Vì sao nổi mẩn ngứa vùng thắt lưng? Làm sao để khắc phục?

Nổi mẩn ngứa vùng thắt lưng có thể do ma sát giữa quần áo và da, nổi mề đay, thay đổi thời tiết, vệ sinh da kém, suy giảm chức năng gan hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị.

Nổi mẩn ngứa vùng thắt lưng do đâu?

Mẩn ngứa là triệu chứng da xuất hiện những đốm đỏ nhỏ, ngứa, sưng viêm và nóng rát. Đây là triệu chứng lâm sàng của nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau.

mẩn ngứa vùng thắt lưng
Rối loạn hormone trong thời gian mang thai khiến da nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy

Mẩn ngứa vùng thắt lưng có thể do những nguyên nhân sau:

  • Vết cắn côn trùng: Nọc độc từ các loài côn trùng có thể khiến da bị kích ứng, dẫn đến tình trạng phát ban và nổi mẩn ngứa.
  • Ma sát giữa quần áo và da: Vùng thắt lưng là một trong những vị trí dễ xuất hiện ma sát giữa da và quần áo. Hiện tượng này khiến biểu bì da tổn thương, đỏ và nổi mẩn.
  • Viêm da dị ứng: Viêm da dị ứng là tình trạng tổn thương da khi cơ thể tiếp xúc với tác nhân dị ứng. Dị ứng da có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào – trong đó có vùng da ở thắt lưng.
  • Viêm da tiếp xúc: Mẩn ngứa ở thắt lưng có thể phát sinh nếu vùng da này tiếp xúc với mủ/ nhựa của một số loài thực vật.
  • Bệnh vẩy nến: Vẩy nến là tình trạng da bắt nguồn do hoạt động rối loạn của hệ miễn dịch. Các triệu chứng của bệnh có thể bùng phát khi cơ thể thay đổi nội tiết, stress hoặc suy giảm miễn dịch. Vẩy nến gây đỏ, ngứa, viêm trên bề mặt da, triệu chứng này có thể phát sinh ở vùng da thắt lưng hoặc bất cứ vùng da nào trên cơ thể.
  • Mang thai: Mang thai là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến da bị nổi mẩn đỏ. Nguyên nhân cụ thể bắt nguồn từ sự tăng đột ngột của các hormone trong thời gian thai kỳ.
  • Thuốc điều trị: Sử dụng thuốc có thể làm phát sinh triệu chứng mẩn ngứa, phát ban ở trên da. Một số loại thuốc có thể gây ngứa và nổi mẩn trên da gồm có Allopurinol, thuốc ức chế men chuyển, Estrogen, Amiodarone, Opioids. Simvastatin,…
  • Tâm lý: Tâm lý căng thẳng kéo dài có thể gây phát ban và nổi mẩn ngứa vùng thắt lưng.
  • Rượu bia: Phản ứng nổi mẩn đỏ trên da có thể phát sinh ở những người không dung nạp hoặc dị ứng với thành phần trong rượu bia.
  • Bệnh gan: Suy giảm chức năng gan dẫn đến tình trạng các thành phần trong thực phẩm không được chuyển hóa hoàn toàn. Một hàm lượng nhỏ thành phần này tồn đọng trong da và gây ngứa, nổi mẩn.
  • Vệ sinh da kém: Da không được làm sạch hoàn toàn khiến bụi bẩn và bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông, dẫn đến tình trạng sưng viêm và ngứa ngáy.

Nổi mẩn ngứa vùng thắt lưng có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để xác định đúng nguyên nhân, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể.

Tham khảo thêm: Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân có đáng lo?

Các biện pháp khắc phục nổi mẩn ngứa vùng thắt lưng

Khi bị nổi mẩn vùng thắt lưng, có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau:

1. Chăm sóc tại nhà

Tình trạng mẩn ngứa ở da thường đáp ứng tốt với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Để cải thiện triệu chứng này, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau đây

mẩn ngứa lưng
Uống đủ nước giúp thanh lọc cơ thể và cải thiện các triệu chứng trên da
  • Tránh xa những tác nhân gây dị ứng: Rượu bia, bụi bẩn, thuốc lá, lông chó mèo,… có thể là nguyên nhân khiến vùng thắt lưng nổi mẩn đỏ. Vì vậy, việc đầu tiên bạn cần thực hiện là tránh xa những tác nhân gây dị ứng này.
  • Dưỡng ẩm da: Các thành phần trong kem dưỡng ẩm có thể làm dịu, cải thiện bề mặt và khắc phục triệu chứng ngứa ngáy trên da. Tuy nhiên bạn cần sử dụng những loại kem dưỡng ẩm không chứa hương liệu và ít kích ứng (Vaseline, Eucerin,…). Dùng sản phẩm có chứa cồn, hương liệu có thể khiến da dị ứng và làm nghiêm trọng hóa các triệu chứng.
  • Chườm lạnh: Tình trạng ngứa ngáy, khó chịu có thể được cải thiện khi bạn thực hiện chườm lạnh. Sử dụng khăn lạnh đắp lên vùng thắt lưng trong 5 – 10 phút để làm dịu da, cải thiện tình trạng nóng rát và khó chịu.
  • Uống đủ nước: Việc bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn tăng quá trình thanh lọc, giúp giảm các thành phần kích thích tồn đọng và cải thiện triệu chứng nổi mẩn trên da.
  • Mặc quần rộng: Trong thời gian điều trị mẩn ngứa ở vùng thắt lưng, bạn nên mặc quần áo rộng rãi để tránh ma sát lên vùng da này.
  • Tránh nhiệt độ cao: Nhiệt độ cao có thể kích thích tuyến mồ hôi hoạt động và làm nghiêm trọng hóa những triệu chứng trên da. Vì vậy bạn nên giữ cơ thể thông thoáng, mát mẻ khi đang điều trị mẩn ngứa.
  • Chú ý sản phẩm vệ sinh da: Một số loại sữa tắm có độ pH cao có thể bào mòn màng bảo vệ, gây ngứa rát và nổi mẩn. Nếu bạn nghi ngờ sản phẩm này gây ra tình trạng trên da, cần ngưng sử dụng và thay thế bằng sản phẩm phù hợp hơn.
  • Tránh gãi và chà xát: Áp lực từ tay lên những nốt mẩn đỏ có thể gây ngứa dữ dội, chảy máu hoặc nhiễm trùng. Vì vậy bạn nên thực hiện chườm lạnh để làm giảm ngứa thay vì gãi và chà xát.
  • Tránh dùng bia rượu và đồ uống có cồn: Nếu bạn dị ứng hoặc dung nạp rượu bia, cần hạn chế sử dụng những đồ uống có cồn.

Tham khảo thêm: Bật mí cách trị mẩn ngứa vào mùa hè để không còn khó chịu

2. Sử dụng thuốc

Nếu triệu chứng trên da không cải thiện sau 2 – 3 ngày, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc để điều trị tình trạng này.

mẩn ngứa ở lưng
Thuốc kháng histamine, kháng sinh,… được sử dụng nhằm cải thiện tình trạng mẩn ngứa ở lưng
  • Kem chứa corticosteroid (Mometasone, Betamethasone, Hydrocortisone,…): Có tác dụng giảm ngứa nhanh chóng. Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng loại thuốc này trong 10 ngày để hạn chế tình trạng teo và mỏng da.
  • Thuốc gây tê tại chỗ (Capsaicin, Doxepin, Benzocain,…): Được sử dụng nhằm làm tê bề mặt và giảm ngứa. Loại thuốc này thích hợp với trường hợp nổi mẩn ngứa vùng thắt lưng do viêm da tiếp xúc.
  • Thuốc kháng histamine (Loratadine, Clorphenamine, Fexofenadine,…): Thích hợp với trường hợp mẩn ngứa do phản ứng dị ứng gây ra. Nhóm thuốc này có thể gây buồn ngủ và chóng mặt, vì vậy khi sử dụng bạn nên hạn chế lái xe hay vận hành máy móc.
  • Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp có nghi ngờ nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh (Amoxicillin, Erythromycin,…).

Nếu các tình trạng mẩn ngứa trên da có xu hướng nghiêm trọng và đi kèm với những triệu chứng khác như mưng mủ, chảy dịch, đau cơ, khớp, sốt,… bạn cần tìm gặp bác sĩ bởi đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm.

Bà bầu bị viêm da dị ứng nên làm gì và không nên làm gì?

Những trường hợp viêm da dị ứng trong thai kỳ gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng xấu đến...

Dị ứng hải sản có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?

Dị ứng hải sản có tự khỏi không và kéo dài bao lâu là thắc mắc của nhiều bệnh nhân....

Mẩn đỏ và ngứa là hai triệu chứng chính của bệnh

Mẩn ngứa ở mông là bệnh gì? Chữa như thế nào?

Mẩn ngứa ở mông là một tình trạng rất phổ biến, bởi đây là vùng da nhạy cảm và kín...

Dị ứng mạt bụi là gì? Làm thế nào để điều trị?

Dị ứng mạt bụi rất phổ biến, bên cạnh các triệu chứng dị ứng, nếu người bệnh tiếp xúc lâu...

Bị dị ứng da bàn tay bàn chân do đâu? Điều trị thế nào?

Hiện tượng dị ứng da bàn tay bàn chân gây ra những cơn ngứa khó chịu, đỏ da… làm ảnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *