Phác đồ điều trị viêm amidan cấp và mãn tính mới nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Phác đồ điều trị viêm amidan cấp và mãn tính mới nhất hiện nay chủ yếu tập trung vào mục đích điều trị triệu chứng, cải thiện hệ miễn dịch và nâng cao thể trạng cho người bị viêm cấp tính. Người bệnh chỉ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng thuốc kháng sinh khi bị viêm amidan mãn tính có nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc có nguy cơ cao phát sinh các biến chứng nghiêm trọng. Ngoài ra bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật khi bị viêm amidan mãn tính nhiều lần hoặc đã gây biến chứng.

Nhận định chung về bệnh viêm amidan

Trước khi tìm hiểm phác đồ điều trị viêm amidan cấp và mãn tính mới nhất hiện nay, người bệnh cần hiểu rõ hơn về bệnh lý này, nguyên nhân cùng dấu hiệu nhận biết viêm amidan.

Phác đồ điều trị viêm amidan cấp và mãn tính mới nhất
Thông tin cơ bản về phác đồ điều trị viêm amidan cấp và mãn tính mới nhất hiện nay

Bệnh viêm amidan cấp tính được xác định là tình trạng xuất tiết và sung huyết ngay tại amidan khẩu cái. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng thuộc nhiều độ tuổi khác nhau nhưng xảy ra phổ biến nhất ở những trẻ có độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi.

Bệnh viêm amidan có thể xảy ra khi vùng hầu họng bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Bên cạnh đó tình trạng viêm sưng amidan cũng thường xảy ra ở thời kỳ đầu của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Chính vì thế, nhiều chuyên gia xem amidan ở hai bên là “cửa vào” của nhiều loại virus và vi khuẩn như: Viêm màng não, dịch viêm não, bại liệt và viêm khớp cấp.

Việc không sớm thăm khám và điều trị sẽ khiến bệnh viêm amidan cấp tính nhanh chóng chuyển sang thành viêm amidan mãn tính với tình trạng viêm nhiễm và những triệu chứng nghiêm trọng hơn. Đồng thời làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng nguy hiểm.

Viêm amidan mãn tính được xác định là hiện tượng viêm nhiễm thường xuyên, tình trạng viêm amidan khẩu cái tái đi tái lại nhiều lần. Tùy thuộc vào phản ứng của cơ thể và mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm nhiễm, amidan viêm có thể nhanh chóng phát triển với kích thước to hơn (viêm amidan quá phát), trường hợp này thường gặp ở người trẻ tuổi hoặc trẻ em hoặc amidan sẽ teo nhỏ lại khi bị viêm nhiễm (viêm xơ teo).

Những nguyên nhân làm phát sinh bệnh viêm amidan

  • Nhiễm virus: Cơ thể bị nhiễm các loại virus gồm virus Epstein-Barr, virus herpes simplexm, virus cúm, virus Parainfluenza, Adenoviruses, Enteroviruses.
  • Nhiễm vi khuẩn: Cơ thể bị nhiễm vi khuẩn gồm xoắn khuẩn, tụ cầu, haemophilus influenzae, liên cầu beta tan huyết nhóm A…

Những nguyên nhân thuận lợi gây viêm amidan

  • Những người có tiền sử hoặc hoặc đang mắc phải những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp mà nguyên nhân là do nhiễm khuẩn như ho gà, sởi…
  • Thực hiện vệ sinh cá nhân kém.
  • Thường xuyên uống hoặc ăn những loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, dùng đồ uống lạnh như bia lạnh, nước đá, kem…
  • Sinh sống và làm việc trong môi trường có nhiều khói bụi, ô nhiễm.
  • Thời tiết đột ngột thay đổi (độ ẩm cao, mưa nhiều, đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh…).
  • Người có cơ địa dị ứng và sức đề kháng kém.
  • Xuất hiện những ổ viêm nhiễm ở miệng và họng như viêm lợi, sâu răng, viêm xoang, viêm VA. Hoặc do đặc điểm cấu trúc giải phẫu của amidan bao gồm nhiều hốc, nhiều khe kẽ và ngách. Đây chính là những nơi ẩn náu, cư trú, hoạt động và phát triển của các loại vi khuẩn.
Nhiễm vi khuẩn
Nhiễm vi khuẩn (tụ cầu, haemophilus influenzae, liên cầu…) và nhiễm virus là những nguyên nhân chính làm phát sinh bệnh viêm amidan

Tham khảo thêm: Bị viêm amidan hốc mủ có nên cắt không, tại sao?

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm amidan cấp tính

  • Amidan khẩu cái có dấu hiệu sung huyết (amidan sưng lên và có màu đỏ) và tiết nhiều dịch
  • Trên bề mặt của amidan xuất hiện nhiều đốm màu trắng hoặc màu vàng
  • Nổi hạch bạch huyết ngay tại hàm và cổ
  • Sốt
  • Nhức đầu
  • Đau tai.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm amidan mãn tính

Không giống như bệnh viêm amidan cấp tính, những triệu chứng của bệnh viêm amidan mãn tính nghèo nàn và không điển hình. Bệnh lý này là tình trạng viêm nhiễm tái đi tái lại nhiều lần. Những triệu chứng của thể mãn tính tương tự như amidan cấp tính, tuy nhiên sẽ xuất hiện thêm những dấu hiệu dưới đây:

  • Người bệnh có hơi thở hôi, thông thường hơi thở vẫn có mùi khó chịu mặc dù bệnh nhân đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ và vệ sinh đều đặn
  • Có cảm giác vướng ở cổ họng khi nuốt
  • Viêm amidan mãn tính xảy ra trên nền thể trạng kém, bệnh nhân gầy yếu và có thể phát sinh cơn sốt về chiều
  • Ho khan từng cơn, xuất hiện những cơn ho kéo dài sau khi ngủ dậy vào mỗi buổi sáng
  • Giọng nói thay đổi và rát họng do ho nhiều
  • Viêm amidan ở trẻ em gây ra những triệu chứng khác gồm chảy nước dãi do tăng tiết, thường xuyên quấy khóc, chán ăn, nghe thấy tiếng ngáy ngủ, thở khò khè
  • Khó thở do amidan sưng to gây nghẹn họng.
Khó thở do amidan sưng to gây chẹn họng
Khó thở do amidan sưng to gây nghẹn họng là dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm amidan mãn tính

Phác đồ điều trị viêm amidan cấp và mãn tính mới nhất

Thông tin về phác đồ điều trị viêm amidan cấp và mãn tính như sau:

1. Nguyên tắc điều trị viêm amidan

Theo phác đồ điều trị viêm amidan cấp và mãn tính mới nhất hiện nay, đối với người bị viêm cấp tính, quá trình chữa bệnh chủ yếu tập trung vào mục đích điều trị triệu chứng, cải thiện hệ miễn dịch và nâng cao thể trạng.

Đối với những trường hợp bị viêm amidan mãn tính, có nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc có nguy cơ cao phát sinh các biến chứng nghiêm trọng, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể được tư vấn phẫu thuật cắt bỏ amidan khi bị viêm amidan mãn tính nhiều lần hoặc đã gây biến chứng.

2. Điều trị cụ thể viêm amidan cấp tính

  • Người bệnh dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh làm việc quá sức.
  • Uống nhiều nước, ăn những loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa.
  • Tăng cường bổ sung vào chế độ ăn uống những loại thực phẩm giàu vitamin, axit béo omega, khoáng chất và lợi khuẩn như rau củ quả, trái cây tươi, thịt, các loại cá, trứng, sữa, sữa chua… Những loại thực phẩm này sẽ giúp bạn cải thiện hệ miễn dịch và nâng cao thể trạng. Đồng thời hỗ trợ điều trị viêm amidan và phòng ngừa tái phát.
  • Thường xuyên vận động, duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao thể trạng, sức đề kháng và phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập.
  • Dùng những loại thực phẩm có khả năng kháng viêm như tỏi, nghệ, gừng… để làm giảm tình trạng viêm nhiễm.
  • Sử dụng thuốc Paracetamol khi đau nhiều và bị sốt trên 38,5 độ C. Loại thuốc này có tác dụng giảm đau và hạ sốt hiệu quả.
  • Sử dụng thuốc sát trùng nhẹ để nhỏ mũi.
  • Sử dụng những dung dịch kiềm ấm như borat natri và bicarbonat natri để súc miệng. Lưu ý nên hòa tan nửa thìa cà phê borat natri hoặc bicarbonat natri trong một cốc nước ấm.
  • Nâng cao thể trạng bằng yếu tố vi lượng, calci, sinh tố…
  • Giữ gìn vệ sinh vùng mũi họng, tránh tiếp xúc với khói bụi, nấm mốc, nước bẩn, khí thải.
  • Nên giữ ấm vùng cổ họng khi thời tiết giao mùa, trời trở lạnh.
Uống nhiều nước, ăn những loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa
Uống nhiều nước, ăn những loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa là một trong các biện pháp điều trị viêm amidan cấp tính

Tham khảo thêm: Viêm Amidan xơ teo là gì? Cách điều trị và phòng ngừa

3. Điều trị cụ thể viêm amidan mạn tính

Thông thường để điều trị viêm amidan mãn tính, người bệnh sẽ được tư vấn chữa trị với phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp điều trị này cần có sự cân nhắc và có chỉ định chặt chẽ.

Người bệnh chỉ nên tiến hành phẫu thuật cắt amidan khi amidan bị sưng đau nặng và đã thực sự trở thành một ổ viêm (focal infection). Đồng thời làm phát sinh những vấn đề gây hại cho cơ thể.

Chỉ định phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật cắt amidan sẽ được chỉ định điều trị cho những trường hợp sau:

  • Tình trạng amidan bị viêm mạn tính nhiều lần (trong một năm diễn ra từ 5 – 6 lần)
  • Amidan viêm mạn tính làm phát sinh biến chứng áp xe quanh amidan và viêm tấy amidan
  • Amidan viêm mạn tính làm phát sinh biến chứng viêm mũi, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm tấy hạch dưới hàm, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết.
  • Amidan viêm mạn tính quá phát chèn ép vào cổ họng dẫn đến tình trạng khó thở (hội chứng Pickwick sleep – hội chứng ngạt thở khi ngủ), khó nói (giọng nói như miệng đang ngậm một vật gì đó), khó nuốt.

Chống chỉ định phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật loại bỏ amidan viêm không được chỉ định dùng cho những trường hợp sau:

Chống chỉ định tuyệt đối

  • Những người mắc hội chứng chảy máu như rối loạn đông máu, bệnh ưa chảy máu.
  • Những bệnh nhân mắc các bệnh nội khoa như suy tim, bệnh cao huyết áp, bệnh suy gan giai đoạn mất bù…

Chống chỉ định tương đối

Những trường hợp dưới đây cần phải được điều trị ổn định thì mới tiến hành phẫu thuật cắt amidan:

  • Những người đang mắc phải biến chứng áp xe amidan hoặc đang bị viêm họng cấp tính
  • Những trường hợp đang bị nhiễm khuẩn và viêm cấp tính như viêm xoang, viêm mũi, nổi mụn nhọt.
  • Bệnh nhân đang bị nhiễm virus và viêm cấp tính như viêm khớp cấp, viêm thận cấp…

Ngoài ra phẫu thuật cắt amidan viêm còn chống chỉ định tương đối đối với những trường hợp gồm:

  •  Những người mắc bệnh mãn tính chưa kiểm soát hoặc chưa ổn định như bệnh viêm gan, bệnh lao, bệnh đái tháo đường, bệnh AIDS, bệnh giang mai…
  • Phụ nữ đang mang thai, đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc đang trong thời kỳ cho con bú
  • Người dị ứng với thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng
  • Trẻ quá nhỏ, những người gầy yếu, bệnh nhân trên 50 tuổi
  • Thận trọng: Cần thận trọng với những trường hợp đã sử dụng thuốc giảm đau hoặc dùng thuốc nội tiết tố trước đó, địa phương đang có dịch truyền nhiễm, những người đang trong đợt tiêm chủng…

Tham khảo thêm: 4 Cách chữa viêm amidan bằng rau diếp cá đơn giản, hiệu quả

Phương pháp phẫu thuật điều trị viêm amidan mãn tính

Trước đây những người bị viêm amidan mãn tính thường được phẫu thuật dưới dạng gây tê tại chỗ cần cắt thông qua những phương pháp gồm Anse và Sluder.

Tuy nhiên với phác đồ điều trị bệnh viêm amidan ở hiện tại, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật dưới dạng gây mê nội khí quản thông qua phương pháp Anse. Hoặc bệnh nhân có thể được phẫu thuật trực tiếp bằng dao điện lưỡng cực hoặc dao điện đơn cực, dao điện siêu âm, cắt bằng Coblator, Laser…

Phương pháp phẫu thuật điều trị viêm amidan mãn tính
Phẫu thuật điều trị viêm amidan mãn tính áp dụng cho trường hợp amidan bị sưng đau nặng và đã thực sự trở thành một ổ viêm

Trên đây là những thông tin cơ bản xoay quanh phác đồ điều trị viêm amidan cấp và mãn tính mới nhất. Hy vọng thông qua những thông tin này, người bệnh có thể hiểu hơn về bệnh viêm amidan và hướng điều trị. Từ đó sớm nhận biết triệu chứng, đến bệnh viện để kiểm tra và có những phương pháp điều trị thích hợp nhất, tránh phát sinh những vấn đề về sức khỏe không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm

Các loại thực phẩm nên ăn và cần tránh khi bị viêm amidan

Để điều trị và phòng ngừa viêm amidan thì việc lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp là rất...

Viêm amidan ở trẻ: Cần nhận biết sớm và điều trị kịp thời

Viêm amidan ở trẻ là bệnh lý phổ biến, nó có thể nhanh chóng biến mất sau một vài ngày...

Bị viêm Amidan có được ăn thịt gà không? Chuyên gia giải đáp

Thịt gà là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn...

Bệnh viêm Amidan có tự khỏi không? Bác sĩ nói gì?

Một số bệnh lý đường hô hấp trên có thể tự khỏi ngay cả khi người bệnh không can thiệp...

Sau cắt amidan có được uống nước đá không?

Sau khi cắt amidan nếu không có chế độ chăm sóc tốt, có thể làm tăng nguy cơ chảy máu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *