Mất ngủ có chữa khỏi được không? Bằng cách nào?
Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ, bao gồm việc ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc, hay thức giấc vào ban đêm và khó đi ngủ trở lại. Nếu tình trạng này diễn ra trong nhiều ngày liền có thể làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến công việc, sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Hiện nay, có khá nhiều người tự đặt ra câu hỏi “bệnh mất ngủ có chữa khỏi được không, bằng cách nào”. Thắc mắc này sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây.
Những hệ lụy nghiêm trọng khi mất ngủ
Giấc ngủ đóng vai trò khá quan trọng trong đời sống con người. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể nghỉ ngơi và hồi phục năng lượng để bắt đầu một ngày mới làm việc hiệu quả. Theo thống kê của chuyên gia, thời gian ngủ trung bình của một người bình thường khoảng 7 – 8 tiếng mỗi tiếng. Một giấc ngủ có chất lượng cần đáp ứng đủ các yêu cầu cơ bản như ngủ đủ giấc, đủ sâu, cảm thấy khỏe mạnh khi thức dậy.
Trên thực tế, hiện không ít người rơi vào tình trạng mất ngủ, điển hình là người cao tuổi, người lao động nặng nhọc, người làm việc nhiều bằng trí óc. Bên cạnh đó, tỷ lệ người mắc phải đang không ngừng gia tăng bởi con số này đang có xu hướng trẻ hóa, người trẻ tuổi bị mắt ngủ cũng không ít. Nguyên nhân chính gây mất ngủ là do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học hoặc do cơ thể đang mắc phải một số bệnh tật hay do nội tiết tố bị thay đổi.
Nếu tình trạng mất ngủ bị kéo dài trong nhiều tháng liền mà không có giải pháp khắc phục hiệu quả, bạn có thể sẽ đối diện với một số hệ lụy nguy hiểm làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe, công việc và cả chất lượng cuộc sống, điển hình là những tác hại sau:
- Mất tập trung: Mất ngủ thường xuyên sẽ làm giấc ngủ bị giãn đoạn, não bộ ít thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và bị áp lực, từ đó khiến con người bị thiếu tập trung, cảm thấy chậm chạp, gặp không ít khó khăn trong việc thực hiện nhiệm và ghi nhớ mọi thứ;
- Giảm sút hiệu suất công việc: Ngủ không đủ giấc sẽ khiến cơ thể không ít sự mệt mỏi hay uể oải vào sáng ngày hôm sau, thậm chí bạn sẽ thiếu sự tập trung cho công việc, dẫn đến giảm sút hiệu suất công việc. Do đó, một giấc ngủ sâu sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần sảng khoái và phục hồi năng lượng nhanh để tiếp tục công việc;
- Rối loạn tâm lý: Bộ não sẽ có những phản ứng tiêu cực nếu thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ giấc. Tình trạng này có thể dẫn đến rối loạn lo âu, dễ cáu gắt, nóng nảy,… Đồng thời, có thể nảy sinh nhiều vấn đề khác về sức khỏe tinh thần như: tự kỷ, trầm cảm,…;
- Suy giảm trí nhớ: Suy giảm trí nhớ, hay quên trước quên sau là một trong những tác hại điển hình khi mất ngủ. Bởi việc thiếu ngủ sẽ không đủ thời gian để bộ não nghỉ ngơi. Khi não hoạt động quá nhiều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu sự tập trung, hay quên và suy giảm trí nhớ;
- Ảnh hưởng đến sắc tố của da: Thiếu ngủ khiến cơ thể không sản sinh ra hormone sinh trưởng mà lần lượt tạo ra một số loại hormone gây căng thẳng, điển hình là cortisol. Những loại hormone này có thể phá vỡ collagen trong cơ thể, làm gia tăng tình trạng viêm mụn, thậm chí có thể hình thành các nếp nhăn sớm;
- Tăng cân: Khi thiếu ngủ, cơ thể đang rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, đồng thời, các cơ quan không đảm bảo được chức năng vốn có của chúng. Bên cạnh đó, lượng calo không thể tiêu hóa dẫn đến tăng lượng mỡ tích tụ;
- Gây bệnh tim mạch: Khi thiếu ngủ, hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn, khi đó, mạch máu co lại, huyết áp tăng và tạo nên nhiều áp lực hơn cho tim. Ngoài ra, ngủ không đủ giấc, cơ thể cần nhiều insulin hơn để duy trì mức độ đường huyết hơn bình thường, điều này có khả năng tác động xấu đến mạch máu và tim.
Mất ngủ có chữa khỏi được không? – Chuyên gia nói gì
Các bác sĩ cho biết: Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ, có thể là ngắn hạn hoặc kéo dài trong nhiều tháng liền. Tình trạng này có thể xuất hiện và tự cải thiện trong một vài ngày, điều này đồng nghĩa với việc mất ngủ cấp tính có thể tự khỏi mà không nhất thiết có sự tác động của y khoa. Tuy nhiên, đối với bệnh mất ngủ mãn tính (mất ngủ kinh niên) thì người bệnh cần có những phác đồ điều trị hiệu quả.
Chung quy lại, mất ngủ không phải là bệnh nan y khó chữa. Căn bệnh này hoàn toàn có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng nhiều liệu pháp khác nhau như: dùng thuốc, điều chỉnh thói quen ngủ hay xây dựng chế độ ăn uống và lối sinh hoạt lành mạnh.
Bên cạnh đó, thời gian điều trị còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Vì thế, người bệnh cần trao đổi tình trạng sức khỏe đang gặp phải với bác sĩ hoặc nhà tâm lý học để có những hướng khắc phục phù hợp.
Biện pháp khắc phục tình trạng mất ngủ hiệu quả
Điều trị mất ngủ là điều trị thông qua các triệu chứng thường gặp kết hợp với điều trị nguyên nhân gây bệnh (nếu đã xác định chính xác). Nguyên tắc điều trị bệnh mất ngủ là loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ. Chung quy lại, trước khi đề ra những phương án điều trị bệnh mất ngủ hiệu quả, trước hết, người bệnh cần tiến hành thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, từ đó, các bác sĩ sẽ đề ra một số hướng điều trị tích cực.
1. Dùng thuốc đặc trị hoặc thuốc an thần theo chỉ định của bác sĩ
Một số trường hợp mất ngủ mãn tính sẽ được bác sĩ kê một số loại thuốc an thần hoặc thuốc ngủ để hỗ trợ tăng cường chất giấc ngủ. Một số loại thuốc ngủ phổ biến như:
- Diazepam
- Doxylamine
- Eszopiclone
- Haloperidol
- Ramelteon
- Rotunda
- Zaleplon
- Zolpidem
LƯU Ý: Điều trị bệnh mất ngủ bằng thuốc không được nhiều bác sĩ khuyến khích sử dụng bởi một số loại thuốc ngủ dễ gây ra những tác dụng phụ ngoài mong đợi. Bên cạnh đó, thời gian sử dụng thuốc chỉ kéo dài khoảng 3 ngày, nếu sử dụng nhiều hơn (không có chỉ định từ bác sĩ) có thể khiến cơ thể bị lờn thuốc, thậm chí phụ thuộc vào chúng, điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ khó ngủ nếu không sử dụng thuốc.
Chính vì vậy, để hạn chế các rủi ro không mong muốn cũng như phát huy tối đa công dụng, người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn. Trong quá trình sử dụng, nếu cảm thấy bản thân xuất hiện bất kỳ triệu chứng lạ, trước hết cần tạm ngưng sử dụng thuốc và tìm gặp bác sĩ để được giúp đỡ.
2. Áp dụng mẹo vặt dân gian trị bệnh mất ngủ
Tận dụng các loại dược liệu có sẵn trong tự nhiên, người bệnh có thể sử dụng để trị mất ngủ như: gừng, tim sen, lá vông, cây lạc tiên, mật ong, lá đinh lăng, hoa cúc,… Đây cũng chính là phương pháp điều trị theo kinh nghiệm của dân gian, thích hợp cho các trường hợp mất ngủ cấp tính. Thông thường, người bệnh cần phải kiên trì điều trị một thời gian dài mới thấy hiệu quả. Một số bài thuốc dân gian trị bệnh mất ngủ điển hình như:
- Trị mất ngủ bằng bài thuốc từ tim sen: Thành phần hoạt chất nuciferin và nelumbin có trong tim sen có tác dụng an thần, tăng lưu sự tuần máu đến não bộ, dưỡng tâm và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Trước khi sử dụng tim sen để trị bệnh mất ngủ, cần đem tim sen sao khô để khử độc rồi đem hãm với nước sôi. Tiếp đến, gạn lấy phần nước để dùng thay cho nước trà;
- Nụ hoa tam thất bắc chữa bệnh mất ngủ hiệu quả: Ngoài công dụng trị mất ngủ hiệu quả, nụ hoa tam thất còn tốt cho hệ thần kinh trung ương, giải độc, thanh nhiệt và ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Các đối tượng bị mất ngủ mãn tính cũng có thể tận dụng loại nguyên liệu này. Mỗi lần sử dụng một ít bột hoa tam thất, đem hãm với nước sôi như nước trà để uống;
- Dùng lá đinh lăng chữa mất ngủ: Các dịch chiết trong lá đinh lăng có khả năng ức chế MAO giúp tăng cường quá trình truyền dẫn xung động thần kinh, từ đó giúp ổn định hệ thần kinh trung ương. Bên cạnh đó, bài thuốc từ lá đinh lăng còn có tác dụng tăng sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể.
Xem thêm: 14 Cách Trị Mất Ngủ Tại Nhà Hiệu Quả – Ngủ Nhanh, Sâu
Ngoài ra còn khá nhiều loại thảo dược khác cũng được đánh giá cao về mặt công dụng đối với bệnh mât ngủ như: gừng, lá vông nem, cây lạc tiên, cây trinh nữ, mật ong, trà hoa cúc, trà hoa nhài, cây xạ đen,…
LƯU Ý: Các mẹo dân gian kể trên chỉ có tác dụng cải thiện tình trạng mất ngủ dạng nhẹ và không có tác dụng thay thế thuốc hoặc các phương pháp trị liệu bài bản. Người bệnh chỉ nên xem đây là biện pháp hỗ trợ. Việc lạm dụng thuốc dân gian có thể khiến tình trạng mất ngủ nghiêm trọng hơn.
3. Hình thành thói quen đi ngủ khoa học
Hình thành thói quen đi ngủ khoa học là một trong những liệu pháp tuy đơn giản nhưng khó để thực hiện trong ngày một ngày hai. Tuy nhiên, người bệnh cần nỗ thực hiện để hỗ trợ điều trị bệnh mất ngủ cũng như có được một giấc ngủ ngon và một tâm trạng thoải mái, thư thái khi thức dậy. Dưới đây là một số lưu ý mà người bị mất ngủ nên quan tâm:
- Tuyệt đối không “mang” sự mệt mỏi, căng thẳng hay áp lực lên giường cùng bạn. Bạn nên “vệ sinh” chúng trước khi bắt đầu đi ngủ. Bởi đây đều là những nguyên nhân chính khiến gây cản trở đến giấc ngủ;
- Tập thói quen đi ngủ và thức giấc cùng một thời điểm trong ngày, kể cả những ngày nghỉ, cuối tuần;
- Hạn chế ngủ trưa quá nhiều. Việc ngủ ban ngày quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào buổi tối. Theo chuyên gia, người bình thường nên dành thời gian ngủ trưa từ 20 – 30 phút là đủ;
- Không sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, bao gồm: tivi, máy tính, điện thoại, thiết bị chơi game,… Ánh sáng từ thiết bị sẽ làm bạn khó ngủ, đồng thời, chúng có thể sẽ gây cản trở đến chu kỳ ngủ;
- Cải thiện không gian ngủ yên tĩnh, thoải mái. Phòng ngủ không quá nóng cũng không có lạnh và độ sáng phù hợp để tăng cường chất lượng giấc ngủ. Nếu có thể, bạn cũng nên trang bị một máy xông tinh dầu, bởi mùi thơm của tinh dầu sẽ mang lại một cảm giác dễ chịu, thư thái để bắt đầu vào việc đi ngủ;
- Tự trang bị gối ngủ đủ độ mềm để việc ngủ được sâu giấc, nếu cần thiết, có thể sử dụng thêm 1 – 2 gối ôm và gối gác chân. Không nên kê cao nhiều gối, điều này có thể gây khó ngủ và tê cứng khớp cổ.
5. Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
Bên cạnh việc xây dựng thói quen đi ngủ khoa học, để tăng cường chất lượng giấc ngủ, người bệnh cũng không nên bỏ qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Bởi chúng cũng có khả năng điều phối giấc ngủ hoặc gây cản trở đến chu kỳ ngủ. Một số vấn đề cần lưu ý:
- Không nên ăn quá nhiều vào buổi tối hoặc ăn quá khuya. Điều này có thể khiến dạ dày hoạt động không kịp để tiêu hóa tất cả thức ăn vừa được dung nạp. Trường hợp khác, có thể gây chướng bụng, đầy hơi, thậm chí gây đau dạ dày;
- Tránh sử dụng đồ uống có cồn (bia, rượu,…), caffeine, thuốc lá vào cuối ngày hoặc trước khi đi ngủ. Các chất kích thích có thể khiến não bộ hoạt động nhiều hơn và gây cảm giác khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, thậm chí tăng khả năng thức dậy vào ban đêm và gia giảm chất lượng giấc ngủ;
- Dành nhiều thời gian để vận động cơ thể bằng các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe. Hoặc có thể tập các bài tập nhẹ nhàng, tập yoga hay ngồi thiền. Những bài tập này có tác dụng làm giảm sự căng thẳng, mệt mỏi, áp lực, giúp tinh thần được sảng khoái. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn không nên luyện tập thể dục trước khi đi ngủ, vì điều này có thể kích thích não bộ và khiến khó ngủ;
- Nếu thường xuyên có cảm giác bất an, lo lắng hay căng thẳng về các vấn đề trong cuộc sống dẫn đến khó ngủ, có thể đọc vài trang sách hay nghe một đoạn nhạc nhẹ cho đến khi cảm thấy buồn ngủ.
Bài viết đá giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Mất ngủ có chữa khỏi được không? Bằng cách nào?”. Qua những thông tin được chia sẻ, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc điều trị và bảo vệ sức khỏe. Để tình trạng mất ngủ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống, bạn cần chủ động sắp xếp thời gian để thăm khám tại các địa chỉ uy tín. Tại đây, các bác sĩ hoặc nhà tâm lý học sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây ra, từ đó có những hướng điều trị tích cực.
Có thể bạn quan tâm:
- Mất ngủ sau sinh: Nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ
- Nguyên nhân mất ngủ ở thanh niên, người trẻ tuổi và cách trị hiệu quả
Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!