Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm đại tràng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm đại tràng có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nếu tình trạng viêm kéo dài, không được điều trị kịp thời. 

viêm đại tràng có nguy hiểm không
Viêm đại tràng có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người

Viêm đại tràng có nguy hiểm không?

Viêm đại tràng là tình trạng viêm ở niêm mạc đại tràng (lớp lót trong ở ruột già). Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, không đủ nguồn cung cấp máu cho đại tràng, một số bệnh tự miễn,.. Biểu hiện đầu tiên ở người bệnh viêm đại tràng là đau quặn bụng kèm theo cảm giác muốn đi đại tiện, đầy bụng, mệt mỏi, chán ăn, đi ngoài ra máu.

Nếu người bệnh không điều trị kịp thời, lớp niêm mạc đại tràng sẽ càng bị tổn thương, dẫn đến viêm đại tràng mạn tính hoặc hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Thủng ruột

Thủng đại tràng là một biến chứng nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong. Đại tràng bao gồm lớp cơ trơn và màng nhầy.  Lớp trong cùng còn được gọi là niêm mạc, nó có cấu trúc mềm và dẻo tương tự như các mô trong miệng. Nếu tình trạng viêm đại tràng kéo dài, nó có thể hình thành một lỗ thủng ở niêm mạc đại tràng.

Một vết thủng đại tràng sẽ đem lại nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe như:

  • Chảy máu
  • Viêm phúc mạc
  • Nhiễm trùng máu do vi khuẩn xâm nhập
  • Áp xe ở bụng
  • Nhồi máu ruột, là tình trạng một phần ruột bị chết

Các triệu chứng của tình trạng thủng ruột ở bệnh nhân viêm đại tràng có thể đến từ từ hoặc nhanh chóng, bao gồm:

  • Đau bụng dữ dội và lan tỏa
  • Đầy hơi
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Thay đổi nhu động ruột (tăng tần suất đi đại tiện)
  • Chảy máu trực tràng
  • Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi

Thủng ruột do viêm đại tràng là một tình trạng cần được cấp cứu ngay lập tức. Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để sửa chữa các lỗ thủng trong ruột. Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của lỗ thủng, bác sĩ có thể sửa nó qua ống nội soi hoặc phải phẫu thuật loại bỏ một đoạn của đại tràng.

Viêm đại tràng nặng cấp tính

Mỗi năm có khoảng 10-12% trường hợp viêm đại tràng được chẩn đoán, trong đó 5-8% đã biến chứng thành tình trạng viêm đại tràng nặng cấp tính.

Khi viêm đại tràng nghiêm trọng và kéo dài trong thời gian dài, nó phá vỡ sự toàn vẹn của các mô và tế bào. Điều này khiến cơ thể phải hỗ trợ hệ thống miễn dịch để chống lại viêm. Gan là bộ phận thực hiện nhiệm vụ này. Bên cạnh sử dụng các chất dinh dưỡng từ thực phẩm để sản xuất protein và glucose giúp cơ thể tồn tại, hoạt động, phát triển và chữa lành, gan còn sử dụng các thành phần dinh dưỡng để xây dựng hệ thống miễn dịch.

Khi tình trạng viêm xảy ra, gan bắt đầu phá vỡ các protein để có được các thành phần cần thiết để chống lại viêm. Tình trạng viêm đại tràng nặng và kéo dài đòi hỏi gan sử dụng ngày càng nhiều các protein nội bộ này. Dần dần tình trạng này vượt khỏi tầm kiểm soát và sự gia tăng các chất trung gian gây viêm hiện đang gây hại cho cơ thể hơn là bảo vệ nó.

Từ viêm đại tràng nặng cấp tính có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm khác là phình đại tràng độc hại. Những tình trạng khiến các thành cơ bắp của đại tràng bị tê liệt, mất trương cơ lực và ngày càng giãn rộng.

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm đại tràng nặng cấp tính bao gồm:

  • Đi đại tiện hơn 10 lần mỗi ngày
  • Chảy máu liên tục hàng ngày
  • Đau bụng dữ dội
  • Nhịp tim tăng (hơn 90 nhịp mỗi phút)
  • Cần truyền máu
  • Dấu hiệu viêm cao trong máu

Sau khi được chẩn đoán xác định bị biến chứng viêm đại tràng nặng cấp tính, người bệnh sẽ được tiêm steroid tĩnh mạch nhằm ngăn chặn quá trình viêm để đại tràng trở lại chức năng thông thường. Tuy nhiên, có tới 40% bệnh nhân bị biến chứng này phải trải qua phẫu thuật do xuất huyết nhiều, thủng đại tràng hoặc không đáp ứng các liệu pháp điều trị.

→Xem thêm: 10+ cách chữa viêm đại tràng tại nhà – Giảm đau, mau khỏi

điều trị viêm đại tràng chảy máu viêm đại tràng gây thiếu máu cục bộ viêm đại tràng dạng táo bón viêm đại tràng táo bón viêm đại tràng gây đau lưng viêm đại tràng đau lưng
Viêm đại tràng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng

Phình đại tràng nhiễm độc

Phình đại tràng nhiễm độc là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm đại tràng. Đây là tình trạng mà ruột kết mở rộng, giãn nở bất thường do đó đại tràng không thể loại bỏ khí hoặc phân ra khỏi cơ thể. Nếu khí và phân tích tụ lâu ngày, đại tràng sẽ bị vỡ.

Vỡ đại tràng là tình trạng nghiêm trọng, vì khi ruột bị vỡ nó sẽ giải phóng một lượng lớn vi khuẩn, chất thải vào khoang bụng, từ đó gây viêm nhiễm và dẫn đến tử vong.

Khi phình giãn đại tràng nhiễm độc xảy ra, ruột già nhanh chóng giãn nở và các dấu hiệu của tình trạng này gồm:

  • Đau bụng
  • Chướng bụng
  • Sốt
  • Nhịp tim nhanh
  • Tiêu chảy ra máu
  • Nhu động ruột thay đổi

Người bệnh bị biến chứng này nên được cấp cứu ngay lập tức. Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được cho uống thuốc để ngăn ngừa tình trạng sốc thường xảy ra sau khi nhiễm trùng, đặc trưng bằng triệu chứng giảm huyết áp. Khi huyết áp ổn định, bạn sẽ cần phẫu thuật để điều trị. Trong một số trường hợp, phình đại tràng nhiễm độc có thể tạo ra vết rách hoặc thủng ở đại tràng, vì vậy phẫu thuật sẽ được chỉ định để sửa chữa lỗ thủng nhằm ngăn vi khuẩn từ ruột kết xâm nhập vào cơ thể.

Ngay cả khi không có vết thủng, bệnh nhân cũng phải được phẫu thuật để loại bỏ các mô suy yếu hoặc bị hư hại. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của các mô mà phẫu thuật sẽ cắt bỏ một phần hay toàn bộ đại tràng.

Ung thư đại tràng

Viêm đại tràng làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư đại tràng. Hầu hết các trường hợp ung thư đại tràng bắt đầu như những khối tế bào nhỏ, lành tính được gọi là polyp. Theo thời gian, một số polyp này sẽ phát triển thành ung thư.

Dấu hiệu của ung thư đại tràng bao gồm:

  • Thay đổi thói quen đại tiện
  • Chảy máu trực tràng hoặc máu trong phân
  • Khó chịu ở bụng dai dẳng
  • Yếu hoặc mệt mỏi
  • Giảm cân không rõ lý do

Nếu ung thư đại tràng được phát hiện trong giai đoạn sớm, bác sĩ có thể đề nghị một cuộc phẫu thuật xâm lấn tối thiểu như loại bỏ polyp, cắt bỏ niêm mạc đại tràng thông qua nội soi.

Còn trong trường hợp ung thư đại tràng đã xâm lấn qua thành đại tràng, bệnh nhân buộc phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng, sau đó kết nối các phần khỏe mạnh của đại tràng và trực tràng lại với nhau. Hoặc nếu không thể kết nối, bác sĩ sẽ phải thực hiện thủ thuật đặt hậu môn giả để người bệnh có thể loại bỏ chất thải khỏi cơ thể. Các hạch bạch huyết gần đó cũng thường được loại bỏ.

Nếu tình trạng ung thư đại tràng đang tiến triển và người bệnh không đủ sức khỏe để phẫu thuật cắt bỏ đại tràng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật tạm thời để làm giảm tắc nghẽn và giảm các triệu chứng. Nhưng phẫu thuật tạm thời này không giúp điều trị ung thư.

Trên đây là những biến chứng nguy hiểm của viêm đại tràng, nếu có bất cứ thắc mắc nào khác, người bệnh hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên môn.

Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế bác sĩ chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm:

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối – Đừng quá lo lắng

Không ít mẹ bầu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối do ảnh hưởng của sự thay đổi hormone,...

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang điều trị bệnh trĩ theo đúng nguyên lý YHCT

Đánh giá bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang qua góc nhìn chuyên gia và người bệnh

Để kiểm định về chất lượng và hiệu quả của một loại thuốc bất kỳ thì nhận xét từ phía...

15 thuốc trị bệnh trĩ tốt nhất hiện nay và những lưu ý

Thuốc trị bệnh trĩ là một cụm từ được nhiều bệnh nhân mắc phải căn bệnh này tìm kiếm rất...

Viêm niêm mạc trực tràng là bệnh gì?

Viêm niêm mạc trực tràng là một trong những bệnh đường tiêu hóa xảy ra ở đoạn cuối của đại...

Phẫu thuật thủng ổ loét dạ dày tá tràng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Biến chứng sau mổ thủng ổ loét dạ dày tá tràng & cách phòng tránh

Phẫu thuật là phương pháp được sử dụng rất phổ biến để điều trị thủng ổ loét dạ dày tá...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *