Chi Tiết Cách Bấm Huyệt Giúp Bạn Giảm Đau Vùng Thượng Vị
Đau vùng thượng vị là triệu chứng nhận biết điển hình của bệnh viêm loét dạ dày. Để cải thiện biểu hiện khó chịu này, ngoài dùng thuốc hay áp dụng các biện pháp dân gian, bệnh nhân có thể giảm đau bằng cách bấm huyệt.
Bấm huyệt hay còn gọi là ấn huyệt là phương pháp chữa bệnh bắt nguồn từ y học cổ truyền Trung Quốc. Theo lý thuyết y học cổ truyền mô tả, huyệt có mối quan hệ chặt chẽ với các kinh mạch và tạng phủ mà nó phụ thuộc. Huyệt có thể nằm dọc theo các kinh mạch hoặc cũng có thể không. Có một số huyệt chỉ xuất hiện khi cơ thể gặp vấn đề về sức khỏe như ốm, đau,…
Dựa theo lý thuyết này cho thấy, một khi kinh mạch bị chặn hoặc mất cân bằng, bệnh tật có thể xảy ra. Và bấm huyệt chính là cách giúp kích thích những huyệt vị hoạt động nhằm mục đích tăng cường khả năng lưu thông khí qua những bộ phận của nội tạng nào đó để đạt kết quả điều trị cao.
Lợi ích của bấm huyệt đối với hệ tiêu hóa
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, cơ thể liên tục cân bằng giữa hai lực đối lập nhưng lại phụ thuộc lẫn nhau đó là khí âm và dương. Trên cơ thể chúng ta thường có những điểm nhất định là nơi những khí này hội tụ. Và bấm huyệt chính là cách giúp kích thích lưu thông khí ở những điểm này.
Nếu bị các vấn đề về rối loạn hệ tiêu hóa, người bệnh có thể chữa khỏi bệnh bằng cách kích thích huyệt vị ở một số vị trí nhất định. Có một số điểm bấm huyệt ở bàn tay, bàn chân và dạ dày nếu được kích thích hàng ngày có thể giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Không chỉ dừng lại ở đó, việc kích thích này có thể giúp giảm đau vùng thượng vị. Mặt khác, chúng còn giúp cải thiện triệu chứng ợ nóng, co thắt bụng, trào ngược aicd dạ dày, táo bón,…
Bên cạnh đó, một điểm bấm huyệt khác được phát hiện là có hữu ích trong việc điều trị trào ngược acid dạ dày, giảm đau thượng vị là Gan 3 (LR-3). Đây là điểm nằm trên mu bàn chân giữa hai ngón cái và ngón trỏ, cách gốc chân cái khoảng 2 – 3 cm.
Hướng dẫn cách bấm huyệt trị đau vùng thượng vị
Người bệnh có thể thực hiện day ấn các huyệt sau đây để cải thiện triệu chứng đau vùng thượng vị.
1. Huyệt Trung Quản
Huyệt Trung Quản hay còn gọi với nhiều tên gọi khác như Thái Thương, Trung Hoãn, Vị Quản, Trung Oản, Thượng Ký,… Là huyệt nằm trên bụng giữa đường nối từ ức (chấn thủy) đến lỗ rốn và đường gặp nhau của hai bờ sườn. Người bệnh có thể ấn huyệt Trung Quản để làm giảm triệu chứng đau nhức ở vùng thượng vị. Ngoài ra, kích thích huyệt vị này mỗi ngày sẽ giúp cải thiện triệu chứng ợ chua, chướng bụng,.. do viêm loét dạ dày gây ra.
2. Huyệt Cự Khuyết
Huyệt Cự Khuyết hay còn gọi là Cự Quyết. Vị trí của huyệt nằm giữa bụng và trên rốn 6 thốn (đốt ngón tay). Chức năng của huyệt là giúp cải thiện triệu chứng ợ chua, đau bụng, nôn mửa,…
Người bệnh dùng ngón tay cái ấn và day mạnh vào huyệt Cự Khuyết từ 1 – 3 phút cho đến khi cảm thấy căng cứng thì dừng lại. Thực hiện cách bấm huyệt chữa đau thượng vị này từ 1 – 2 lần mỗi ngày sẽ giúp làm cải thiện và phòng ngừa bệnh tái phát.
→Tham khảo thêm: Đau thượng vị ợ hơi là bệnh gì?
3. Huyệt Túc Tam Lý
Túc Tam Lý là huyệt thuộc kinh túc dương minh vị có vị trí nằm dưới mắt gối ngoài khoảng 3 đốt ngón tay, cách mào xương chày một đốt ngón tay. Đây là huyệt có tác dụng chữa đau dạ dày có tác dụng làm giảm triệu chứng đau vùng thượng vị và chống co thắt.
Khi bấm huyệt Túc Tam Lý bệnh nhân cần chú ý dùng đầu ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt vị. Sau khi có cảm giác đau nhức, căng tức lan xuống bàn chân thì dừng lại. Thực hiện thường xuyên mỗi ngày để có kết quả trị liệu tốt nhất.
4. Huyệt Nội Đình
Là một huyệt thuộc kinh vị có vị trí nằm ở trên mu bàn chân cách kẽ ngón chân 2 và 3 khoảng 2 đến 3 cm. Huyệt này có tác dụng điều hòa chức năng của kiên vị trung hòa và phủ vị,… giúp cải thiện triệu chứng đau nhức ở vùng thượng vị.
Tương tự như cách bấm huyệt Tam Túc Lý, bệnh nhân chỉ cần dùng ngón tay cái ấn mạnh vào vị trí huyệt cho đến khi thấy đau nhức thì dừng lại. Kích thích huyệt vị này thường xuyên từ 1 – 2 lần mỗi ngày sẽ giúp mang lại kết quả trị liệu cao.
5. Huyệt Khí Hải
Huyệt Khí Hải là huyệt thứ 6 của mạch Nhâm nằm dưới lỗ rốn 1,5 thốn. Huyệt có tác dụng trị đau bụng và đau quanh rốn. Người bệnh đau thượng vị có thể day ấn huyệt vị này thường xuyên để làm giảm triệu chứng đau nhức. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể chứng đau nhức thượng vị mà người bệnh có thể gia giảm huyệt. Cụ thể như sau:
Nếu người bệnh bị đau vùng thượng vị kèm theo triệu chứng lan sang bên sườn do can khí phạm vị, bạn nên bấm huyệt Khí Hải với các huyệt như Nội Quan, Kỳ Môn,… Nếu vùng thượng vị chỉ có dấu hiệu đau râm ran do tỳ vị hư han. Khi đó, ngoài chườm ấm người bệnh có thể bấm huyệt Khí Hải hoặc Thần Khuyết,…
Lưu ý khi bấm huyệt chữa đau thượng vị
Nếu muốn đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh và an toàn cho bản thân, khi áp dụng cách bấm huyệt chữa đau thượng vị, người bệnh nên lưu ý:
- Để tác động vào các huyệt trên thành bụng, bệnh nhân có thể không cần bấm huyệt mà chỉ cần dùng ngón tay véo da trên vùng bụng cũng giúp làm giảm đau thượng vị.
- Nên bấm huyệt từ 1 – 2 lần mỗi ngày và mỗi huyệt nên bấm tư 1 – 3 phút.
- Nên thực hiện bấm huyệt một đợt từ 10 – 15 ngày.
- Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời nên chú ý hơn trong chế độ ăn uống.
ĐẶC BIỆT LƯU Ý: Bấm huyệt chữa đau thượng vị là một trong những phương pháp điều trị có tác dụng bổ trợ giúp giảm đau khá tốt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đau với tính chất dữ dội xảy ra trong thời gian dài, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Hơn nữa, nếu muốn bệnh khỏi triệt để, tốt nhất người bệnh nên kết hợp thêm với cả thuốc uống đặc trị để xử lý chuyên sâu từ bên trong, giúp điều trị bệnh một cách toàn diện nhất.
Hy vọng thông qua những thông tin trên đây, người bệnh đã hiểu thêm về cách bấm huyệt chữa đau thượng vị. Từ đó lựa chọn được cách chữa phù hợp nhất, sớm khỏi bệnh!
Thông tin xem thêm:
- 10+ cách chữa đau dạ dày tại nhà, giảm đau nhanh nhất
- Cảm giác nóng rát dạ dày: Nguyên nhân và cách xử lý
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!