Dư thừa axit dạ dày khi mang thai gây nhiều bệnh nguy hiểm
Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai thường đối mặt với vấn đề dư thừa axit dạ dày. Lượng axit dư thừa có thể gây nhiều triệu chứng khó chịu như ợ nóng, ợ chua, nóng rát thượng vị…, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tình trạng trên nếu kéo dài và không có biện pháp khắc phục, lượng axit dư thừa có thể ăn mòn, phá hủy niêm mạc dạ dày, gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Axit dạ dày là gì? Tại sao phụ nữ mang thai bị dư thừa axit dạ dày?
Axit clohydric, còn được gọi là HCl có trong dạ dày, là một chất lỏng trong suốt, có tính ăn mòn cao, đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Cụ thể:
- Đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn, làm rỗng dạ dày.
- Kích thích tuyến tụy và ruột non sản xuất các enzym tiêu hóa để phá vỡ protein, chất béo và carbohydrate. Nếu tất cả thực phẩm của bạn không được phân giải hoàn toàn trong dạ dày, điều này sẽ dẫn đến những vấn đề tiếp theo trong đường tiêu hóa.
- Tiêu diệt vi khuẩn gây hại từ bên ngoài đi vào dạ dày để tránh nhiễm trùng đường tiêu hóa.
- Đóng vai trò quan trọng trong cơ chế đóng mở van tâm vị và van môn vị.
Tuy nhiên, axit dạ dày có thể biến thành “con dao hai lưỡi” nếu lượng axit được tiết ra quá mức cần thiết. Điều này khiến cho sức đề kháng của niêm mạc dạ dày giảm, tăng nguy cơ mắc phải bệnh lý nguy hiểm.
Phụ nữ đang mang thai là một trong những đối tượng dễ mắc phải tình trạng dư thừa axit dạ dày. Trong thai kì, sự tăng kích thích tố progesterone đột ngột có thể gây giãn tử cung kèm theo giãn van dạ dày. Bên cạnh đó, trọng lượng ngày một lớn của em bé cũng gây chèn ép ổ bụng… khiến cho một lượng axit dễ bị thoát ra ngoài. Chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học, điều độ như: ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều axit như đồ ăn cay, nóng, đồ ăn chua…, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ bị dư thừa axit khi mang thai.
→Xem thêm: Cách Trị Trào Ngược Dạ Dày Khi Mang Thai – Bà Bầu Nên Biết
Dư axit dạ dày khi mang thai có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm
Khi axit dạ dày được gia tăng một cách bất thường và không có biện pháp kiểm soát, phụ nữ đang trong thai kỳ có thể đối mặt với các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, ợ hơi, ợ chua, đau tức thượng vị và bệnh lý nguy hiểm.
Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng axit dư thừa ở dạ dày thường xuyên trào ngược vào thực quản (ống nối giữa thực miệng và dạ dày). Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản là do sự suy yếu của cơ thắt thực quản (LES). Cơ vòng này có nhiệm vụ mở ra để thức ăn từ miệng xuống dạ dày và đóng lại để ngăn hiện tượng trào ngược. Tuy nhiên, vì một số lý do, chúng có thể bị suy yếu đi, đóng mở không đúng cách, hệ quả là axit dư thừa, men tiêu hóa… có thể bị đẩy ngược lên.
Biến chứng thường gặp của trào ngược dạ dày thực quản đó là viêm loét thực quản, chít hẹp thực quản, barrett thực quản…
Viêm loét dạ dày tá tràng
Sự gia tăng axit quá mức trong dạ dày có thể gây bào mòn lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho axit ăn mòn các mô dạ dày, gây viêm loét dạ dày.
Nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày chủ yếu là do trước thai kì, phụ nữ bị nhiễm vi khuẩn Hp hoặc lạm dụng thuốc chống viêm không steroid như Aspirin, ibuprofen hoặc naproxen. Bên cạnh đó, sự tăng nội tiết tố trong thay đổi trong giai đoạn mang thai cũng góp phần khiến cho axit dư thừa bào mòn và phá hủy dạ dày.
Loét dạ dày có thể trị được khỏi, tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai, quá trình khắc phục hậu quả có thể gặp nhiều khó khăn vì đây là nhóm đối tượng cần hạn chế dùng thuốc tây trị bệnh.
Giải pháp giảm axit dạ dày dư thừa khi mang thai
Hiện tượng dư thừa axit khi mang thai có thể được kiểm soát nếu như bạn áp dụng những giải pháp sau đây:
- Loại bỏ thực phẩm chứa nhiều axit, gây kích ứng dạ dày: đồ ăn cay nóng, trái cây chua (cam, quýt, xoài, cóc, chanh…), cà chua, bạc hà, sô cô la, đồ uống có ga, rượu, chè, cà phê, gia vị…
- Ăn nhiều bữa nhỏ: Chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ có thể cải thiện tình trạng axit dư thừa trong dạ dày.
- Ăn chậm, nhai kĩ: Điều này đặc biệt hữu ích bởi nước bọt trong dạ dày có thể trung hòa được axit trong dạ dày.
- Ăn thức ăn dễ tiêu: Phụ nữ đang mang thai nên bổ sung thực phẩm lỏng, dễ tiêu để giảm thiểu áp lực cho dạ dày.
- Không nằm sau khi ăn
- Dùng một số mẹo tự nhiên như gừng, nha đam… để cải thiện tình trạng dạ dày tăng tiết axit.
- Hạn chế căng thẳng: đi bộ, thiền, tập yoga, đọc sách… là những hoạt động đặc biệt hữu ích trong việc kiểm soát căng thẳng, từ đó hạn chế dạ dày tiết axit.
- Dùng thuốc: Nếu như việc thay đổi chế độ ăn uống không thể cải thiện được triệu chứng bệnh, bạn có thể được chỉ định một số thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng H2 an toàn cho đối tượng phụ nữ mang thai.
Dư thừa axit dạ dày khi mang thai gây nhiều bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và gián tiếp đến sức khỏe của bé (thông qua việc mẹ lo lắng, ăn uống không đầy đủ chất, dùng nhiều thuốc tây…). Để tránh tình trạng trên, các bà mẹ cần chủ động thăm khám và điều trị bệnh trước khi có ý định mang thai. Trong thai kỳ, cần chú ý ăn uống, sinh hoạt và luyện tập điều độ để giảm gánh nặng cho dạ dày.
Có thể bạn quan tâm:
- 8 cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà
- Khám trào ngược dạ dày thực quản ở đâu được nhiều người tin tưởng?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!