Bị thoái hóa khớp khuỷu tay nên lưu ý gì?
Thoái hóa khớp khuỷu tay là một trong những dạng bệnh xương khớp ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, vận động. Người bị thoái hóa khớp lâu ngày còn có thể bị suy giảm nghiêm trọng chất lượng sống của bệnh nhân.
Bị thoái hóa khớp khuỷu tay nên lưu ý gì?
Ngoài việc điều trị, bệnh nhân thoái hóa khớp khuỷu tay cần quan tâm đến một số lưu ý trong sinh hoạt, vận động để xương khớp được khỏe mạnh, hỗ trợ tốt hơn cho việc điều trị, phục hồi các khớp.
1. Giữ thói quen vận động
Nhiều bệnh nhân cho rằng việc vận động thường xuyên khi bị thoái hóa khớp khuỷu tay có thể khiến cho các khớp bị đau nhức nhiều hơn. Tuy nhiên trên thực tế, vận động thường xuyên và đúng cách là một trong những giải pháp để các khớp giảm bớt đau đớn, giảm tình trạng cứng khớp, tăng cường sự dẻo dải cho các khớp. Tập thói quen vận động phù hợp không chỉ tốt hơn cho khớp của bạn mà còn giúp tăng cường sức khỏe.
2. Phân bổ thời gian luyện tập
Theo các chuyên gia, việc phân bổ thời gian luyện tập hợp lý rất quan trọng cho sức khỏe xương khớp. Bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay nên phân phối thời gian luyện tập các bài tập nhẹ nhàng từ 20 – 30 phút mỗi lần và khoảng 3 lần mỗi tuần. Thời gian luyện tập hợp lý rất quan trọng, không nên luyện tập quá mức vì có thể dẫn đến chấn thương, viêm sưng đau các khớp. Luyện tập vừa phải và đều đặn mới có thể giữ cho khớp khỏe mạnh, được bôi trơn một cách hợp lý.
3. Chú ý những tín hiệu của các khớp
Các khớp khuỷu tay bị thoái hóa sẽ thường xuyên có những tín hiệu để cảnh báo về tình trạng sức khỏe xương khớp. Khi có các hoạt động hằng ngày, bệnh nhân cần chú ý đến các tín hiệu xương khớp như:
- Nhận biết tín hiệu của các cơn đau tại khớp khuỷu tay.
- Hạn chế các cử động mạnh của các khớp khuỷu tay bị viêm, đặc biệt tránh các cử động khớp khuỷu nhanh, đột ngột.
- Vận động khớp khuỷu ở những tư thế phù hợp, tránh những tư thế dễ gây tổn thương.
- Chú ý cân bằng các hoạt động làm việc, nghỉ ngơi, tránh quá sức.
4. Chú ý bổ sung dinh dưỡng
Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho xương khớp rất quan trọng. Bệnh nhân cần chú ý đến các loại dưỡng chất như vitamin D, canxi, và một số loại dưỡng chất khác. Ngoài ra, bệnh nhân mắc thoái hóa khớp khuỷu tay cũng cần tiếp xúc với ánh nắng buổi sớm để cơ thể có thể tổng hợp vitamin D được tốt hơn.
5. Duy trì cần nặng hợp lý
Cân nặng của người mắc bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay cần chú ý duy trì cân nặng một cách hợp lý. Bệnh nhân mắc thoái hóa khớp gối nếu bị thừa cân, béo phì sẽ khiến cho tình trạng tổn thương các khớp nặng nề hơn. Theo các chuyên gia, cứ mỗi 450 gram cân nặng giảm đi có thể giúp cho áp lực lên các khớp giảm đi đến 4 lần. Do đó, cần duy trì cân nặng của cơ thể một cách hợp lý khi bị thừa cân, béo phì.
6. Tránh các chất kích thích
Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá là một trong những yếu tố có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực lên các khớp. Thuốc lá cũng là một trong những nguy cơ hàng đầu gây ra các vấn đề về xương khớp, đặc biệt là nguy cơ loãng xương, gãy xương.
Theo Hiệp hội chỉnh hình Hoa Kỳ, những người có các vấn đều về xương khớp cần chú ý từ bỏ thói quen hút thuốc lá để giúp cho tình trạng xương khớp được cải thiện tốt hơn, hỗ trợ cho quá trình điều trị và phục hồi.
Thông tin tham khảo về bệnh thoái hóa khớp không có giá tị thay thế cho hướng dẫn của bác sĩ, chẩn đoán và toa thuốc điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
- Thoái hóa khớp và loãng xương: Hiểu đúng để tránh nhầm lẫn
- Phòng ngừa thoái hóa xương khớp – Giới trẻ nên sớm lưu tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!