Mẩn ngứa ở mông là bệnh gì? Chữa như thế nào?
Mẩn ngứa ở mông là một tình trạng rất phổ biến, bởi đây là vùng da nhạy cảm và kín đáo nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây nên ngứa ngáy. Những triệu chứng mẩn ngứa ở mông cũng là dấu hiệu để bạn nhận biết mông mình có nguy cơ nhiễm virus nấm hoặc dị ứng với một chất nào đó.
Mẩn ngứa ở mông là bệnh gì?
Mẩn ngứa ở mông là tình trạng vùng da ở mông xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu làm cho người bệnh cảm thấy không thoải mái trong các hoạt động hằng ngày. Bệnh có thể gặp ở hầu hết các đối tượng từ trẻ sở sinh, trẻ em đến cả những người lớn tuổi.
Ban đầu bệnh chỉ xuất hiện ở một vùng nhỏ trên mông nhưng nếu người bệnh chủ quan không điều trị bệnh rất dễ lây lan sang những vùng khác làm cho tình trạng trở nên nặng thêm.
Mẩn ngứa ở mông nếu diễn ra trong 1 vài ngày tự khỏi hoặc điều trị khỏi mà không tái phát thì không đáng lo. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tái phát nhiều lần hoặc điều trị lâu ngày không khỏi, da xuất hiện viêm nhiễm, ngứa ngáy, đau rát và có xu hướng lan rộng cần có phương phát điều trị hiệu quả.
Nguyên nhân gây mẩn ngứa tại mông
Tình trạng mẩn ngứa ở mông xảy ra thường do một số bệnh về da và các nguyên nhân trong thói quen sinh hoạt sau:
Phát ban do nhiệt:
Do thời tiết quá nóng khiến làn da của bạn xuất hiện tình trạng phát ban gây nên triệu chứng đỏ và ngứa da. Bên cạnh đó, khi mồ hôi tiết ra và không thoát được ra bên ngoài dẫn đến tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, hình thành nên mụn nước ở mông gây ngứa ngáy.
Bệnh nấm ngoài da:
Là một loại nhiễm trùng do nấm gây ra, nó làm cho vùng da ở bẹn và mông thường xuất hiện mẩn đỏ kèm theo cảm giác ngứa, khó chịu. Candida là loại nấm thường gây lây nhiễm cho da ở những khu vực ấm áp và ẩm ướt như mông và háng. Vì vậy đối với bệnh mẩn ngứa ở mông đây cũng là một nguyên nhân gây bệnh phổ biến.
Viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng:
Nó xảy ra khi vùng mông tiếp xúc với chất gây dị ứng cho da như nước xả vải, sữa tắm, xà phòng… gây ngứa, khô da ở vùng mông.
Mụn rộp sinh dục:
Do một loại virus lây truyền qua đường tình dục gây nên. Nó không những làm cho vùng mông bị mẩn ngứa mà còn gây ảnh hưởng đến hậu môn và vùng đùi.
Là tình trạng hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào của da, khiến vùng da ở mông sưng lên tạo thành các mảng đỏ hoặc vảy khô kèm theo ngứa. Bệnh cần được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm cũng như trở thành mãn tính ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, sức khỏe.
Viêm nang lông ở mông:
Bệnh hình thành trong các nang lông bị tắc gây nên những nốt mụn đỏ kèm theo hiện tượng ngứa và hình thành nên mụn đầu trắng.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác khác như những người bị liệt phải mặc tã, ngồi xe lăn trong thời gian dài… cũng có nhiều nguy cơ dẫn đến mẩn ngứa ở mông.
Các triệu chứng của mẩn ngứa ở mông
Mặc dù nó có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh khác nhau nhưng những triệu chứng chung của nó bao gồm:
- Vùng da ở mông hoặc xung quanh hậu môn bị đỏ, kích ứng.
- Xuất hiện mụn trứng cá ở mông như trên mặt.
- Có các mụn nhỏ, nốt đỏ trên da.
- Triệu chứng ngứa ngày càng tăng bắt buộc người bệnh phải gãi.
- Vùng da quanh mông hoặc gần hậu môn có cảm giác đau rát.
- Xuất hiện nhiều vảy trên da.
- Phồng rộp hoặc có các vết sưng, mụn mủ.
Các biện pháp chữa trị bệnh
Để cải thiện các triệu chứng mẩn ngứa ở mông tái phát hoặc ngày càng có dấu hiệu nặng hơn, người bệnh có thể cân ngắn đến một số phương pháp điều trị sau đây:
1. Điều trị bằng y khoa
Khi bắt đầu có dấu hiệu của bệnh mẩn ngứa ở mông bạn nên chủ động đến bác sĩ để được thăm khám và chữa trị trong thời gian sớm nhất. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp như:
- Sử dụng các loại kem bôi steroid để giảm sưng và ngứa.
- Sử dụng các loại thuốc uống chứa steroid hoặc thuốc kháng sinh để giảm tình trạng viêm nhiễm, sưng đau.
- Dùng các loại kem bôi kháng sinh theo toa để điều trị.
- Uống các loại thuốc kháng nấm để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng nấm men, nhiễm nấm…
- Bôi kem retinold để giảm viêm và điều trị phát ban từ bệnh vảy nến.
- Dùng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ cho da.
- Dùng thuốc kháng histamin đường uống.
2. Điều trị tại nhà
Các phương pháp điều trị mẩn ngứa ở mông tại nhà sẽ giúp bạn giảm được các cơn ngứa dữ dội một cách nhanh chóng. Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể tham khảo qua.
- Dầu dừa: Đây được xem là một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên tốt nhờ đặc tính chống viêm và kháng khuẩn của nó. Bạn có thể dùng dầu dừa để bôi trực tiếp lên vùng da ở mông để chữa trị bệnh.
- Bột yến mạch: Nó có đặc tính làm dịu da, giữ ẩm và chống viêm hiệu quả. Hãy dùng bột yến mạch trộn thành dạng sệt rồi bôi lên da mông hoặc hòa với nước để tắm.
- Mật ong: Nhờ đặc tính kháng khuẩn mà nó giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương trở nên nhanh chóng hơn. Để chữa trị mẩn ngứa ở mông bạn hãy bôi một ít mật ong lên vùng da này.
- Trà hoa cúc: Giúp làm giảm tình trạng viêm, ngứa khi bị mẩn ngứa ở mông, nhanh chóng chữa lành vết thương hơn. Uống trà hoa cúc mỗi ngày có thể cải thiện được tình trạng bệnh.
- Dầu cây trà: Tinh chất dầu được chiết xuất từ cây trà có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm nên khi bôi lên vết mẩn ngứa sẽ giúp điều trị được hiệu quả các triệu chứng của bệnh.
- Nha đam: Nhờ tinh chất khử trùng và chống viêm mà nha đam giúp làn da bị tổn thương trở nên dịu nhẹ hơn, giảm được đau và ngứa ở vùng mông.
Cách phòng ngừa mẩn ngứa ở mông
Mẩn ngứa ở mông rất dễ xuất hiện nếu như chúng ta không biết cách ngăn ngừa các nguy cơ phát triển của nó. Để giúp phòng tránh được bệnh bạn có thể thực hiện theo các cách sau đây:
- Vệ sinh cơ thể thường xuyên và sạch sẽ bằng các loại xà phòng không mùi.
- Sử dụng các loại bột giặt không mùi, không gây kích ứng.
- Không nên mặc những loại quần có chất liệu len hay quá chật chội, thay vào đó hãy mặc những chất liệu dễ thấm hút mồ hôi, rộng rãi và thoáng mát.
- Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm cho da.
- Tránh để vùng da mông tiếp xúc với các chất kích thích.
- Không nên mặc lại những trang phục đã đẫm mồ hôi.
Một số thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh mẩn ngứa ở mông. Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng nó lại mang tới nhiều bất tiện, khó chịu cho người bệnh. Khi phát hiện ra bệnh bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn, điều trị phù hợp nhất để tránh tình trạng bệnh nặng hơn do điều trị không đúng cách.
Bài đọc thêm:
Hỏi đáp cùng chuyên gia
tôi có thể dùng chai rau má thay cho các vật liệu kia không