Hiện tượng amidan có đốm trắng và hướng điều trị

Bạn có thể cảm thấy lo ngại nếu đột nhiên nhìn thấy những đốm trắng trên amidan. Tuy nhiên, trong trường hợp nhẹ, các đốm trắng này có thể được loại bỏ bằng các biện pháp đơn giản ngay tại nhà. Nhưng trong một vài trường hợp kéo dài và nặng, để điều trị dứt điểm cần có sự can thiệp từ bác sĩ chuyên khoa.

Hiện tượng amidan có đốm trắng
Amidan có đốm trắng có thể cải thiện ngay tại nhà nhưng nếu nhiễm trùng nặng, người bệnh cần can thiệp y khoa.

Triệu chứng đi kèm đốm trắng trên amidan

Những đốm trắng trên amidan có thể xuất hiện chủ yếu trên bề mặt amidan hoặc cũng có xuất hiện quanh amidan và khắp miệng. Bên cạnh đó, đốm trắng có thể giống như các vệt dạng đường hình thành ở phía sau cổ họng hay các đốm xung quanh amidan. Ngoài sự xuất hiện của các đốm trắng người bệnh còn gặp phải các triệu chứng khó chịu như:

  • Đau họng
  • Ho
  • Khó nuốt
  • Nghẹt mũi
  • Sốt
  • Hắt xì
  • Đau đầu và đau nhức cơ thể
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Hôi miệng

Nếu amidan sưng to có thể chặn một phần đường thở và gây khó thở.

→Xem thêm: 10 cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà hiệu quả, an toàn

Nguyên nhân gây xuất hiện đốm trắng trên bề mặt amidan

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng xuất hiện đốm trắng trên bề mặt amidan là do nhiễm trùng. Một vài bệnh lý nhiễm trùng gây xuất hiện đốm trắng trên amidan:

1/ Viêm họng

Viêm họng thường do vi rút gây ra thường không đáng để người bệnh bận tâm bởi bệnh có thể biến mất sau đó. Nhưng viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra có thể lây lan từ bộ phận này sang bộ phận khác dẫn đến cổ họng và amidan có thể hình thành những vệt trắng. Bên cạnh đó, hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu ở vòm họng xuất hiện. Nếu không được điều trị sớm bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn, nhiễm trùng xoang, tai, sốt thấp khớp, viêm cầu thận,…

2/ Nấm miệng

Là một bệnh nhiễm trùng nấm ở miệng và nguyên nhân gây bệnh phổ biến là nấm Candida albicans. Bệnh nấm miệng có thể xảy ra ở bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, trẻ em và những người có hệ thống miễn dịch bị ức chế nguy cơ nhiễm trùng nấm men rất cao. Ngoài ra, người bị tiểu đường hoặc sử dụng thuốc kháng sinh cũng có khả năng mắc bệnh.

Thông thường, các mảng đốm trắng có thể xuất hiện bên trong má, trên lưỡi và trên bề mặt amidan. Những mảng này tuy không gây sưng nhưng có thể làm vị giác của bạn bị thay đổi.

3/ Viêm amidan

Viêm amidan có thể là do vi khuẩn Streptococcus gây ra nhưng đây không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến chứng bệnh này. Tuy nhiên, khi bị vi khuẩn tấn công, amidan chống lại sự viêm nhiễm bằng cách chúng tiết ra cục mủ và tạo thành những vệt trắng.

4/ Bệnh bạch cầu đơn nhân truyền nhiễm

Bệnh bạch cầu đơn nhân truyền nhiễm hay còn được biết đến với tên gọi khác là mono. Là một căn bệnh hiếm gặp xảy ra chủ yếu là do nhiễm trùng vi rút Epstein-Barr. Và bạch cầu đơn nhân dễ lây nhiễm từ người này sang người khác. Ở những người bị bệnh, ngoài việc hình thành các cục mủ trắng trên bề mặt amidan, bệnh nhân còn gặp phải một số triệu chứng như viêm họng, cơ thể mệt mỏi, sốt.

5/ Sỏi amidan

Sỏi amidan hình thành là do thành sau họng xuất hiện các khoáng chất lắng cặn tạo nên tinh thể. Trong sỏi có thể chứa dịch nhầy, tế bào chết tích tụ theo thời gian hay mẫu thức ăn vụn. Đây chính là môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn gây bệnh phát triển và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Chính vì điều này, những mảnh vụn vướng vào amidan sẽ ngày càng cứng lại, vôi hóa và gây xuất hiện các đốm trắng. Bên cạnh đó, sỏi amidan còn gây nên cảm giác nuốt đau, đau tai hoặc hôi miệng.

Ngoài các nguyên nhân nêu trên còn có nhiều nguyên nhân gây đốm trắng trên amidan nhưng ít phổ biến đó là bệnh ung thư miệng, herpes miệng, leukoplakia,…

Chẩn đoán

Chẩn đoán hiện tượng amidan xuất hiện đốm trắng
Xét nghiệm máu giúp xác định nguyên nhân xuất hiện đốm trắng trên amidan.

Kiểm tra y tế bao gồm khám tổng quát vùng cổ họng và cảm nhận hạch bạch huyết. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân làm các xét nghiệm máu. Nếu có kháng thể nhất định, cách làm này sẽ giúp xác định nhiễm trùng cụ thể. Ngoài ra, sinh thiết cũng là cách các chuyên viên y tế yêu cầu người bệnh nên thực hiện để phân tích xác định sự hiện diện của vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Giải đáp chi tiết: Trẻ bị viêm amidan nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh khỏi?

Điều trị hiện tượng viêm amidan có đốm trắng

Không khó để loại bỏ đốm trắng xuất hiện trên bề mặt amidan nhưng để chấm dứt tình trạng này việc điều trị cần phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh.

1/ Viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra

Với trường hợp này, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh để làm giảm sưng, đau. Đồng thời giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể dùng một số loại thuốc không kê đơn như ibuprofen (Motrin IB, Advil) để giảm đau tại nhà. Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cũng có thể dùng nước muối sinh lý để súc miệng. Mặt khác, uống một ít nước ấm chứa mật ong cũng là giảm triệu chứng bệnh. Tuyệt đối không uống nước chứa caffein.

2/ Bạch cầu đơn nhân

Quá trình điều trị bệnh tốt nhất là cần chăm sóc ở nhà. Người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi nhiều và trong quá trình nhiễm trùng nên truyền dịch. Trong tình trạng viêm nặng, bác sĩ sẽ kê đơn corticosteroid cũng như một số loại thuốc không theo đơn như ibuprofen để giảm triệu chứng bệnh.

3/ Đối với bệnh nấm miệng

Một số loại thuốc chống nấm sẽ được chuyên viên y tế chỉ định cho bệnh nhân dùng. Bên cạnh đó, vệ sinh răng miệng thường xuyên và súc miệng bằng nước muối cũng có thể giúp ngăn nấm phát triển.

4/ Sỏi amidan

Cơ thể sẽ tự nhiên loại bỏ những viên sỏi amidan. Vì vậy, việc điều trị thường không cần thiết. Người bệnh có thể làm giảm triệu chứng bệnh bằng cách súc miệng bằng nước muối. Trong trường hợp sỏi amidan gây khó chịu, cách tốt nhất bệnh nhân nên tự loại bỏ chúng bằng cách dùng que tăm hay tăm bông lấy ra. Tuy nhiên, trong quá trình đẩy sỏi ra ngoài, người bệnh nên cẩn thận tránh đâm vào mô amidan gây nhiễm trùng.

5/ Viêm amidan

Nếu viêm amidan ở mức nhẹ, người bệnh chỉ cần điều trị kháng sinh, thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Nhưng trong trường hợp amidan sưng to khiến bạn khó thở và thuốc không mang lại tác dụng điều trị, khi đó bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên cắt bỏ.

6/ Một số phương pháp điều trị khác

Ngoài điều trị theo nguyên nhân, người bệnh có thể điều trị đốm trắng trên bề mặt amidan bằng những cách sau:

  • Súc miệng bằng nước muối: Nếu cảm thấy cổ họng khó chịu, ngứa ngáy, người bệnh có thể dùng nước muối để vệ sinh họng. Nước muối có tính sát trùng giúp tiêu diệt vi khuẩn đồng thời giúp cung cấp độ ẩm làm xoa dịu cổ họng. Thực hiện đơn giản, bệnh nhân ngậm nước vào miệng rồi ngửa cổ về sau, mở miệng và súc cổ họng. Cuối cùng nhổ nước ra ngoài và lặp lại thao tác tương tự.
  • Uống nước trà ấm hay nước ấm: Một cốc nước ấm hay một tách trà ấm cũng đủ giúp làm sạch và dịu vòm họng.
  • Tránh xa không khí ô nhiễm, nhất là khói thuốc lá.
  • Dùng máy tạo ẩm hay bật điều hòa để làm ẩm không khí, tránh khô họng.

Hiện tượng amidan có đốm trắng thường gây khó chịu cho người bệnh. Vì vậy, nếu tình trạng đốm trắng xuất hiện vài ngày và gây đau, khó nuốt, bệnh nhân nên gọi bác sĩ để đặt lịch thăm khám.

*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán hay điều trị y khoa từ chuyên gia.

Có thể bạn quan tâm

Viêm Amidan hốc mủ có nguy hiểm không?

Bệnh viêm amidan hốc mủ không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng sẽ gặp phải trường hợp nghiêm trọng nếu không được tiến hành thăm khám và...

Viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn khác nhau như thế nào?

Viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn đều là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp. Mặc dù triệu...

Tìm hiểu về bệnh viêm amidan đáy lưỡi và cách điều trị

Viêm amidan đáy lưỡi là gì? Cách nhận biết và điều trị

Viêm amidan đáy lưỡi xảy ra khi các tế bào lympho nằm ở đáy lưỡi bị viêm do sự tác...

Viêm Amidan hốc mủ có nguy hiểm không?

Bệnh viêm amidan hốc mủ không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng sẽ gặp phải trường hợp...

Chảy máu sau khi phẫu thuật cắt amidan nên làm gì?

Chảy máu sau khi phẫu thuật cắt amidan có thể không đáng lo ngại nhưng trong một số trường hợp...

Viêm Amidan khạc ra máu có nguy hiểm không?

Viêm amidan khạc ra máu là triệu chứng thường gặp ở những người bị viêm amidan mãn tính, tình trạng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *