Người cao tuổi có nên chọn thay khớp háng?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Xương khớpGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Khớp háng nhân tạo là thiết bị y tế dùng để thay thế khớp háng bị tổn thương hoặc hoại tử. Đối với người cao tuổi, phẫu thuật thay thế khớp háng cần được cân nhắc kĩ lưỡng.

Ở người bình thường, khớp háng là khớp nối kết xương chậu với xương đùi, có vai trò quan trọng trong hoạt động di chuyển của cơ thể.

Khi khớp háng bị tổn thương nặng hoặc hoại tử, bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật thay khớp háng bằng khớp nhân tạo. Điều này giúp cho bệnh nhân phục hồi sức khỏe, từ giảm thiểu đến loại bỏ cơn đau, di chuyển trở nên dễ dàng hơn.

Những điều cần biết về thay khớp háng nhân tạo

Khớp háng nhân tạo là hệ thống vật liệu bằng nhựa tổng hợp, kim loại không gỉ hoặc gốm sứ. Hệ thống này bao gồm: chỏm xương đùi hình cầu, cái chuôi và xi măng để kết nối chỏm xương đùi và chuôi.

Người cao tuổi có nên chọn thay khớp háng?
Hình ảnh mô phỏng khớp háng nhân tạo

Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo cần được diễn ra trong phòng mổ có trang thiết bị hiện đại, do đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn cao thực hiện.

Mục đích của cuộc phẫu thuật là giúp cho bệnh nhân giảm đau, bình phục, di chuyển trở nên dễ dàng hơn.

Người cao tuổi có nên thực hiện thay khớp háng?

Đối với trường hợp người cao tuổi, chất lượng xương khớp đã kém đi nhiều so với thời trẻ. Nếu không cẩn thận trong sinh hoạt và có chế độ ăn uống hợp lý, người cao tuổi dễ gãy xương hoặc mắc các bệnh về xương khớp. Tuy nhiên, quyết định phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo ở người cao tuổi cần phải có bác sĩ chuyên môn xem xét kỹ lưỡng và chỉ định.

Khớp háng bị viêm, hoại tử
Khớp háng bị viêm

Ở người lớn tuổi, chọn thay khớp háng khi:

  • Bị mắc các bệnh về khớp như thoái hóa khớp háng, hoại tử khớp thấp, u xương,…
  • Khớp háng bị tổn thương nặng do tai nạn;
  • Gãy cổ xương đùi;
  • Đau buốt và khó khăn khi di chuyển, cử động;
  • Đau gây ra tình trạng khó ngủ.

Lưu ý khi chọn thay khớp háng ở người già

1. Tình trạng sức khỏe

Để được thực hiện phẫu thuật, người cao tuổi phải có tình trạng sức khỏe tốt. Bác sĩ chuyên môn sẽ tiến hành làm các xét nghiệm để kiểm tra xem sức khỏe người bệnh có đạt chuẩn trước khi phẫu thuật không.

2. Hiểu rõ về thay khớp háng và những rủi ro hậu phẫu thuật

Tuổi thọ của khớp háng nhân tạo dao động từ 10 đến 20 năm (theo một nghiên cứu của Hoa Kỳ). Trong khi người trẻ có thể dễ dàng thực hiện phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo mới sau 20 năm thì người lớn tuổi sẽ gặp phải nhiều trở ngại vì tình trạng sức khỏe giảm sút.

Bên cạnh đó, một số rủi ro có thể xảy ra sau khi phẫu thuật như: nứt xương đùi, ảnh hưởng đến xương chậu, chiều dài hai chân chênh lệch, tổn thương thần kinh xung quanh khớp háng,…

3. Dinh dưỡng

Trước và sau phẫu thuật, người bệnh cần có sự tư vấn của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng hợp lý. Người bệnh cần kiêng những thực phẩm gây hại cho xương khớp trong và sau quá trình phẫu thuật.

Người bệnh cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi để cải thiện tình trạng xương khớp.

4. Sinh hoạt

Người cao tuổi cần cẩn thận trong sinh hoạt thường ngày để phòng tránh những tổn thương xương khớp. Bệnh nhân không nên vận động mạnh, lao động quá sức,… gây tổn thương vùng xương đùi và xương chậu sau khi phẫu thuật.

5. Vẫn còn nhiều cách điều trị khác

Vẫn còn nhiều cách khác để điều trị các bệnh lý về khớp háng cho người lớn tuổi như: vật lý trị liệu, sử dụng thuốc giảm đau, thuốc điều trị thoái hóa khớp, điều trị viêm khớp… Người cao tuổi vốn dĩ không vận động nhiều như người trong độ tuổi lao động. Cho nên, việc thay khớp háng nhân tạo có thể là điều không thực sự cần thiết.

Thay khớp háng nhân tạo là một cuộc phẫu thuật giúp người bệnh giảm đau, không còn cơn đau ở vùng khớp háng, không còn gặp khó khi vận động. Tuy nhiên, thay khớp háng có tác động đến sức khỏe cũng như nảy sinh những biến chứng hậu phẫu thuật. Do đó, người bệnh, nhất là người cao tuổi, cần phải thận trọng trong quyết định thay khớp háng nhân tạo.

Có thể bạn quan tâm:

Nội dung trên chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho lời khuyên hay chỉ định của bác sĩ, nhân viên y tế.

Hẹp khe khớp háng là gì? Dấu hiệu, cách điều trị

Hẹp khe khớp háng khiến bệnh nhân thường xuyên bị cứng khớp, đau nhói, gặp khó khăn trong việc vận động và di chuyển. Bệnh lý này xảy ra do...

Thoái hóa khớp háng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp háng thường gặp ở những người từ 50 tuổi trở lên. Bệnh gây ra các triệu chứng...

Các bài tập hỗ trợ chữa thoái hóa khớp háng hiệu quả

Bệnh thoái hóa khớp háng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, thường xuyên cảm thấy...

Hẹp khe khớp háng là gì? Dấu hiệu, cách điều trị

Hẹp khe khớp háng khiến bệnh nhân thường xuyên bị cứng khớp, đau nhói, gặp khó khăn trong việc vận...

Báo động nguy cơ thoái hóa khớp háng ở người trẻ tuổi

Thoái hóa khớp háng thường tập trung ở những người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, những năm gần đây bệnh...

Thoái hóa khớp háng nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?

Thoái hóa khớp háng nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh? Đây là thắc mắc của nhiều người. Chế...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *