước muối sinh lý để rửa mũi mỗi ngày, nhất ra sau khi ra đường.
  • Tăng cường bổ sung vitamin bằng cách ăn nhiều hoa quả tươi và rau xanh. Ngoài ra người bệnh có thể uống bổ sung vitamin C khi cần để tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng.
Tăng cường bổ sung vitamin bằng cách ăn nhiều hoa quả tươi và rau xanh
Tăng cường bổ sung vitamin bằng cách ăn nhiều hoa quả tươi và rau xanh

Mặc dù sử dụng thuốc nhưng tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm mà ngày càng thêm nặng thì bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân áp dụng liệu pháp miễn dịch bằng cách tiêm thuốc chống dị ứng. Hoặc cũng có thể thực hiện liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi (SLIT). Các biện pháp này sẽ được dùng cho đến khi các triệu chứng bệnh được kiểm soát.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị nào từ chuyên gia y khoa. Vì vậy, nếu có câu hỏi nào liên quan đến bệnh, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y cổ truyền

Đông y chia viêm mũi dị ứng thành 3 thể bệnh, bao gồm thể phong hàn phạm phế, thể phong...

Phương pháp chữa viêm mũi dị ứng bằng diện chẩn

Chữa viêm mũi dị ứng bằng diện chẩn là phương pháp điều trị được nhiều người bệnh áp dụng bởi...

Bệnh viêm mũi dị ứng có di truyền sang đời sau không?

Viêm mũi dị ứng là hiện tượng lớp lót bên trong niêm mạc mũi bị sưng viêm do hít phải...

Viêm mũi do dị ứng phấn hoa phải làm sao để điều trị dứt điểm?

Viêm mũi do dị ứng phấn hoa là tình trạng khá phổ biến, xuất hiện chủ yếu vào những ngày...

Tìm hiểu các cách điều trị viêm mũi dị ứng không dùng thuốc

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng tại nhà không cần dùng thuốc

Tuy có thể mang đến tác dụng nhanh chóng, nhưng chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc tây lại tiềm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.