Bị viêm đại tràng nên ăn gì, kiêng ăn gì để bệnh mau hồi phục?
Viêm đại tràng là một căn bệnh viêm ruột có thể cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. Nhưng khá nhiều bệnh nhân còn băn khoăn về những loại thực phẩm nên lựa chọn và cần tránh khi bị viêm đại tràng.
Viêm đại tràng có thể gây ra những cơn đau bụng dữ dội, tiêu chảy và chán ăn ở bệnh nhân. Mặc dù bệnh này không có chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, những việc bạn thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể góp phần giúp kiểm soát tình trạng đau bụng và đi ngoài thường xuyên.
I. Những thực phẩm nên ăn nhiều khi viêm đại tràng
Với nhiều thực phẩm hiện nay, người bị viêm đại tràng khó có thể nắm bắt hết được một chế độ ăn kiêng với những thức ăn an toàn cho hệ tiêu hóa của bản thân.
Nếu biết áp dụng các loại thực phẩm hữu ích, bạn sẽ tránh kích hoạt tình trạng viêm loét và không làm nặng thêm các triệu chứng của viêm đại tràng. Bệnh nhân có thể sử dụng một số thực phẩm tốt cho đại tràng bị viêm của mình như sau:
- Chất xơ: Đây là một trong những nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho hệ tiêu hóa. Những thực phẩm có nhiều chất xơ thường là rau củ, trái cây… giúp làm dịu tình trạng viêm loét đại tràng.
- Cá hồi: Đây là một nguồn cung cấp axit béo omega-3 rất dồi dào, chất béo này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của đường tiêu hóa.
- Bí đao: Đây là một trong những thực phẩm có khá nhiều chất xơ, khiến chúng trở thành lựa chọn không tồi cho người bị viêm đại tràng và gặp trục trặc khi hệ tiêu hóa không dung nạp tốt.
- Bơ: Thực phẩm giàu chất dinh dưỡng này được coi là một trong những lựa chọn ưu tiên cho bệnh nhân bị viêm đại tràng.
- Một số thực phẩm lên men: Các thực phẩm này bao gồm sữa chua, dấm táo, dưa cải lên men, rượu vang, kim chi… vì trong chúng có chứa hoạt chất sinh học cùng các vi khuẩn tốt có thể hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, giúp bệnh nhân giảm các cơn đau thắt đường ruột và trực tràng.
- Bột yến mạch: Bột yến mạch giúp bệnh nhân viêm đại tràng dễ tiêu hóa hơn so với các loại ngũ cốc khác.
- Trứng: Chúng cung cấp một số chất dinh dưỡng cần thiết, bổ sung omega – 3 cho bạn dễ tiêu hóa và rất đáng để đưa vào thực đơn cho người viêm đại tràng.
- Uống nhiều nước: Những người mắc các bệnh về tiêu hóa như viêm đại tràng cần uống thêm nhiều nước. Vì triệu chứng tiêu chảy khi bị viêm đại tràng có thể khiến cơ thể lâm vào tình trạng mất nước.
Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm loét đại tràng mạn tính – Những vấn đề bệnh nhân cần biết
II. Những thực phẩm cần tránh khi bị viêm đại tràng
Các bác sĩ cho biết thực phẩm không phải là nguyên nhân gây bệnh viêm đại trạng. Tuy nhiên, có những thực phẩm bệnh nhân nên hạn chế ăn nếu không muốn có những tác động tiêu cực làm bùng phát cơn đau khi viêm đại tràng.
Một số thực phẩm đối với người bình thường là rất tốt, nhưng nếu những người bị bệnh tiêu hóa nói chung và viêm đại tràng nói riêng thì nên đặc biệt tránh để không kích hoạt đau đớn cho cơ thể:
- Caffeine: Mặc dù không có quá nhiều dữ liệu về ảnh hưởng của caffeine đối với các triệu chứng viêm đại tràng, tuy nhiên bạn cũng cần hạn chế các thực phẩm có chứa chất này. Một cuộc khảo sát năm 2013 trên 438 người cho thấy 20% cá nhân mắc bệnh viêm đại trạng khi dùng các thực phẩm chứa caffeine sẽ làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Do đó bạn cần hạn chế cà phê, trà, soda và sô cô la để không khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
- Sản phẩm sữa: Mặc dù không gây biến chứng cho người bị viêm đại tràng, nhưng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa có thể gây ra các triệu chứng tiêu cực cho bệnh nhân như tiêu chảy, đau đớn…
- Rượu: Người viêm đại tràng dùng quá nhiều rượu có thể gây ra tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng.
- Đồ uống có gas: Một số loại soda và nước ngọt có gas có chứa cacbonat có thể gây kích ứng đường tiêu hóa. Nhiều đồ uống có ga cũng chứa đường, caffeine hoặc chất tạo ngọt nhân tạo gây viêm đại tràng nghiêm trọng.
- Bỏng ngô: Bỏng ngô có thể khiến cho người bệnh khó tiêu hóa và đại tiện trở nên khó khăn hơn.
- Thực phẩm có chứa lưu huỳnh hoặc sulfites: Khoáng chất này có thể gây ra sản xuất khí dư thừa khiến bạn đi trung tiện nhiều hơn. Một số thực phẩm chứa chất này bao gồm bia, rượu vang, hạnh nhân, rượu táo, đậu nành, lúa mì, bánh mì, đậu phộng, nho khô và thịt xông khói.
- Thịt mỡ: Chất béo từ thịt mỡ khiến cơ thể không được hấp thụ đúng cách, điều này có thể làm cho các triệu chứng viêm đại trạng trở nên tồi tệ hơn.
- Các loại hạt: Các loại hạt có thể gây chứng chuột rút ở bụng, khiến bạn đầy hơi và tiêu chảy.
- Nước ép trái cây: Lượng đường trong nước ép trái cây và rượu trái cây có thể khiến bệnh nhân viêm đại tràng bị đầy hơi, tiêu chảy và làm cho bệnh nghiêm trọng hơn.
- Đường fructose: Loại đường này khi được cơ thể hấp thụ sẽ gây tăng khí trong đường ruột, khiến cơ bụng bị chuột rút và tiêu chảy. Cần kiểm tra nhãn dán kỹ lưỡng với các loại xi – rô, nước ép trái cây, mật ong… vì tất cả những loại thức uống này đều chứa khá nhiều đường fructose.
- Rau họ cải: Những loại rau như bắp cải, cải Brussels và bông cải xanh thường khiến người viêm đại tràng khó tiêu hóa, gây đầy hơi, và đau bụng.
- Thực phẩm cay nóng: Dùng quá nhiều nước sốt nóng, hạt tiêu và ớt cay có thể gây tiêu chảy ở bệnh nhân. Đối với những người bị viêm đại tràng, thức ăn cay nóng có thể kích hoạt hoặc làm bệnh nặng thêm và nhanh chóng bùng phát.
- Gluten: Chất này được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch gây ra các triệu chứng nặng hơn cho người viêm đại tràng, bệnh nhân có thể gặp phản ứng chéo khiến đường ruột trở nên nhạy cảm hơn với gluten và các loại ngũ cốc.
Gợi ý: Thực đơn cho người viêm đại tràng khoa học, giúp nhanh khỏi bệnh
III. Những điều cần lưu ý về thực đơn khi viêm đại tràng
1. Xác định thực phẩm gây viêm đại tràng
Một trong những cách xác định tốt nhất những loại thực phẩm nên ăn hoặc tránh là bạn cần có một cuốn sổ ghi chú các loại thực phẩm mà bản thân sử dụng. Sổ ghi chú thực phẩm hàng ngày cho phép bệnh nhân bị viêm đại tràng đưa ra quyết định sáng suốt về thực phẩm có khả năng làm xấu đi bệnh tình của mình để cần tránh.
Những ghi chú trong quyển số thực phẩm có các tiêu chí như sau:
- Thực phẩm dùng trong ngày, bao gồm cả những món ăn kèm như nước sốt…
- Thời gian ăn
- Phản ứng sau khi ăn
- Triệu chứng tiêu chảy hoặc các biến chứng tiêu cực.
Việc lập nên chỉ tiêu ăn uống này giúp bạn tìm đúng thực phẩm cần bổ sung trong chế độ ăn uống. Bên cạnh đó có thể loại bỏ những thức ăn khiến cho tình trạng viêm loét của bạn nặng hơn.
2. Kế hoạch ăn kiêng cho người viêm đại tràng
Thực hiện một kế hoạch ăn kiêng ở người bị viêm đại tràng sẽ giúp bệnh thay đổi theo chiều hướng tích cực. Điều này giúp bạn định hình trong việc lựa chọn và lên thực đơn cho các bữa ăn:
- Thực phẩm nên ăn: Bạn sẽ cần lập một danh sách các loại thực phẩm nên ăn để cải thiện các triệu chứng viêm đại tràng.
- Thực phẩm cần tránh: Tương tự, bạn nên hạn chế những thực phẩm có thể khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.
- Cân bằng dinh dưỡng: Một trong những vấn đề nan giải lớn nhất đối với những người bị viêm đại tràng là dinh dưỡng không đầy đủ, do thực phẩm hạn chế quá nhiều. Bệnh nhân nên tìm cách sửa đổi thực phẩm thay vì loại bỏ hoàn toàn chúng để hấp thu được chất dinh dưỡng từ nó. Ví dụ như có thể gọt vỏ hoặc nấu một ít rau quả để hấp thụ được dinh dưỡng từ nó.
- Kế hoạch bữa ăn: Kế hoạch ăn uống của bạn nên tính đến lịch trình ăn nhẹ sau bữa ăn chính 2 – 3 tiếng. Một bữa ăn nhẹ có thể giúp bạn hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và hạn chế ăn các loại thực phẩm làm nặng thêm triệu chứng của bản thân.
Tuy nhiên, chế độ ăn uống ở mỗi người bị viêm đại tràng là khác nhau vì còn phải tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm, thể trạng và cơ địa của từng bệnh nhân. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thực hiện chế độ ăn uống để hỗ trợ điều trị viêm đại tràng.
Có thể bạn quan tâm
- 10+ cách chữa viêm đại tràng tại nhà – Giảm đau, mau khỏi
- Viêm đại tràng uống lá gì? 10 cây thuốc nam tốt nhất
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!