Hẹp khe khớp háng là gì? Dấu hiệu, cách điều trị
Hẹp khe khớp háng khiến bệnh nhân thường xuyên bị cứng khớp, đau nhói, gặp khó khăn trong việc vận động và di chuyển. Bệnh lý này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó phổ thường gặp nhất là tình trạng chấn thương, biến dạng vùng chỏm xương đùi, biến dạng ở ổ khớp hoặc do bệnh Legg-Calve-Perthes… Khi nhận thấy những biểu hiện bất thường, người bệnh cần sớm thăm khám và tiến hành điều trị để phòng ngừa phát sinh biến chứng thoái hóa khớp háng.
Hẹp khe khớp háng là gì?
Vùng hông là nơi kết nối giữa xương đùi và ổ khớp của xương chậu. Khu vực này được gọi là khớp ổ chảo – chỏm. Thông thường, chỏm xương đùi sẽ vận động và hoạt động trong ổ khớp một cách trơn tru. Tuy nhiên khi ổ khớp hoặc/ và chỏm xương đùi gặp vấn đề, những hoạt động của cấu trúc này sẽ nhanh chóng bị ảnh hưởng.
Chấn thương do bệnh nhân gập hông lặp đi lặp lại nhiều lần khiến phần sụn của ổ khớp bị tổn thương. Từ đó gây ra tình trạng hẹp khe khớp háng hoặc hẹp ổ khớp chỏm đùi. Tình trạng này được chứng minh là nguyên nhân gây chính làm phát sinh bệnh thoái hóa khớp háng sớm. Đặc biệt là khi bệnh xảy ra ở những người có độ tuổi trên 40.
Dấu hiệu nhận biết bệnh hẹp khe khớp háng
Bệnh hẹp khe khớp háng có thể xuất hiện và tiến triển trong nhiều năm nhưng không kèm theo triệu chứng khiến người bệnh không thể phát hiện bệnh lý. Đặc biệt bệnh lý này thường không làm phát sinh cơn đau trong giai đoạn đầu.
Khi các triệu chứng xuất hiện thì hẹp khe khớp háng sẽ được gọi là hội chứng hẹp khe khớp háng. Đau ở vùng háng có thể là triệu chứng đầu tiên người bệnh cảm nhận được. Đặc biệt mức độ đau đớn sẽ tăng lên khi bệnh nhân thực hiện các động tác như gập đùi, đi bộ hoặc giảm mức độ vận động của phần hông.
Lúc đầu bệnh nhân chỉ cảm thấy đau nhói hoặc đau âm ỉ khi vận động liên tục hoặc vận động quá mức. Tuy nhiên khi tình trạng hẹp khe khớp háng tiến triển, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau nhức âm ỉ hoặc đau nhói kéo dài khi ngồi lâu một chỗ hoặc khi thực hiện các hoạt động đơn giản như đi bộ lên cao.
Nếu cơn đau xuất hiện ngay cả khi đi bộ trên mặt phẳng và tăng mức độ đau vào ban đêm thì ổ khớp và phần sụn của chỏm có thể đã bắt đầu bị phá vỡ, tổn thương và mòn đi. Tình trạng này được gọi là thoái hóa khớp háng.
Xem thêm: Thoái hóa khớp háng ở người trẻ tuổi – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nguyên nhân gây hẹp khe khớp háng
Bệnh hẹp khe khớp háng có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên có hai nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng này, bao gồm:
- Biến dạng của ổ khớp: Ổ khớp bị biến dạng, vành trước của ổ khớp có dấu hiệu nhô ra quá xa chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hẹp khớp háng. Khi đó cổ xương đùi (vùng xương đùi bên dưới đầu xương) có thể bị va vào thành khi bệnh nhân thực hiện động tác gập hông. Điều này làm tăng nguy cơ chèn ép dây thần kinh và tạo ra cảm giác đau nhức nghiêm trọng.
- Biến dạng vùng chỏm xương đùi: Khe khớp háng bị hẹp khi có biến dạng vùng chỏm xương đùi. Trong tường hợp phần đầu của xương đùi bị tổn thương và không có hình dạng bình thường thì nguy cơ cao toàn bộ phần bất thường của đầu xương sẽ bị kẹt trong ổ khớp. Đặc biệt là khi người bệnh thực hiện các hoạt động như khom người buộc dây giày hoặc đi xe đạp.
Trong nhiều trường hợp, cả chỏm xương đùi và ổ khớp đều bị tổn thương và gặp vấn đề. Theo các nghiên cứu, ngoài biến dạng của ổ khớp và biến dạng vùng chỏm xương đùi, tình trạng hẹp khe khớp háng có thể xảy ra bởi một số vấn đề khác, cụ thể:
- Bệnh Legg-Calve-Perthes: Bệnh Legg-Calve-Perthes được xác định là một bệnh ngoại tử xương sụn có mối liên hệ với sự hoại tử vô khuẩn tự phát xảy ra ở chỏm xương đùi. Bệnh lý này khiến chỏm xương đùi suy yếu do không được cung cấp đủ máu nuôi dưỡng, lâu ngày chết đi và dẫn đến tình trạng hẹp khớp háng.
- Tật đùi cong vào: Tật đùi cong vào là một tình trạng bất thường xảy ra ở trẻ em. Bệnh lý này khiến tốc độ phát triển của chỏm xương và xương đùi không giống nhau khiến hai vị trí này bị sai lệch. Khi đó, hậu quả của sự sai lệch là sự bất thường ở khớp háng (biến dạng khớp háng) ở trẻ.
- Chứng trượt chỏm xương đùi: Hẹp khe khớp háng có thể xảy ra từ chứng trượt chỏm xương đùi. Tình trạng này xảy ra khi chỏm xương đùi trượt khỏi vị trí ban đầu của nó. Chứng trượt chỏm xương đùi thường xảy ra ở thanh thiếu niên và những trẻ em bị béo phì.
Các xét nghiệm chẩn đoán hẹp khe khớp háng
Nếu nhận thấy cơn đau xuất hiện và có nghi ngờ bị hẹp khe khớp háng, người bệnh cần đến bệnh viện để được kiểm tra và chẩn đoán. Thông thường quá trình chẩn đoán hẹp khe khớp háng sẽ dựa vào đặc điểm của cơn đau, mức độ đau và những biểu hiện đi kèm (sưng, viêm, nóng đỏ ở vùng da có khớp bị tổn thương…).
Ngoài ra bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số động tác như đứng, ngồi, đi bộ, gập khớp háng… Đồng thời thực hiện một số kiểm tra và xét nghiệm cần thiết để kết quả chẩn đoán trở nên chính xác hơn.
Một số xét nghiệm/ kỹ thuật thường được yêu cầu thực hiện gồm:
- Chụp X-quang: Chụp X-quang là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ chuyên khoa quan sát các cấu trúc bên trong phần xương khớp bị tổn thương. Khi đó bác sĩ có thể kiểm tra và phát hiện phần xương thừa tồn tại xung quanh vành ổ và hình dạng của chỏm xương.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Để chẩn đoán bệnh lý bằng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI), bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng máy tính, nam châm và máy từ để tạo ra một hoặc nhiều hình ảnh bên trong cơ thể. Khi đó bác sĩ có thể quan sát và tìm thấy những khu vực có sụn bị rách hoặc bị sờn.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật sử dụng máy tính và tia X để tạo ra nhiều hình ảnh rõ nét bên trong cơ thể. Ngoài ra cả hai kỹ thuật gồm chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) đều có thể giúp bác sĩ chuyên khoa xem xét và quyết định xem người bệnh có cần thực hiện phẫu thuật hay không.
Phương pháp điều trị hẹp khe khớp háng
Thông thường bệnh nhân bị hẹp khe khớp háng sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc, biện pháp không dùng thuốc hoặc phẫu thuật tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh.
1. Biện pháp điều trị hẹp khe khớp háng không dùng thuốc
Biện pháp điều trị hẹp khe khớp háng không dùng thuốc sẽ được áp dụng cho những trường hợp nhẹ, cơn đau xuất hiện với mức độ nhẹ và ít làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt và khả năng đi lại của bệnh nhân.
- Vật lý trị liệu
Những bài tập vật lý trị liệu có thể được áp dụng cho những trường hợp nhẹ nhằm kiểm soát cơn đau và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, phục hồi chức năng của khớp háng. Ngoài ra vật lý trị liệu còn giúp người bệnh cải thiện khả năng vận động, tăng phạm vi chuyển động của khớp háng, nâng cao độ linh hoạt của các khớp.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh cần thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn của chuyên viên hoặc bác sĩ chuyên khoa. Việc luyện tập sai cách hoặc gắng sức có thể làm tăng mức độ đau và sự tiến triển của bệnh.
- Giữ cân nặng ở mức hợp lý
Để phòng ngừa bệnh tiến triển theo hướng xấu do xương khớp chịu nhiều áp lực từ cân nặng, người bệnh nên ăn uống lành mạnh và thường xuyên vận động, luyện tập theo hướng dẫn của bác sĩ để giữ cân nặng ở mức hợp lý. Hãy áp dụng các phương pháp giảm cân khoa học nếu bạn là người bị thừa cân béo phì.
- Sử dụng thiết bị hỗ trợ di chuyển
Một số thiết bị có thể giúp bệnh nhân di chuyển và hoạt động dễ dàng. Đồng thời giúp kiểm soát cơn đau và cải thiện chức năng của các khớp. Cụ thể như gậy, nạng, xe tập đi…
- Sinh hoạt khoa học
Để phòng ngừa tình trạng hẹp khe khớp háng tiến triển gây đau và tăng nguy cơ thoái hóa khớp háng, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt khoa học. Cụ thể:
- Người bệnh cần thường xuyên đi lại nhẹ nhàng trên mặt phẳng, không nên chạy hoặc đi bộ lên cao
- Ngủ sớm và ngủ đủ giấc để xương khớp, sụn có thời gian tái tạo và hỗ trợ chữa lành tổn thương
- Tránh ngồi yên một chỗ hoặc đứng quá lâu
- Thường xuyên tập luyện với những bài tập có cường độ nhẹ, phù hợp với khớp háng đang bị đau và tổn thương như đi bộ, chạy xe đạp, bơi lội, yoga… để giảm đau, nâng cao độ linh hoạt và sức khỏe của xương khớp…
- Giảm cân theo hướng dẫn của chuyên gia khi cần thiết.
- Ăn uống điều độ, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết
Những người bị hẹp khe khớp háng và có nguy cơ bị thoái hóa khớp cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày, nên ăn uống điều độ, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đối với trường hợp này, người bệnh nên tăng cường bổ sung những loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu canxi và vitamin D: Các loại hạt, sữa, sữa chua, phô mai, các loại đậu, cá mòi, hạnh nhân, hải sản, cá hồi…
- Thực phẩm giàu protein: Trứng, ức gà, yến mạch, hạnh nhân, bông cải xanh, cá ngừ, thịt bò nạc, diêm mạch, đậu lăng, tôm, hạt bí ngô, đậu phộng…
- Thực phẩm giàu vitamin C: Các loại trái cây, rau xanh đậm, ớt chuông, cá, thịt lợn, bông cải xanh, bí, đậu Hà Lan…
Việc thường xuyên tiêu thụ các nhóm thực phẩm nêu trên sẽ giúp người bệnh hỗ trợ quá trình điều trị hẹp khe khớp háng, chữa lành tổn thương, giảm đau, chống viêm, giúp xương khớp chắc khỏe và cải thiện khả năng đi lại.
- Kiểm soát căng thẳng
Kiểm soát căng thẳng là yếu tố cần thiết trong quá trình điều trị hẹp khớp háng. Bởi tâm lý bất tổn, thường xuyên lo lắng, căng thẳng, stress quá mức có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, kích thích não bộ sản xuất ra các hormone làm tăng mức độ đau và giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị bệnh.
Vì thế trong quá trình điều trị hẹp khớp háng, người bệnh cần kiểm soát căng thẳng bằng cách ngồi thiền, nghe nhạc hoặc tập yoga, tránh lo âu, nên suy nghĩ tích cực để bệnh lý có thể mau chóng được phục hồi. Đồng thời giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Những bài tập yoga cho người bị đau khớp háng dễ tập, giảm đau nhanh
2. Sử dụng thuốc điều trị hẹp khe khớp háng
Thông thường hẹp khe khớp háng được điều trị với hai loại thuốc chính gồm thuốc giảm đau và thuốc chống viêm. Tuy nhiên tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh, người bệnh có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị với nhiều loại thuốc khác.
- Thuốc giảm đau
Đau nhức là triệu chứng chính của bệnh hẹp khe khớp háng Tuy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà cơn đau có thể tăng mức độ từ nhẹ đến nặng, từ đó khiến bệnh nhân khó chịu và gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại. Vì thể để làm dịu cải thiện cơn đau và nâng cao khả năng đi lại người bệnh nhân sẽ được yêu cầu sử dụng thuốc giảm đau với loại, liều dùng và dạng dùng thích hợp nhất.
Đối với những trường hợp nhẹ, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc giảm đau dạng viên uống, thuốc không kê đơn và chứa các hoạt chất giảm đau nhẹ để cải thiện cơn đau và phòng ngừa phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể:
- Paracetamol (Acetaminophen)
- Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID) gồm Aspirin, Ibuprofen, Naproxen.
Đối với những trường hợp nặng và có đau nghiêm trọng (từ vừa đến nặng), người bệnh sẽ được sử dụng những loại thuốc giảm đau kê đơn dưới đây:
- Morphine
- Oxycodone
- Codeine (sử dụng phối hợp với paracetamol hoặc các thuốc giảm đau không gây nghiện khác)
- Hydrocodone (sử dụng phối hợp với paracetamol hoặc các thuốc giảm đau không gây nghiện).
Nếu đau nhức nhiều gây khó khăn khi đi lại hoặc bệnh nhân không có đáp ứng tốt với các thuốc giảm đau dạng viên uống, bác sĩ chuyên khoa thể thực hiện tiêm bắp tại khu vực bị bằng đau bằng những loại thuốc thích hợp.
- Thuốc kháng viêm
Trong điều trị hẹp khe khớp háng, thuốc chống viêm được chỉ định với mục đích chống phản ứng viêm viêm, khắc phục nguyên nhân và hỗ trợ cải thiện cơn đau. Một số loại thuốc kháng viêm không steroid thường được sử dụng gồm:
- Aspirin
- Naproxen
- Diclofenac
- Ibuprofen…
Thông thường liều dùng thuốc sẽ được điều chỉnh dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
3. Phẫu thuật
Nếu hẹp khe khớp háng tiến triển sang giai đoạn nặng, nguyên nhân gây bệnh phức tạp, đau nhiều khiến bệnh nhân không thể đi lại hoặc không có đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị nêu trên, bác sĩ chuyên khoa sẽ có thể xem xét về việc điều trị bệnh bằng phương pháp phẫu thuật.
Thông thường chỉ định điều trị bằng phẫu thuật sẽ dựa vào mức độ tổn thương của sụn và nguyên nhân gây hẹp khớp háng. Sau khi có kết quả chẩn đoán, bệnh nhân có thể được nội soi khớp dưới sự kiểm soát của chuyên gia hoặc các bác sĩ chuyên khoa.
Khi nội soi khớp, bác sĩ sẽ dùng dao mổ để tạo ra một vết rạch nhỏ trên da tại phần hông có khớp bị hẹp của bệnh nhân. Sau đó sử dụng ống soi sáng và một số dụng cụ hỗ trợ khác đưa vào vùng hông và thực hiện điều chỉnh khớp.
Phẫu thuật thường mang đến hiệu quả cao trong việc điều trị hẹp khớp háng. Ngoài ra người bệnh sẽ có cơ hội phục hồi hoàn toàn nếu phẫu thuật sớm. Các nghiên cứu cho thấy, bệnh có thể cải thiện khả năng vận động và kiểm soát cơn đau bằng cách phẫu thuật ngay cả khi sụn đã có dấu hiệu hư hỏng.
Tuy nhiên nếu sụn có dấu hiệu tổn thương nghiêm trọng, người bệnh buộc phải thay khớp háng vì đây là phương pháp điều trị duy nhất có thể giúp bệnh nhân cải thiện chức năng và giảm đau.
Ngoài những phương pháp điều trị nêu trên, tiêm máu vào khớp là một trong những phương pháp chữa bệnh đầy hứa hẹn đang được các chuyên gia nghiên cứu. Việc thực hiện phương pháp này có thể giúp kích thích sự tăng trưởng của sụn.
Nhìn chung hẹp khe khớp háng là một bệnh lý nghiêm trọng, bệnh diễn tiến âm thầm, thường làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại của bệnh nhân và gây thoái hóa khớp. Chính vì thế, bệnh lý này cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp giảm đau, cải thiện chức năng và phòng ngừa hẹp khớp háng gây biến chứng thoái hóa khớp.
Do đó ngay khi bị đau hoặc xuất hiện một số biểu hiện bất thường khác, người bệnh nên đến bệnh viện và chia sẻ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe để được điều trị sớm.
Có thể bạn quan tâm
- 5 bài thuốc chữa đau khớp háng hiệu quả, dễ làm
- Thoái hóa khớp háng nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!