Bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không, tại sao và cần phải lưu ý điều gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Khi bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không? Thực tế, người bệnh không cần tránh ăn sữa chua vì chế phẩm này không gây hại cho bệnh tình. Sữa chua lên men cung cấp cho đường ruột một lượng lợi khuẩn probiotic, giúp ruột hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Mỗi ngày, người bệnh có thể ăn từ 1 – 2 hộp sữa chua.

Người bệnh viêm đại tràng nên ăn sữa chua vì đây là món ăn an toàn cho sức khỏe người bệnh.
Người bệnh viêm đại tràng nên ăn sữa chua vì đây là món ăn an toàn cho sức khỏe người bệnh.

Viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không?

Trong ăn uống, người bệnh viêm đại tràng cũng cần thận trọng, cần tránh ăn các loại thực phẩm gây hại cho bệnh như: thức ăn cay nóng, thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn, thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều hóa chất bảo quản,… Vậy, bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không?

Thực tế, người bệnh viêm đại tràng vẫn ăn được sữa chua, nên ăn sữa chua thường xuyên. Sữa chua là một chế phẩm lên men tự nhiên từ sữa tươi. Trong sữa chua có chứa nhiều vi khuẩn probiotic. Đây là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp đường ruột khỏe mạnh, tham gia vào hoạt động chuyển hóa thức ăn, giúp ruột hấp thu chất dinh dưỡng tốt.

Sữa chua cung cấp probiotic cho đường ruột, không gây hại cho người bệnh viêm đại tràng.
Sữa chua cung cấp probiotic cho đường ruột, không gây hại cho người bệnh viêm đại tràng.

Đối với người bệnh viêm đại tràng, sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn probiotic cho đường ruột, giúp ruột hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch.

Bên cạnh đó, sữa chua là một món ăn ngon miệng, dễ ăn và không gây hại. Vì vậy, người bệnh viêm đại tràng không cần phải kiêng kỵ. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, nên ăn 1 – 2 hộp sữa chua hàng ngày để giúp đường ruột làm việc tốt hơn.

Xem thêm: Bị viêm đại tràng có nên ăn khoai lang không?

Cần lưu ý điều gì khi ăn sữa chua?

Không thể phủ nhận tác dụng của sữa chua đối với sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý đến một số điều sau:

  • Người dùng nên chọn dùng loại sữa chua lên men tự nhiên. Hầu hết, các loại sữa chua đóng hộp, bày bán trong siêu thị đều là sữa chua đã bị tiệt trùng, không còn chứa các lợi khuẩn probiotic;
  • Nên ăn sữa chua sau khi ăn no khoảng 1 – 2 giờ;
  • Người dùng không nên ăn sữa chua trong lúc bụng trống, lúc đang đói. Axit trong sữa chua sẽ làm hại dạ dày và lợi khuẩn trong sữa chua sẽ bị dịch axit trong dạ dày tiêu diệt;
  • Chỉ nên ăn từ 1 – 2 hộp sữa chua/ngày, không nên tiêu thụ quá nhiều; Lạm dụng sữa chua sẽ gây ra một số tác dụng phụ như: khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy, chuột rút, phát ban, dị ứng, béo phì,…
  • Không nên đun nóng sữa chua trước khi ăn. Nhiệt độ cao có thể khiến các lợi khuẩn probiotic bị tiêu diệt và khiến cho sữa chua mất vị ngon;
  • Không kết hợp dùng sữa chua với thuốc uống cùng một thời điểm. Hóa chất trong thuốc có thể tiêu diệt các lợi khuẩn trong sữa chua. Nên ăn sữa chua sau khi uống thuốc khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ.
Ăn quá nhiều sữa chua có thể gây ra những triệu chứng như: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, phát ban,...
Ăn quá nhiều sữa chua có thể gây ra những triệu chứng như: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, phát ban,…

Bên cạnh việc bổ sung sữa chua và xây dụng lại chế độ ăn uống một cách hợp lý, khoa học hơn, người bệnh cần chủ động tìm cách phòng tránh và điều trị dứt điểm các bệnh lý đại tràng từ sớm để có hiệu quả tốt nhất.

Phòng tránh bệnh viêm đại tràng như thế nào?

Bệnh viêm đại tràng là một căn bệnh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh đó, đây còn là một căn bệnh nguy hiểm, rất dễ biến chứng thành ung thư đại tràng, thủng đại tràng,… Mỗi người trong chúng ta cần đề cao việc phòng tránh bệnh viêm đại tràng trước khi phải mất thời gian, tài chính cho việc điều trị.

Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng tránh bệnh viêm đại tràng hiệu quả:

  • Giữ gìn vệ sinh môi trường sống, xử lý phân thải, chất thải đúng cách;
  • Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn;
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, giúp cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch tăng cường;
  • Uống nước đầy đủ;
  • Phòng tránh táo bón;
  • Tránh dùng các loại thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thức ăn bày bán ở vỉa hè, rượu bia, thuốc lá,…;
  • Tẩy giun sán theo định kỳ;
  • Tránh lạm dụng thuốc Tây.

Tóm lại, người bệnh viêm đại tràng nên ăn sữa chua hàng ngày để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, giúp đường ruột hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Sữa chưa không gây ảnh hưởng đến bệnh viêm đại tràng. Tuy nhiên, người bệnh cần ăn sữa chua có điều độ. Đồng thời tìm cách điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm

Đau đại tràng vì “của ngon vật lạ” ngày tết và cách xử lý

Thịt mỡ, dưa hành, rượu, bia,.. tạo nên mâm cơm Tết ấm cúng nhưng lại là nỗi ám ảnh đối...

Bệnh viêm bờm mỡ đại tràng là gì? Cách điều trị ra sao?

Viêm bờm mỡ đại tràng có nguy hiểm? Nguyên nhân & cách trị

Viêm bờm mỡ đại tràng thường xảy ra phổ biến ở đại tràng Sigma. Bệnh ít khi gây ra các...

Viêm đại tràng thể lỏng

Viêm đại tràng thể lỏng: thể khó chữa nhất trong viêm đại tràng

Viêm đại tràng thể lỏng là bệnh viêm đại tràng có kèm theo các triệu chứng tiêu chảy. Nếu không...

Khám, nội soi đại tràng ở đâu tốt nhất hiện nay 2024?

Trước khi đưa ra những phác đồ điều trị, đa phần bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định...

Bệnh học viêm đại tràng vi thể

Viêm đại tràng vi thể là một loại viêm đại tràng nhẹ, không gây ra biến chứng nguy hiểm đến...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Phan thị yến nhiPhan thị yến nhi says: Trả lời

    Nên ăn sữa chua có đường hay sữa chua không đường dạ bác sĩ?

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *