Các bài tập hỗ trợ chữa thoái hóa khớp háng hiệu quả
Bệnh thoái hóa khớp háng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, thường xuyên cảm thấy đau đớn, khó chịu và cứng khớp. Tuy nhiên tình trạng này có thể được kiểm soát bằng nhiều phương pháp khác nhau. Thông thường bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng, đồng thời kết hợp với các bài tập giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Vì thế bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể áp dụng thêm các bài tập hỗ trợ chữa thoái hóa khớp háng hiệu quả được liệt kê trong bài viết dưới đây.
Vì sao cần áp dụng bài tập hỗ trợ chữa thoái hóa khớp háng
Thoái hóa khớp háng là hệ quả của quá trình lão hóa, tổn thương xương dưới sụn và sụn khớp. Lớp sụn khớp mang tác dụng bảo vệ và bao bọc hai đầu xương đùi bị tổn thương và bào mòn theo thời gian khiến các đầu xương dưới sụn va vào nhau và bị tổn thương theo. Điều này khiến chức năng cung cấp chất dinh dưỡng bị suy giảm. Đồng thời làm ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ, hỗ trợ sụn khớp chống sốc, chống tổn thương và giảm áp lực.
Ngoài ra hai chỏm xương đùi có xu hướng cọ xát vào nhau khi khớp háng bị thoái hóa. Điều này khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn nghiêm trọng, gặp nhiều khó khăn trong việc vận động, đi lại, đặc biệt là khi ngồi xuống, đứng lên. Ngoài ra bệnh nhân có thể bị mất khả năng vận động ở trường hợp nặng.
Trong trường hợp, không sớm điều trị, bệnh nhân có thể bị cứng khớp và đau nhức thường xuyên ngay cả khi không vận động. Hơn thế chỏm biến dạng khiến gai xương bám đầy khớp, bệnh nhân không thể đi lại và nhanh chóng mất khả năng vận động. Bên cạnh đó vùng cơ bên khớp háng bị thoái hóa có xu hướng teo nhỏ khiến bệnh nhân không thể dạng háng, gập người và xoay người, thậm chí có thể liệt hoàn toàn.
Chính vì thế, việc sớm thăm khám và điều trị thoái hóa khớp háng là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên do thoái hóa khớp háng là bệnh mãn tính nên việc sử dụng thuốc chỉ mang tác dụng giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Hầu hết những trường hợp có khớp háng bị thoái hóa cần kết hợp dùng thuốc với chế độ sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên luyện tập bằng các động tác nhẹ nhàng, bài tập phù hợp để cải thiện xương khớp, tăng độ dẻo dai và hỗ trợ điều trị bệnh.
Xem thêm: Chụp X quang chẩn đoán thoái hóa khớp háng giá bao nhiêu? Ở đâu tốt?
Lợi ích của các bài tập đối với xương khớp
Việc thực hiện các bài tập hỗ trợ chữa thoái hóa khớp háng sẽ mang đến những lợi ích sau:
- Tăng phạm vi chuyển động của khớp: Các nghiên cứu cho thấy, việc thường xuyên luyện tập, vận động có thể giúp khớp của bạn tăng phạm vi chuyển động. Đồng thời giúp các khớp linh hoạt và dẻo dai hơn trước.
- Tăng cường mật độ xương: Mặc dù vitamin D và canxi đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thành những tế bào xương nhưng máu chính là một thành phần không thể thiếu trong việc duy trì mật độ xương và nuôi dưỡng xương khớp. Ngoài việc làm ảnh hưởng đến khớp và cơ, các bài tập hỗ trợ chữa thoái hóa khớp háng còn kích thích quá trình tuần hoàn máu. Từ đó giúp máu vận chuyển tốt đến những cơ quan và những mao mạch nhỏ nhất.
- Tăng cường cơ bắp: Cơ bắp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chức năng vận động và sức mạnh của khớp. Khi thực hiện các động tác, cơ bắp sẽ được rèn luyện, tăng cường chức năng và sức mạnh. Từ đó giúp cải thiện khả năng vận động và di chuyển của khớp một cách gián tiếp.
- Giúp sụn khớp khỏe mạnh: Trong thời gian thực hiện các bài tập, khớp sẽ được vận động một cách nhẹ nhàng. Điều này kích thích ổ khớp tiết ra dịch khớp. Nếu người bệnh thường xuyên vận động và luyện tập, lượng dịch giúp nuôi dưỡng mô sụn sẽ được duy trì, giúp các hoạt động diễn ra trơn tru, giảm ma sát khi khớp di chuyển hoặc vận động.
Các bài tập hỗ trợ chữa thoái hóa khớp háng hiệu quả
Các bài tập hỗ trợ chữa thoái hóa khớp háng (bài tập dành riêng cho người bị thoái hóa khớp háng) có thể nâng cao sự linh hoạt và độ dẻo dai của khớp háng, giúp giảm đau, giảm co cứng và cải thiện khả năng vận động của khớp háng. Đồng thời kích thích quá trình tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông đến những khu vực có khớp bị sưng viêm. Từ đó đẩy nhanh quá trình tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn, làm chậm quá trình lão hóa.
1. Bài tập nâng chân cao
Bài tập nâng chân cao là một trong những bài tập dành riêng cho người bị thoái hóa khớp háng. Bài tập này có tác dụng nâng cao sự dẻo dai và độ linh hoạt cho khớp bị thoái hóa, giúp lưu thông máu đến các khớp. Từ đó cải thiện sức mạnh và khả năng di chuyển của khớp.
Cách thực hiện bài tập nâng chân cao cho bệnh nhân có khớp háng bị thoái hóa
- Nằm sấp trên sàn, sao đó dùng hai tay đỡ lấy cơ thể bằng cách chống thẳng (lòng bàn tay đặt dưới sàn), chân thẳng, hai mũi chân chạm mặt sàn
- Từ từ co gối sao cho hai đầu gối chạm xuống đất, sau đó nâng hai chân để hình thành dưới mặt sàn một góc 90 độ
- Người bệnh giữ nguyên tư thế trong 5 giây
- Trở về tư thế ban đầu
- Lặp lại động tác khoảng 5 lượt/ lần, tập 2 lần/ ngày.
2. Bài tập ngồi căng giãn
Bài tập ngồi căng giãn có tác dụng kéo căng khớp háng, cải thiện độ linh hoạt và chức năng của khớp háng cùng với các cơ. Từ đó giúp làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện khả năng đi lại và vận động của bệnh nhân.
Hướng dẫn thực hiện bài tập ngồi căng giãn cải thiện độ linh hoạt và chức năng của khớp háng
- Người bệnh ngồi trên sàn ở tư thế xếp bàn tròn, đồng thời giữ hai gót chân áp sát vào nhau
- Thực hiện đồng thời động tác kéo hai bàn chân về phía khớp háng, điều này sẽ giúp khớp háng được giãn ra một cách từ từ
- Tăng cường khả năng kéo chân về khớp háng để nâng cao hiệu quả trong việc giãn khớp háng
- Trở về tư thế ban đầu
- Lặp lại động tác này khoảng 5 lần, mỗi lần giữ 10 giây.
3. Bài tập kéo gối
Bài tập kéo gối rất tốt cho người bị thoái hóa. Bài tập này có tác dụng làm căng giãn khớp háng, cột sống và các khớp ở chân. Bên cạnh đó bài tập kéo gối còn có tác dụng nâng cao sức chịu đựng của khớp, cải thiện độ dẻo dai và tăng sức bền của xương khớp. Đồng thời giúp các hoạt động của khớp háng được trơn tru và mềm mại hơn, đẩy nhanh quá trình lưu thông máu và tái tạo xương khớp.
Hướng dẫn thực hiện bài tập kéo gối giúp căng giãn khớp háng cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng
- Người bệnh nằm ngửa trên sàn, sao đó co hai đầu gối lại
- Dùng lực từ hai tay kéo hai đầu gối áp sát vào ngực, thực hiện bước này cho đến khi cảm nhận được sự căng giãn
- Người bệnh cố gắng kéo hai đầu gối gần sát ngực càng tốt, giữ tư thế từ 10 đến 20 giây, tuy nhiên hãy kéo ở mức vừa phải nếu cảm thấy đau
- Trở về tư thế ban đầu
- Lặp lại bài tập kéo gối khoảng 5 – 10 lần, mỗi lần giữ 10 – 20 giây.
Các nguyên tắc chung khi thực hiện bài tập
- Người bị thoái hóa khớp háng cần thực hiện các bài tập một cách từ từ, không nên thực hiện gắng sức trong những buổi tập đầu tiên. Sau đó nâng dần lên khi cảm thấy cơ thể có khả năng.
- Cần ngưng việc thực hiện các bài tập khi cảm thấy đau trong thời gian luyện tập.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc thực hiện các bài tập để được hướng dẫn cụ thể, luyện tập đúng cách và đảm bảo an toàn.
Cảnh báo: Nguy cơ thoái hóa khớp háng ở người trẻ tuổi ngày càng gia tăng
Những bộ môn thể thao tốt cho người bị thoái hóa khớp háng
Bên cạnh các bài tập hỗ trợ chữa thoái hóa khớp háng hiệu quả, những bộ môn thể thao như bơi lội, đạp xe… cũng được bác sĩ chuyên khoa khuyến thích thực hiện. Nguyên nhân là do những bộ môn này giúp cải thiện khả năng vận động, rất tốt cho người bị thoái hóa khớp háng.
1. Bơi lội
Bơi lội được đánh giá là một bộ môn thể thao rất tốt cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng nói riêng và bệnh nhân mắc bệnh xương khớp nói chung. Theo các chuyên gia, người bệnh nên bơi lội từ 30 đến 45 phút mỗi ngày, thực hiện liên tục từ 3 đến 5 tuần. Hoặc đơn giản hơn, người bệnh có thể tham gia các bài tập thể dục nhịp điệu dưới nước hoặc đi bộ trong hồ bơi để mang đến nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh thoái hóa khớp háng.
Tác dụng của bơi lội là tăng cường phạm vi chuyển động và sức mạnh của cơ bắp, cải thiện sức khỏe và độ linh hoạt của xương khớp. Đồng thời giúp cải thiện khả năng đi lại, giảm đau và nâng cao hiệu quả trong việc điều trị thoái hóa khớp háng.
2. Đạp xe
Phần hông và khớp háng của bạn luôn di chuyển khi đạp xe. Điều này giúp nâng cao phạm vi chuyển động của các khớp xương, giúp cải thiện độ linh hoạt, khả năng vận động và chức năng của các khớp. Ngoài ra khi bạn điều chỉnh độ cao của xe đạp, để chân vào bàn đạp và bắt đầu di chuyển, khớp háng của bạn sẽ được giãn ra.
Bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng nên thực hiện bài tập đạp xe đạp (di chuyển hướng theo chiều kim đồng hồ và tập ngược lại) khoảng từ 5 đến 10 phút mỗi ngày. Khi có dấu hiệu tiến bộ, bạn có thể gia tăng thời gian luyện tập.
3. Đi bộ
Việc thường xuyên đi bộ sẽ giúp bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng dễ dàng hơn trong việc kiểm soát cơn đau. Nguyên nhân là do những chuyển động tự nhiên từ bài tập đi bộ có thể làm căng giãn khớp háng, từ đó giúp cơn đau nhanh chóng thuyên giảm và phòng ngừa tái phát.
Những người có khớp háng bị thoái hóa nên cố gắng đi bộ khoảng 20 đến 30 phút mỗi ngày, duy trì 5 ngày/ tuần. Người bệnh có thể di chuyển, đi bộ ngoài trời. Hoặc nếu khu vực mà bạn đang sinh sống không thuận tiện cho việc di chuyển, đi bộ ngoài trời thì bạn có thể đầu tư máy chạy bộ tại nhà.
Trên đây là thông tin cơ bản về công dụng và hướng dẫn thực hiện các bài tập hỗ trợ chữa thoái hóa khớp háng hiệu quả. Hy vọng với những thông tin này, người bệnh có thể lựa chọn bài tập phù hợp. Từ đó giúp giảm đau, cải thiện độ linh hoạt, khả năng vận động và kiểm soát sự tiến triển của bệnh.
Ngoài ra việc thực hiện các bộ môn thể thao như bơi lội, đi bộ, đạp xe cũng mang đến hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị bệnh và giảm đau. Đồng thời giúp người bệnh tăng phạm vi hoạt động của các khớp xương, các hoạt động của khớp háng được trơn tru và mềm mại hơn.
Có thể bạn quan tâm
- Thoái hóa khớp háng nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?
- Người cao tuổi có nên chọn thay khớp háng? – Chuyên gia khuyến cáo
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!