Phì đại amidan là gì? Điều trị như thế nào? – Bạn nên biết
Phì đại amidan xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân do các bệnh lý chiếm tỷ lệ khá cao. Các khảo sát gần đây cho thấy, phì đại amidan có nguy cơ gây biến chứng rất cao nếu không được điều trị phù hợp.
I. Một số thông tin về bệnh phì đại amidan
Nếu bạn thực sự chưa biết phì đại amidan là gì thì đừng nên bỏ qua bài viết này. Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn trang bị kiến thức cơ bản về bệnh.
1. Phì đại amidan là gì?
Amidan là 2 tuyến nhỏ nằm ở hai bên cổ họng, chúng được xem là một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể với vai trò ngăn chặn các viêm nhiễm do vi khuẩn, virus hoặc các xâm nhập gây viêm từ đường mũi và miệng.
Amidan phì đại (Tonsillar Hypertrophy) là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng amidan bị viêm nhiễm và sưng viêm quá mức, gây cản trở cho đường hô hấp. Amidan được mở rộng khi có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc bị kích thích bởi không khí ô nhiễm, khí độc hại,… Nguyên nhân gây phì đại amidan thường rất đa đa dạng và có nhiều trường hợp không thể xác định được nguyên nhân.
Chứng phì đại amidan thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, nhưng trẻ em là đối tượng phổ biến nhất. Phì đại amidan ở trẻ em thường phát triển mạnh hơn so với cơ thể người lớn bởi vì giai đoạn này, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện và dễ bị các loại vi khuẩn tấn công.
2. Dấu hiệu phì đại amidan
Không phải lúc nào phì đại amidan cũng được phát tác và có dấu hiệu cụ thể. Tuy nhiên, khi amidan phát triển quá mức có thể chèn ép một số cơ quan, đặc biệt gây ảnh hưởng trực tiếp đến đường thở của người bệnh. Đây cũng được xem là một dấu hiệu đặc trưng của chứng phì đại amidan.
Ngoài ra, triệu chứng phì đại amidan còn được chỉ ra như sau:
- Tắt đường thở, khó thở qua mũi.
- Hơi thở nặng nề, thở có tiếng động.
- Khó thở khi ngủ, ngáy to.
- Ngủ không ngon giấc.
- Sổ mũi.
- Hôi miệng.
- Trẻ nhỏ có biểu hiện khó ăn, thường nôn trớ,..
- Nhiễm trùng xoang tái phát nhiều lần hoặc nhiễm trùng tai.
3. Nguyên nhân gây phì đại amidan
Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân cụ thể gây chứng phì đại amidan, nhưng các nhà nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Bởi vì, một số trẻ khi sinh ra đã có kết cấu amidan lớn hơn, cũng có thể do người thân trong gia đình đã từng mắc phải chứng bệnh này. Nhưng nhìn chung, nguyên nhân amidan mở rộng ở cả người lớn và trẻ em cũng đều có sự xuất hiện của các nhiễm trùng trong khoang miệng hoặc do một số bệnh lý tiềm ẩn như:
- Nhiễm lạnh
- Viêm họng liên cầu khuẩn
- Vi khuẩn cúm tấn công
- Bạch cầu đơn nhân
Các bệnh nhiễm trùng này thường có chung triệu chứng cơ bản như:
- Sốt cao
- Viêm họng
- Người mệt mỏi
- Hạch bạch huyết sưng, viêm
Bên cạnh những yếu tố trên, phì đại amidan còn được kích thích bởi các tác nhân đó là:
- Dị ứng thức ăn, môi trường, phấn hoa,…
- Tiếp xúc với chất kích thích, khói thuốc lá, khí ô nhiễm.
- Mắc bệnh về đường tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản.
→Xem thêm: 7 cách chữa viêm amidan bằng thảo dược tự nhiên hay nhất
4. Biến chứng do phì đại amidan
Chứng amidan mở rộng có nguy cơ gây ngưng thở khi ngủ, khó ngủ hoặc hàng loạt các biến chứng sau đây nếu không được điều trị kịp thời, đặc biệt là đối với trẻ em. Biến chứng thường gặp do phì đại amidan đó là:
- Ngưng thở thời gian ngắn
- Làm thiếu oxy lên não
- Rối loạn hành vi
- Suy giảm hệ miễn dịch
- Gây ra tình trạng tim – phổi như tăng huyết áp, mở rộng tim,…
- Phì đại amidan còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác có ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh.
5. Amidan phì đại được chẩn đoán như thế nào?
Để nhận biết được tình trạng sức khỏe của mình, bệnh nhân nên chia sẻ điều này với bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường. Bác sĩ sẽ tiến hành xem xét bệnh sử và quan sát dấu hiệu phát bệnh từ bên ngoài lẫn bên trong cổ họng.
Tùy vào mức độ và khả năng phát bệnh cũng như tình trạng mở rộng của amidan mà bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán. Bên cạnh đó, họ cũng tiến hành kiểm tra các biểu mô được lấy từ bên trong cổ họng, có thể bạn cũng được yêu cầu chụp X-quang để bác sĩ quan sát kĩ hơn các mô mềm ở bên trong cổ. Nếu bạn có triệu chứng khó ngủ hoặc ngáy to khi ngủ thì hãy nói rõ với bác sĩ để được thực hiện kiểm tra tổng quan về giấc ngủ và xem xét tình trạng ngưng thở khi ngủ của bạn qua việc theo dõi nhịp thở.
II. Bệnh phì đại amidan được điều trị như thế nào?
Chứng phì đại amidan được khuyến khích điều trị khi nó gây ảnh hưởng đến đường thở và làm rối loạn giấc ngủ của bạn. Tuy nhiên, nếu nó xuất phát từ yếu tố nhiễm trùng tiềm ẩn, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng kháng sinh để khắc phục. Còn đối với trường hợp do dị ứng, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn sử dụng thuốc kháng histamine hoặc thuốc xịt corticosteroid mũi để làm giảm triệu chứng ban đầu.
Phương pháp phẫu thuật được đề nghị khi amidan mở rộng quá mức và làm cản trở hơi thở mà không phải do bất cứ viêm nhiễm nào. Phẫu thuật phì đại amidan cải thiện được triệu chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Trong quá trình phẫu thuật cắt amidan, bác sĩ có thể loại bỏ adenoids – là 2 tuyến nằm ở phía sau mũi, gần vòm miệng, giúp đường thở lưu thông tốt hơn. Phẫu thuật cắt amidan là thủ tục đơn giản được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Đa số bệnh nhân sau phẫu thuật đều được xuất hiện nghỉ ngơi tại nhà từ 7-10 ngày để bệnh phục hồi hoàn toàn.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh phì đại amidan và phương pháp điều trị khoa học mà bạn đọc có thể tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra bất cứ lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị nào thay thế chỉ định của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
- Bị sưng amidan không đau là bệnh gì?
- Sỏi amidan là gì? Làm thế nào để loại bỏ chúng?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!