Thoái hóa khớp và loãng xương : Hiểu đúng để tránh nhầm lẫn

Thoái hóa khớp và loãng xương là các bệnh lý xương khớp thường gặp. Vì có triệu chứng khá giống nhau nên rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai bệnh này.

bệnh thoái hóa khớp và loãng xương
Phân biệt bệnh thoái hóa khớp và loãng xương

Phân biệt bệnh thoái hóa khớp và loãng xương

Mặc dù có triệu chứng tương tự nhau nhưng thoái hóa khớp và loãng xương là hai bệnh lý khác nhau hoàn toàn. Nếu không xác định đúng bệnh, bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị không thích hợp.

1. Nguyên nhân

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng mô sụn bị hao mòn khiến đầu xương va chạm mạnh mỗi khi vận động. Tình trạng này khiến khớp đau nhức và phát ra âm thanh khi hoạt động.

Thoái hóa khớp thường do quá trình lão hóa gây ra, do đó bệnh chủ yếu tập trung ở những người trên 55 tuổi. Ngoài ra, bệnh có thể xuất hiện do những nguyên nhân sau:

  • Béo phì
  • Di truyền
  • Chấn thương
  • Các bệnh viêm khớp khác gây ra

Thoái hóa khớp là bệnh mãn tính và không thể điều trị dứt điểm.

Loãng xương

Loãng xương là tình trạng mật độ xương giảm khiến xương suy yếu và dễ nứt, gãy. Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý này.

bệnh thoái hóa khớp và loãng xương
Loãng xương thường gặp ở phụ nữ sau sinh hoặc phụ nữ mãn kinh

Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm nguy cơ loãng xương như:

  • Thiếu hụt canxi
  • Nội tiết tố suy giảm (phụ nữ sau sinh, mãn kinh)

Thông thường, cơ thể sẽ phá vỡ những tế bào cũ và tái sinh những tế bào xương mới để thay thế. Nếu quá trình tái tạo tế bào bị hạn chế, mật độ xương sẽ có xu hướng giảm dần. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng sẽ dẫn đến bệnh loãng xương.

→Xem thêm: Cảnh giác với chứng loãng xương ở người trẻ tuổi

2. Triệu chứng

Mặc dù các triệu chứng của thoái hóa khớp và loãng xương khá giống nhau nhưng nếu bạn quan sát kỹ, bạn sẽ dễ dàng phân biệt hai bệnh lý này.

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp thường không gây ra triệu chứng trong giai đoạn đầu. Chỉ khi mô sụn bị bào mòn đáng kể, các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện.

Triệu chứng thường gặp của thoái hóa khớp:

  • Đau nhức khi vận động
  • Sưng nóng khớp
  • Cứng khớp vào sáng sớm hoặc khi giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài
  • Giảm chức năng vận động của khớp
  • Khớp phát ra âm thanh khi cử động

Loãng xương

Loãng xương thường không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Khi mật độ xương giảm mạnh, bạn mới nhận thấy những triệu chứng xuất hiện.

Triệu chứng do loãng xương gây ra:

  • Đau mỏi khắp người
  • Giảm chiều cao
  • Lưng còng
  • Gãy hoặc nứt xương

3. Biến chứng

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh mãn tính và chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu. Do đó, biến chứng do bệnh lý này rất nặng nề.

Sụn có thể bị bào mòn hoàn toàn, từ đó khớp xương có thể bị biến dạng và mọc gai xương. Tình trạng tiếp tục kéo dài khiến khớp mất khả năng vận động, dẫn đến bại liệt.

Loãng xương

Loãng xương kéo dài có thể gây ra các biến chứng sau:

  • Gù vẹo cột sống
  • Biến dạng xương đốt sống, sườn
  • Gãy xương
  • Giảm khả năng vận động

Ngoài ra, loãng xương có thể tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp và các bệnh xương khớp khác.

4. Điều trị

Thoái hóa khớp

Vì mô sụn bị bào mòn và dịch nhầy trong khớp giảm nên việc điều trị thoái hóa khớp nhằm mục đích giảm tổn thương ở sụn, đồng thời tăng sản sinh dịch nhầy cho khớp.

bệnh thoái hóa khớp và loãng xương
Thoái hóa khớp có thể được điều trị bảo tồn hoặc ngoại khoa

Ngoài ra, các phương pháp điều trị còn có tác dụng giảm đau và phục hồi chức năng vận động cho người bệnh.

  • Dùng thuốc: những loại thuốc được dùng cho bệnh nhân thoái hóa khớp thường là thuốc giảm đau, kháng viêm như acetaminophen, ibuprofen,… Hoặc bác sĩ có thể tiêm corticosteroid và axit hyaluronic trực tiếp vào khớp.
  • Vật lý trị liệu: các kỹ thuật và bài tập vật lý trị liệu có khả năng giảm đau và cải thiện chức năng vận động của khớp thoái hóa.
  • Phẫu thuật: có thể thực hiện phẫu thuật cắt gai xương, thay thế mô sụn nhân tạo hoặc thay toàn bộ khớp gối.

Loãng xương

Khác với thoái hóa khớp, loãng xương không gây ra những cơn đau với tần suất dày đặc. Vì vậy, mục đích của việc điều trị là ức chế quá trình phân hủy xương và giảm nguy cơ nứt, gãy. Bệnh nhân loãng xương không thể phẫu thuật nên chỉ được điều trị bảo tồn bằng thuốc.

Các loại thuốc được dùng để điều trị loãng xương bao gồm:

  • Thuốc bisphosphonate: thúc đẩy quá trình tạo xương và giảm sự tiêu hủy xương. Các loại thuốc bisphosphonate thường gặp như alendronate, risedronate, tiludronate,…
  • Thuốc tiêm: được sử dụng khi bác sĩ nhận thấy bạn có nguy cơ gãy xương cao. Các loại thuốc tiêm được sử dụng phổ biến như teriparatide, denosumab,…

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Có thể bạn quan tâm:

Bị thoái hóa khớp khuỷu tay nên lưu ý gì?

Thoái hóa khớp khuỷu tay là một trong những dạng bệnh xương khớp ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, vận...

Thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị bệnh

Thoái hóa khớp là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến. Thoái hóa khớp không được điều trị...

Uống thuốc liệu có chữa khỏi được bệnh thoái hóa khớp gối?

Dùng thuốc là phương pháp phổ biến trong điều trị bảo tồn thoái hóa khớp gối. Mặc dù được sử...

Thoái hóa khớp ngón tay nên điều trị sớm để tránh biến dạng

Thoái hóa khớp ngón tay không chỉ gây ra những hạn chế trong các hoạt động thường ngày mà còn...

Thông tin về các phương pháp vật lý trị liệu chữa đau đầu gối

Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu chữa đau đầu gối tại nhà

Đau đầu gối là một trong những bệnh xương khớp thường gặp, nhất là ở những người lớn tuổi. Ngoài...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *