Polyp đại tràng sigma: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Theo thống kê từ Viện Ung thư Quốc gia, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh polyp đại tràng sigma chiếm khoảng 23% tổng số bệnh nhân trên toàn thế giới. Bạn đã biết gì về bệnh polyp đại tràng sigma?
Bệnh polyp đại tràng sigma là gì?
Polyp đại tràng sigma nằm ở đoạn cuối cùng của ống tiêu hóa, đoạn tiếp giáp với trực tràng phía trên. Vậy polyp đại tràng sigma là gì? Theo một số tài liệu y khoa, polyp đại tràng sigma là hiện tượng niêm mạc đại tràng xuất hiện khối u nhỏ, có dạng lồi bằng nốt ruồi lớn hoặc dạng phẳng nằm trên thành ruột. Khối u này phát triển đơn hoặc đa polyp đại tràng Sigma và có biểu hiện di căn.
Bệnh polyp đại tràng Sigma là bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng, nhất là đối với người trên 50 tuổi. Thông thường, các triệu chứng của polyp đại tràng Sigma giai đoạn khởi phát không rõ ràng nên rất khó để nhận biết. Bệnh nhân thường phát hiện các triệu chứng khi chúng đã bắt đầu có dấu hiệu di căn hoặc biến chứng thành ung thư.
Tìm hiểu về bệnh polyp đại tràng Sigma
Polyp đại tràng sigma thực chất là hiện tượng tăng sinh tạo nên một tổn thương nhỏ trên bề mặt niêm mạc đại trực tràng với hình dạng như khối u có cuống hoặc không cuống. Đa số các polyp đại tràng sigma khởi phát đều lành tính nhưng về lâu dài, polyp đại tràng Sigma rất dễ chuyển sang ác tính (ung thư).
Hiện nay, polyp đại tràng Sigma được chia thành 2 dạng cụ thể đó là:
- Polyp tăng sản: Kích thước nhỏ, thường gặp ở đoạn cuối đại tràng và nguy cơ biến chứng ung thư rất thấp.
- Polyp tuyến: Phát triển rộng, chiếm khoảng ¾ polyp đại tràng.
Khi polyp đại tràng Sigma phát triển và di căn rộng thì khả năng đại tràng bị ung thư hóa rất cao. Vì vậy, khi phát hiện các biểu hiện khác thường ở đại tràng, bệnh nhân cần khám để được kiểm tra sinh thiết hoặc tiến hành phẫu thuật cắt bỏ từ sớm, tránh bị di căn sang khu vực xung quanh.
1. Nguyên nhân gây polyp đại tràng Sigma
Các quá trình tăng sinh tế bào chịu sự kiểm soát của 2 nhóm gen đó là nhóm ức chế khối u và nhóm gen gây ung thư. Polyp đại tràng sigma là kết quả của sự tăng sinh bất thường của tế bào, do hiện tượng đột biến cấu trúc gen làm cho các tế bào phân chia quá mức. Các tế bào polyp đại tràng sẽ nhanh chóng phát triển và tích tụ thành những khối polyp, lâu dần bị tổn thương và dẫn đến di căn.
Chưa có bất cứ nghiên cứu nào chỉ ra căn nguyên dẫn đến polyp đại tràng Sigma. Tuy nhiên, các chuyên gia đầu ngành cũng lưu ý một số tác nhân dễ gây ra bệnh polyp đại tràng Sigma, cụ thể như sau:
- Thói quen ăn uống: Ăn nhiều chất béo động vật, đường tổng hợp hoặc sử dụng bia rượu, thuốc lá thường xuyên, ăn ít rau xanh, hoa quả tươi, uống không đủ nước,…
- Thường xuyên căng thẳng: Các thống kê từ bệnh viện cho thấy, những người thường xuyên bị áp lực có nguy cơ mắc chứng polyp đại tràng Sigma cao hơn gấp 3 lần so với bình thường.
- Di truyền: Polyp đại tràng Sigma có khả năng di truyền qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, bệnh không có biểu hiện rõ ràng ở những người dưới 40 tuổi.
2. Triệu chứng polyp đại tràng Sigma
Hầu như trong các trường hợp, polyp đại tràng sigma không có bất cứ triệu chứng nào cụ thể. Bệnh thường được phát hiện qua các xét nghiệm sàng lọc ung thư ruột kết thông thường. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhận thấy một số triệu chứng phổ biến như là:
- Rối loạn đại tiện, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài hơn 1 tuần.
- Phân có máu tươi hoặc phân đen là biểu hiện chảy máu trực tràng.
- Thường xuyên có biểu hiện buồn nôn, nôn nếu bạn có một polyp lớn.
Triệu chứng polyp đại tràng Sigma thường rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa thông thường. Điều quan trọng nhất là cần phải kiểm tra sàng lọc thường xuyên để kịp thời phát hiện polyp có biểu hiện tăng sinh. Khi polyp đại tràng Sigma được tìm thấy ở giai đoạn khởi phát, bệnh nhân có thể điều trị chúng an toàn và ngăn ngừa được nguy cơ ung thư ruột kết. Tuyệt đối không nên bỏ qua bất kỳ dấu hiệu bệnh lý bất thường nào, bởi chúng có thể là nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
3. Những ai có nguy cơ mắc chứng polyp đại tràng Sigma?
Mặc dù nguyên nhân polyp đại tràng xích ma chưa được xác định cụ thể, nhưng bác sĩ chuyên khoa có thể xác định một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao, đó có thể là:
- Người trung niên có độ tuổi từ 40 trở lên.
- Người thừa cân, béo phì.
- Gia đình có người thân mắc bệnh ung thư ruột kết hoặc polyp.
- Người đã từng mắc các bệnh về đường tiêu hóa hoặc có polyp trong quá khứ.
- Đối tượng bị ung thư buồng trứng, ung thư tử cung trước tuổi 50.
- Người có tiền sử viêm đại trực tràng gây ảnh hưởng đến ruột kết hoặc mắc bệnh Crohn, viêm loét đại tràng.
- Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 không kiểm soát.
- Người có khả năng bị rối loạn di truyền như hội chứng Lynch hoặc hội chứng Gardner
Hãy trao đổi điều này với bác sĩ nếu bạn đang gặp phải một trong số những vấn đề trên.
4. Một số biến chứng do polyp đại tràng Sigma
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, polyp đại tràng Sigma có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm đại tràng sigma
- Xoắn đại tràng sigma
- Viêm túi thừa đại tràng sigma
- U đại tràng sigma
Ngoài ra, bệnh có nguy cơ gia tăng và chuyển hướng thành polyp ống tiêu hóa, hình thành tế bào ung thư tại một số cơ quan như tuyến giáp, mật, tụy, tá tràng, gan,… Có khoảng 95% tỷ lệ bệnh nhân ung thư đại trực tràng xuất phát từ polyp đại tràng Sigma.
5. Giải pháp phát hiện và điều trị polyp đại tràng Sigma
Polyp đại tràng Sigma thường không có biểu hiện cụ thể, vì vậy chúng ta không thể tự chẩn đoán chúng. Hiện nay, phương pháp nội soi đại trực tràng được đánh giá rất cao bởi chúng có khả năng quan sát các góc khuất bên trong lòng đại tràng sigma, kể cả những vị trí nhỏ. Bên cạnh nội soi, kết hợp sinh thiết hỗ trợ tế bào ung thư ngay từ sớm sẽ mang lại độ chính xác cao hơn.
- Nội soi đại tràng: Bác sĩ chuyên khoa tiến hành đưa thiết bị chuyên dụng có gắn camera siêu nhỏ vào đầu một ống mỏng, đưa vào hậu môn. Điều này sẽ giúp bác sĩ quan sát rõ hơn đại tràng và trực tràng. Nếu phát hiện các khối polyp, bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật lấy mô phân tích và loại bỏ ngay nếu nó là polyp lành tính.
- Soi đại tràng sigma: Phương pháp này cũng tương tự như việc nội soi. Tuy nhiên, nó không có chức năng lấy mẫu mô sinh thiết. Nếu phát hiện các khối polyp, bác sĩ sẽ lên lịch để thực hiện nội soi loại bỏ.
- Nhuộm màu tương phản: Xét nghiệm này được tiến hành khi bác sĩ tiêm barium lỏng vào trực tràng và chiếu tia X vào để chụp ảnh đại tràng. Barium tạo hình ảnh tương phản, giúp bác sĩ dễ nhận biết được tình trạng của polyp.
- Chụp cắt lớp CT: Phương pháp này giúp hiển thị các mô sưng, khối u và vết loét ở polyp. Hình ảnh CT scan giúp xây dựng hình ảnh đại tràng và trực tràng theo chế độ xem 2 chiều và 3 chiều.
- Kiểm tra phân: Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân cung cấp mẫu phân trong một bộ xét nghiệm. Sau đó, các mẫu phân sẽ được chuyển đến phòng phân tích để kiểm tra chảy máu vi thể. Nếu kết quả cho thấy trong phân có máu, có thể đây là dấu hiệu của polyp đại tràng Sigma.
Tham khảo thêm: Polyp đại tràng không cuống và có cuống có gì khác nhau?
6. Điều trị polyp đại tràng sigma bằng cách nào?
Loại bỏ triệt để tế bào tăng sinh là cách tốt nhất để điều trị chứng polyp đại tràng. Bác sĩ tiến hành kiểm tra các khối polyp dưới kính hiển vi và lấy mô sinh thiết. Nếu phát hiện có tế bào ung thư, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ chúng mà không cần đến phẫu thuật xâm lấn.
Với trường hợp polyp phát triển quá lớn và không thể loại bỏ trong quá trình nội soi thì bác sĩ sẽ đưa lịch hẹn phẫu thuật, tuy nhiên các trường hợp này thường rất hiếm.
7. Phòng tránh polyp đại tràng Sigma đúng cách
Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học có thể đẩy lùi được các tác nhân gây polyp đại tràng Sigma. Bạn có thể bổ sung cho cơ thể nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc, thịt nạc, tăng lượng vitamin D và canxi cho cơ thể. Nhóm thực phẩm giàu vitamin D và canxi đó là:
- Sữa, sữa chua
- Bông cải xanh
- Phô mai
- Trứng
- Gan
- Cá
Để làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng Sigma, bạn có thể giảm lượng chất béo, thịt đỏ, bia rượu, thực phẩm chế biến sẵn, thuốc lá và thường xuyên tập thể dục, thư giãn cơ thể.
Căn bệnh polyp đại tràng Sigma không gây ra nguy hiểm ban đầu, nhưng về lâu dài bệnh có nguy cơ gây ra biến chứng. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
- Cắt polyp trực tràng: Giải đáp những thắc mắc thường gặp
- Bệnh polyp đại trực tràng có nguy hiểm không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!