Khớp cổ tay bị thoái hóa nên điều trị như thế nào ?

Thoái hóa khớp cổ tay là tình trạng các lớp xương sụn hoặc xương dưới sụn ở cổ tay bị hao mòn. Nguyên nhân chính gây bệnh có thể là do quá trình lão hóa hoặc do cổ tay chịu một áp lực lớn trong thời gian dài.

Bệnh thoái hóa khớp cổ tay
Thoái hóa khớp cổ tay là một trong những bệnh lý xương khớp khá phổ biến hiện nay.

I. Triệu chứng thoái hóa khớp cổ tay

Có rất nhiều dấu hiệu giúp nhận biết bệnh thoái hóa khớp cổ tay nhưng triệu chứng cần được quan tâm nhất là đau và cứng khớp. Đau có thể xảy ra khi người bệnh tiến hành cầm hoặc nắm bất kỳ vật nào đó. Biểu hiện đau sẽ giảm ngay sau khi bệnh nhân nghỉ ngơi, không cử động.

Về tính chất, đau thường không dữ dội, thời gian đau có thể từ 15 – 30 phút hoặc có thể diễn ra lâu hơn. Điều này còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương nặng hay nhẹ của khớp.

Ngoài triệu chứng đau, bệnh nhân có thể gặp phải một vài biểu hiện sau:

  • Cứng khớp: Triệu chứng này thường thể hiện rõ ràng, nhất là vào lúc sáng sớm hoặc sau giấc ngủ. Cứng khớp thường kéo dài ít nhất 30 phút gây khó khăn trong việc cử động. Người bệnh thường cảm thấy hoặc khó thực hiện các thao tác sinh hoạt hàng ngày như cầm nắm đồ vật không chặt, thao tác thay quần áo, tắm, giặt đồ thường không chuẩn.
  • Khớp cổ tay bị sưng tấy
  • Cơ tay bắt đầu yếu dần
  • Các ngón tay có dấu hiệu bị teo nhỏ và khớp bàn tay, khớp ngón tay bị biến dạng

→Xem thêm: Thoái hóa khớp và loãng xương : Hiểu đúng để tránh nhầm lẫn

II. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ tay

Có rất nhiều yếu tố gây thoái hóa khớp cổ tay, điển hình là những nguyễn nhân dưới đây:

1. Tuổi tác

Là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa khớp nói chung và khớp cổ tay nói riêng. Tuổi đời càng cao các chức năng của cơ thể lão hóa càng nhanh. Khi đó, các dưỡng chất đi nuôi dưỡng các khớp xương bắt đầu giảm sút một cách đáng kể.

Lâu dần, sụn khớp sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng gây cản trở việc sản xuất dịch nhầy duy trì hoạt động của nó. Điều này sẽ khiến các khớp xương và sụn chỗ cổ tay sẽ bị khô và quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.

2. Do chấn thương cổ tay

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ tay
Chấn thương cổ tay trong quá trình tập luyện có thể làm làm quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh.

Một số trường hợp chấn thương cổ tay như tổn thương dây chằng, bong gân hoặc gãy cổ tay có thể là nguyên nhân khiến quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn. Bên cạnh đó, việc thường xuyên vận động khớp cổ tay có thể làm gãy các xương nhỏ, gây chèn ép các sợi dây thần kinh ở các khu vực xung quanh dẫn đến thoái hóa.

3. Bệnh lý liên quan đến khớp cổ tay

Thoái hóa khớp cổ tay cũng có thể gặp ở những đối tượng bị viêm khớp dạng thấp, gãy xương, viêm khớp nhiễm khuẩn, bệnh gout. Bên cạnh đó, người mắc một số bệnh liên quan đến thay đổi nội tiết tố như bệnh đái tháo đường, loãng xương, mãn kinh,… khả năng mắc thoái hóa khớp cổ tay thường khá cao.

III. Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp cổ tay

Thông thường, để chẩn đoán thoái hóa khớp cổ tay bác sĩ thường dựa vào lịch sử bệnh cùng với triệu chứng lâm sàng. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ khám thực thể để xem cổ tay của bạn hoạt động như thế nào và xác định vị trí đau.

Ngoài ra, họ sẽ yêu cầu bạn chụp X – quang để đánh giá mức độ tổn thương của khớp. Đồng thời, để chắc chắn, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện thêm một vài xét nghiệm, chẳng hạn như xét nghiệm máu.

Và sau khi có kết quả chẩn đoán, chuyên viên y tế sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh của mỗi người.

IV. Điều trị bệnh thoái hóa khớp cổ tay như thế nào?

Thoái hóa khớp cổ tay thường không có cách chữa trị nhưng người bệnh có thể sử dụng một vài phương pháp điều trị để kiểm soát triệu chứng. Bệnh nhân có thể giảm đau bằng cách hạn chế vận động khớp cổ tay. Tốt nhất để giảm căng thẳng cho khớp cổ tay, bạn nên dùng một thanh nẹp để cố định khớp.  Ngoài ra, tùy thuộc vào triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị thích hợp.

+ Thuốc chống viêm và các loại thuốc khác

Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) giúp làm giảm viêm và giảm đau ở khớp cổ tay. Người bệnh có thể sử dụng thuốc chống viêm ibuprofen và Aspirin hoặc một số loại gel chống viêm để cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi thuốc chống viêm thường không được sử dụng thời gian dài cho người bị thoái hóa khớp cổ tay có kèm theo triệu chứng bệnh suy thận và các bệnh về đường tiêu hóa.

Cách chữa thoái hóa khớp cổ tay
Người bệnh có thể điều trị thoái hóa khớp cổ tay bằng một số loại thuốc kê toa.

+ Thuốc tiêm

Nếu triệu chứng bệnh của bạn ở mức độ trùng bình hoặc nặng, bác sĩ sẽ tiêm thuốc steroid hoặc cortisone để cải thiện triệu chứng viêm khớp và giảm đau. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn

+ Phẫu thuật

Nếu bạn đã thử áp dụng các biện pháp nêu trên mà triệu chứng bệnh không được cải thiện, bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật có thể sẽ loại bỏ một phần xương, thay khớp nhân tạo hoặc hợp nhất xương để giúp giảm đau và tăng cường chức năng xương.

* Một số phương pháp điều trị khác

Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp điều trị sau đây để kiểm soát và khắc phục triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra:

+ Tập thể dục thể thao thường xuyên

Bác sĩ chuyên khoa vật lý trị liệu và phục hồi chức năng khuyến cáo bệnh nhân nên áp dụng các động tác chuyển động cổ tay ngay tại nha. Các động tác này giúp giảm sự co cứng khớp, giúp khớp linh hoạt và dẻo dai hơn. Đồng thời, chúng còn tăng cường sự lưu thông máu, giúp dưỡng chất đến nuôi dưỡng khớp cổ tay thuận lợi hơn. Điều này đồng nghĩa với việc dịch chiết sẽ được sản xuất đủ để bôi trơn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.

Những bài tập khớp cổ tay bao gồm:

  • Gập khớp cổ tay
  • Đi bằng ngón ta: Bạn dùng các đầu ngón tay di chuyển trên mặt bàn hoặc tường.
  • Chạm ngón tay: Dùng đầu ngón tay cái chạm lần lượt vào từng ngón tay còn lại. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện động tác nếu kéo căng làm ngón tay cái bị đau, bạn nên dừng lại và nghỉ ngơi.
  • Nắm tay: Bạn nắm tay lại thành nấm đấm rồi sau đó mở các ngón tay về vị trí cũ. Khi thực hiện, bạn nên tiến hành chậm để tránh trường hợp các ngón tay hoạt động đột ngột gây đau.

+ Liệu pháp nóng và lạnh

Bạn dùng túi nhiệt chứa nước ấm hoặc nước đá chườm lên vùng cổ tay bị đau và giữ trong vòng vài phút để giảm đau và sưng. Không nên chườm nước quá nóng hoặc quá lạnh trên da trong thời gian dài, chúng có thể gây kích thích các dây thần kinh cảm giác dưới da, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

+ Sử dụng thảo dược

Có thể sử dụng một số loại thảo dược có nguồn gốc từ tự nhiên để cải thiện triệu chứng bệnh.

Thoái hóa khớp cổ tay gây không chỉ gây tác động xấu đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, người bệnh không nên lơ là mà cần tiến hành điều trị ngay khi phát hiện triệu chứng bệnh.

ThuocDanToc.VN không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán cũng như phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm:

Những thông tin cần biết về bệnh vôi hóa xương bả vai

Vôi hóa xương bả vai: Nguyên nhân và cách điều trị

Vôi hóa xương bả vai là một hệ quả của thoái hóa khớp, hình thành khi các các mô sụn...

Thoái hóa khớp gối ảnh hưởng thế nào đến chất lượng sống của bạn?

Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh cơ xương khớp có thể làm suy giảm sức khỏe và...

Thoái hóa khớp háng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp háng thường gặp ở những người từ 50 tuổi trở lên. Bệnh gây ra các triệu chứng...

Đau đầu gối là dấu hiệu đầu tiên của thoái hóa khớp gối

Người bị thoái hóa khớp gối phải tuyệt đối kiêng các thực phẩm sau

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và chữa bệnh, những người bị thoái hóa khớp...

Hiểu hơn về thoái hóa khớp gối nguyên phát và thứ phát

Dựa vào nguyên nhân gây tổn thương mô sụn có thể xác định được thoái hóa khớp gối nguyên phát...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *