Dùng củ ráy chữa tổ đỉa – còn nhiều người chưa biết
Cây ráy là một loại cây dại mọc hoang ở khắp các vùng nông thôn Việt Nam, mặc dù nó không được sử dụng để ăn nhưng rất hiệu quả trong chữa trị các bệnh về da. Dùng củ ráy để chữa bệnh tổ đỉa là một bài thuốc dân gian rất ít người biết mà bạn nên tìm hiểu qua để có thể áp dụng.
Giới thiệu cây ráy
Cây ráy có tên khoa học là Alocasia odora là một loại cây mọc dại trên khắp nước ta, chúng thường mọc ở những vùng ẩm thấp hoặc trong rừng.
Thân cây ráy là loại thân mềm cao khoảng 0,3 – 1,4. Thân rễ của cây có hình cầu nằm dưới đất sau phát triển thành củ ráy dùng để chữa bệnh tổ đỉa. Củ ráy dài, có nhiều đốt ngắn, trên đốt có vảy màu nâu.
Lá cây ráy có hình tim to với chiều dài khoảng 10 – 50cm, chiều rộng 8 – 45cm, phần cuống lá 15 – 120cm. Hoa cây ráy là hoa mo có hoa cái ở dưới gốc, hoa đực ở phía trên. Phía dưới mo là các quả mọng hình trứng, màu đỏ.
Dược liệu củ ráy thường được đào ở những cây già khoảng 2 – 3 năm, đem về rửa sạch, cắt bỏ rễ, cạo vỏ rồi đem phơi khô hoặc dùng tươi.
Tác dụng của cụ ráy với bệnh tổ đỉa
Trong Đông Y, củ ráy có vị cay, tính mát nên có tác dụng hiệu quả trong việc thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, lợi niệu… do đó thường được sử dụng để chữa trị một số bệnh như phong đờm, sốt rét, đau chân tay, các bệnh ngoài da như ngứa, ghẻ lở, mụn nhọt, tổ đỉa, nấm chân…
Theo nghiên cứu y học hiện đại, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một lượng lớn hoạt chất Flavonoit có trong củ ráy. Chất này vừa có khả năng chống oxy hóa vừa có khả năng kháng khuẩn, chống viêm. Điều này làm ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do, làm chậm quá trình viêm nhiễm của da.
Đối với bệnh tổ đỉa, nhờ đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, thanh nhiệt của củ ráy mà nó làm cho các nốt mụn nước của bệnh tổ đỉa nhanh chóng khô lại và được chữa lành. Nó còn thúc đẩy quá trình hồi phục của da, làm cho các vùng da bị tổn thương nhanh chóng lành, giảm bớt những cơn ngứa ngáy, khó chịu do bệnh gây nên.
Cách dùng củ ráy chữa bệnh tổ đỉa
Để tiến hành phương pháp sử dụng củ ráy chữa bệnh tổ đỉa bạn cần chuẩn bị trước hai củ ráy tươi.
Cách thực hiện:
- Củ ráy sau khi được đào về đem đi rửa sạch và gọt bỏ phần vỏ bên ngoài.
- Dùng dao thái toàn bộ củ ráy thành từng lát mỏng rỗi giã nát chúng ra.
- Cho củ ráy vào đun sôi với nước trong vòng 10 phút.
- Sau khi nước sôi hãy tắt bếp và để nước nguội.
- Dùng nước củ ráy này để ngâm tay, ngâm chân và vùng da bị tổ đỉa.
Phương pháp ngâm chân tay trong nước củ ráy nên được áp dụng mỗi ngày một lần, liên tục trong vài tuần sẽ mang lại kết quả cho người bệnh. Các vết thương hở sẽ được lành lại, tình trạng ngứa cũng sẽ thuyên giảm.
Tuy nhiên, mức độ hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào cơ đỉa của mỗi người nên thời gian điều trị và kết quả sẽ không giống nhau ở mỗi bệnh nhân.
Lưu ý khi sử dụng củ ráy chữa bệnh tổ đỉa
Trong quá trình sử dụng củ ráy để chữa trị bệnh tổ đỉa bệnh nhân cần lưu ý những điều sau đây để tránh những tác dụng không mong muốn mà nó mang lại:
- Trước khi áp dụng phương pháp dùng củ ráy để chữa bệnh tổ đỉa bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về tình trạng bệnh có được sử dụng không.
- Mặc dù củ ráy rất tốt để chữa trị bệnh tổ đỉa nhưng thành phần chất hóa học của củ ráy chứa một lượng lớn sapotoxin. Đây là một chất độc có thể dẫn đến một số biểu hiện như cứng hàm, tê lưỡi, ngứa ngáy. Vì vậy, bạn nên đeo bao tay, khẩu trang và tránh làm dính mủ củ ráy lên người trong quá trình chuẩn bị và sơ chế.
- Hoạt chất sapotoxin sẽ giảm đi hoặc biến mất khi củ ráy được nấu chín vì vậy để sử dụng an toàn bạn nên để nước củ ráy sôi thật lâu trước khi tắt bếp.
- Sau thời gian sử dụng từ 1 – 2 tuần nếu bạn không thấy tình trạng bệnh được cải thiện hãy chuyển sang phương pháp điều trị khác.
- Phương pháp sử dụng củ ráy để chữa bệnh tổ đỉa chỉ phù hợp cho những bệnh nhân có tình trạng bệnh nhẹ, mới khởi phát. Nếu những bệnh nhân nào có tình trạng nặng nên đến bác sĩ để thăm khám và điều trị bằng tây y.
- Phương pháp chữa bệnh tổ đỉa bằng củ ráy này đòi hỏi bệnh nhân phải có sự kiên trì cao, không được bỏ cuộc giữa chừng nếu không sẽ không mang lại hiệu quả điều trị.
- Hãy kết hợp một chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt khoa học trong quá trình điều trị bệnh bằng củ ráy sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
- Không nên chà xát, gãi hoặc làm trầy xước vùng da đang bị tổ đỉa, điều này khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và lây lan hơn.
- Nên giữ cho vùng da luôn sạch sẽ, tránh tiếp xúc với bụi bẩn, các chất kích thích cho da.
Thông tin về phương pháp dùng củ ráy chữa tổ đỉa trên đây được chúng tôi đưa ra để tham khảo. Vì vậy, nếu bạn muốn áp dụng hoặc cần tư vấn về phương pháp hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chính xác nhất.
THAM KHẢO THÊM:
- Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không? không chữa có hết không?
- Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không có hiệu quả không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!