Bé nổi mẩn ngứa như rôm phải làm sao?

Nổi mẩn ngứa như rôm là tình trạng da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ. Thông thường, tình trạng này có thể tự khỏi sau khoảng vài ngày bùng phát. Tuy nhiên ở một số trẻ, triệu chứng có thể kéo dài, gây ngứa ngáy và khó chịu, trong trường hợp này phụ huynh buộc phải tiến hành điều trị cho trẻ.

mẩn ngứa rôm sảy
Bé nổi mẩn ngứa như rôm phải làm sao?

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.

Vì sao trẻ bị nổi mẩn ngứa như rôm?

Mẩn ngứa như rôm là tình trạng da nổi những mẩn đỏ, có kích thích nhỏ nhưng số lượng nhiều, tập trung thành từng đám. Ban đầu triệu chứng chỉ xuất hiện trên một vùng da nhỏ nhưng sau đó có thể lây lan và phát sinh trên phạm vi rộng.

Nổi mẩn ngứa như rôm tập trung ở vùng da đầu, cổ, ngực và lưng. Một số trẻ có thể bị nổi mẩn ở bẹn, nách và mông.

mẩn ngứa rôm sảy
Sốt là một trong những nguyên nhân khiến trẻ nổi rôm sảy, mẩn ngứa

Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa như rôm:

  • Ống mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh: Ở trẻ nhỏ, một số cơ quan chưa có sự phát triển hoàn chỉnh – trong đó có tuyến mồ hôi. Khi ống mồ hôi chưa được hoàn thiện, dầu thừa và bã nhờn sẽ không được thoát ra ngoài, bít tắc trong lỗ chân lông và làm phát sinh mẩn ngứa trên da.
  • Trẻ bị sốt: Sốt khiến thân nhiệt trẻ tăng cao. Nhằm làm giảm thân nhiệt, tuyến mồ hôi sẽ có xu hướng tiết nhiều dầu để tránh tình trạng sốc nhiệt. Tuy nhiên điều này lại vô tình khiến dầu thừa ứ đọng và nổi mẩn ngứa trên da.
  • Ma sát: Ma sát giữa cơ thể với tã hoặc quần áo khiến da tổn thương và xuất hiện phát ban, mẩn ngứa ở những khu vực như bẹn, nách,…
  • Trẻ vận động nhiều: Trẻ nhỏ thường hiếu động và vận động thường xuyên. Hoạt động thể chất sẽ khiến cho tuyến mồ hôi bị kích thích dẫn đến tình trạng sản sinh ra nhiều dầu thừa – nhất là trong thời tiết nóng ẩm.
  • Do vi khuẩn: Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn yếu và chưa hoàn thiện. Do đó vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào da, khu trú trong lỗ chân lông và làm phát sinh phản ứng viêm.
  • Dị ứng: Khi trẻ bị ứng với hải sản, sữa, phấn hoa, lông chó mèo,… làn da sẽ có xu hướng hình thành mẩn đỏ, ngứa và phát ban.

Tình trạng nổi mẩn trên da thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhưng hầu hết đều gây ngứa dữ dội, khó chịu khiến trẻ bứt rứt và quấy khóc. Nếu triệu chứng nhẹ, tình trạng chỉ kéo dài trong khoảng vài ngày và có xu hướng tự biến mất mà không phải điều trị.

Ngược lại, trong trường hợp nổi mẩn ngứa như rôm lây lan trên diện rộng, có xu hướng kéo dài và gây ngứa dữ dội, phụ huynh buộc phải điều trị cho trẻ.

Cách chăm sóc trẻ bị nổi mẩn ngứa như rôm

Hầu hết các trường hợp trẻ bị nổi mẩn ngứa như rôm đều thuyên giảm khi phụ huynh tiến hành các biện pháp điều trị và có chế độ chăm sóc đúng cách.

trị rôm sảy mẩn ngứa cho bé
Vệ sinh cho trẻ hằng ngày là biện pháp làm giảm mẩn ngứa trên da

Dưới đây là những biện pháp giúp cải thiện và phòng ngừa tổn thương da ở trẻ nhỏ:

  • Cần vệ sinh cho trẻ thường xuyên để loại bỏ dầu thừa, bã nhờn và bụi bẩn trong lỗ chân lông. Đồng thời cần mặc quần áo rộng rãi, thay tã thường xuyên để giữ da ở trạng thái khô thoáng.
  • Giữ không gian sống sạch sẽ, thoáng mát nhằm hạn chế nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi.
  • Sử dụng phấn rôm vào những vùng da có nếp gấp và dễ tiết mồ hôi sau khi tắm nhằm hạn chế tăng tiết dầu thừa quá mức.
  • Vào thời điểm nắng nóng, bạn nên khuyến khích trẻ vui chơi trong nhà thay vì chạy nhảy ngoài trời. Đồng thời cần sử dụng quạt hoặc máy lạnh để duy trì nhiệt độ mát mẻ cho không gian sống.
  • Bổ sung nhiều nước và trái cây cho trẻ để hạn chế tình trạng ra mồ hôi khi thời tiết nóng bức.
  • Cần đội nón, mặc áo khoác cho trẻ nếu phải di chuyển và hoạt động ngoài trời, nhằm tránh để trẻ bị sốt và nổi mẩn ngứa trên da.
  • Không cho trẻ sử dụng những thực phẩm có khả năng dị ứng cao như hải sản, sữa bò, sữa đậu nành, các loại đậu,…
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách bổ sung những thực phẩm lành mạnh nhằm hạn chế vi khuẩn, sốt,…
  • Cắt móng tay, móng chân cho trẻ để tránh tình trạng trẻ ma sát, cào, gãi vào các nốt mẩn đỏ trên da.
  • Trao đổi với bác sĩ để lựa chọn sản phẩm dưỡng da phù hợp với trẻ nhỏ.
  • Nên dùng sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, có độ pH cân bằng và không chứa hóa chất cho trẻ.
  • Tránh dùng bột giặt có chứa nhiều xà phòng, chất tẩy khi giặt đồ cho trẻ. Một số sản phẩm chứa chất tẩy có thể gây kích ứng khi ma sát với da.

Trong trường hợp trẻ bị nổi mẩn ngứa kéo dài và có các triệu chứng nhiễm trùng da như sưng viêm, nóng rát, sưng hạch bạch huyết và sốt cao,… bạn nên chủ động đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ điều trị.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Tin bài liên quan

Mẩn ngứa đối xứng là dấu hiệu của bệnh gì?

Mẩn ngứa đối xứng là một trong những tổn thương da phổ biến. Triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh chàm sữa, hăm tã, viêm da cơ...

Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc Nam đệ nhất “đánh bay” bệnh á sừng từ gốc

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc Nam duy nhất hiện nay có công thức thành phần ưu việt...

Cách xử lý khi bị dị ứng thuốc và các biện pháp phòng ngừa

Hướng Dẫn Cách Xử Lý Khi Bị Dị Ứng Thuốc Tại Nhà [Đúng Cách]

Dị ứng thuốc nếu không được chữa trị sớm và đúng cách có thể khiến bệnh nhân gặp phải nguy...

Rụng tóc do kéo giãn là gì? Điều trị như thế nào?

Rụng tóc do kéo giãn là tình trạng xảy ra khi bạn thường xuyên búi tóc, cột tóc đuôi ngựa,...

Mách bạn cách chữa viêm da cơ địa bằng nghệ

Nhờ vào đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, nghệ được ứng dụng trong chữa trị một số bệnh da liễu...

Chia sẻ cách trị rạn da bằng baking soda đúng cách

Baking soda hoạt động như một chất tẩy da chết tự nhiên, tẩy trắng da, chất chống oxy hóa.  Trị...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.