Điều trị bệnh vảy nến bằng Vitamin gì? Cách bổ sung

Điều trị bệnh vảy nến bằng Vitamin là một trong những phương pháp được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi, Vitamin là một trong những dưỡng chất có vai trò quan trọng đối với cơ thể, trong đó có làn da. Vậy sử dụng Vitamin nào là tốt cho người bệnh vảy nến? Bài viết sau đây sẽ gợi ý cho bạn đọc những loại phù hợp nhất.

Điều trị bệnh vảy nến bằng Vitamin có hiệu quả không?

Các triệu chứng của bệnh vảy nến khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong đời sống. Tuy không nguy hại trực tiếp đến tính mạng, nhưng căn bệnh da liễu này về lâu dài có thể biến chứng để lại hậu quả nặng nề cho người mắc phải nó.

Gia đình ông Tiết Quang Tuấn 63 tuổi, ở Ngõ 301 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội đã có đến 3 người đủ 3 thế hệ cùng điều trị vảy nến tại đây và đã thoát khỏi căn bệnh ám ảnh này nhờ vào bài thuốc thảo dược của Trung tâm Thuốc dân tộc.
Điều trị bệnh vảy nến bằng Vitamin có hiệu quả không?
Điều trị bệnh vảy nến bằng Vitamin có hiệu quả không?

Bạn có thể nhận biết bệnh vảy nến thông qua những vết sần sùi trên da. Chúng tập trung thành từng mảng, bắt đầu bong tróc, nứt nẻ, nhất là khi thời tiết thay đổi, hanh khô. Trường hợp nặng, vị trí da bị tổn thương có thể bị rách toạc và chảy máu dẫn đến nhiễm trùng, nếu người bệnh không chăm sóc đúng cách.

Cho đến hiện nay, căn bệnh này vẫn chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm hoàn toàn. Khả năng tái phát là khá cao, từ đó người ta xếp vảy nến vào danh sách các loại bệnh mãn tính. Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người mà bệnh gây ra những triệu chứng với mức độ nặng, nhẹ khác nhau.

Người bệnh lúc này chỉ có thể can thiệp các biện pháp để kiểm soát các triệu chứng và ngăn chặn tổn thương lan rộng ra các vùng lân cận. Trong nhiều phương pháp, việc điều trị bệnh vảy nến bằng Vitamin là cách thức được nhiều người quan tâm. Sở dĩ như thế là vì, Vitamin vốn là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là làn da. 

Tuy nhiên, cũng phải đề cập đến vấn đề rằng Vitamin không phải là thuốc nên không thể điều trị hoàn toàn chứng bệnh này. Nó chỉ có công dụng bổ sung và hỗ trợ người bệnh khống chế sự lây lan và giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Điều trị bệnh vảy nến bằng Vitamin có hiệu quả không?
Có nhiều nguồn bổ sung Vitamin, người bệnh vảy nến có thể lựa chọn

Khi mắc vảy nến, người bệnh cần được cung cấp Vitamin để nâng cao sức đề kháng. Nhờ đó, cơ thể có thêm năng lượng để chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây hại. Đồng thời, các dưỡng chất giúp cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da, thúc đẩy quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng hơn. Chính vì thế, người bệnh vảy nến cần cung cấp Vitamin cho cơ thể trong quá trình điều trị.

Bị bệnh vảy nến nên uống Vitamin gì? Cách bổ sung

Vitamin mang lại nhiều tác dụng cho cơ thể con người. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được những dưỡng chất này mà cần bổ sung từ các nguồn bên ngoài. Thực tế, có đến 13 nhóm Vitamin cần thiết cho sức khỏe con người và làn da. 

Thế, người bệnh vảy nến nên uống Vitamin nào? Bạn đọc có thể tham khảo 4 loại dưới đây, chúng được nhiều chuyên gia khuyến cáo sử dụng, có lợi cho người đang mắc bệnh ngoài da, nhất là vảy nến:

Vitamin A – Điều trị bệnh vảy nến

Vitamin A hay retinol có công dụng hữu hiệu trong việc chống oxy hóa, phù hợp cho cơ thể, đặc biệt là mang lại nhiều lợi ích cho làn da. Đối với người đang mắc phải căn bệnh vảy nến cứng đầu, lúc này cơ thể sản sinh chồng chất những tế bào da dư thừa khiến cho bề mặt da sần sùi, bong tróc. Bổ sung Vitamin A sẽ giúp kiểm soát tình trạng này.

Bị bệnh vảy nến nên uống Vitamin gì?
Bổ sung Vitamin A giúp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến hiệu quả

Cụ thể, hoạt động của các gốc tự do sẽ được ổn định. Đồng thời, các tế bào da quá phát cũng được khống chế không gây nên tình trạng sản sinh quá mức dẫn đến bệnh vảy nến. Ngoài ra, Vitamin A sẽ giúp cơ thể kích thích hình thành nhiều tế bào da khỏe mạnh, cải thiện nhanh chóng tình trạng sần sùi, bong tróc kém thẩm mỹ.

Người bệnh bổ sung Vitamin vào cơ thể không chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng khó chịu do bệnh vảy nến gây ra mà còn giúp người bệnh tăng cường thị lực. Hệ thống thần kinh cũng được củng cố. Người bệnh có thể sử dụng Vitamin A theo nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau. Một số nhóm thực phẩm giàu Vitamin A như:

  • Các loại rau có màu xanh đậm như rau cải xanh, cải xoăn, rau bina,…
  • Vitamin A có trong dầu gan cá, gan lợn
  • Một số loại củ có màu đỏ như cà rốt, bí ngô, khoai lang,…
  • Các loại cá, sữa,…
  • Ớt chuông hoặc rau cần tây

Bổ sung Vitamin C cho người bệnh vảy nến

Một trong những loại Vitamin cần thiết cho cơ thể không thể không nhắc đến Vitamin C. Không chỉ tốt cho sức khỏe, Vitamin C còn giúp cải thiện làn da của người đang mắc bệnh vảy nến. Nó có vai trò là chất chống oxy hóa cho cơ thể, nâng cao hệ thống miễn dịch và sức đề kháng cho sức khỏe nói chung và làn da nói riêng.

Bị bệnh vảy nến nên uống Vitamin gì?
Người bệnh vảy nến có thể hỗ trợ điều trị nhanh chóng bằng cách sử dụng Vitamin C

Không những thế, Vitamin C còn giúp thúc đẩy quá trình sản sinh collagen, tái tạo tế bào da mới, hạn chế nguy cơ mắc bệnh ngoài da cho người sử dụng. Người bệnh có thể bổ sung Vitamin C dưới dạng viên uống hoặc sử dụng các thực phẩm bổ sung. 

Các chuyên gia đã chỉ ra được, trong một số loại quả, rau xanh, hàm lượng Vitamin C trong 100g sẽ tương đương như:

  • Vitamin C có trong cam, chanh, bưởi rất dồi dào. Chỉ trong 100g thịt quả có chứa hơn 70mg Vitamin C. 
  • Cùng 1 trọng lượng thịt quả, dâu tây chứa 59mg Vitamin C, đu đủ là 62mg.
  • Ngoài ra trong trái ớt chuông hàm lượng Vitamin này cũng khá cao, 100g ớt lại chứa đến 183mg. 
  • Rau mùi tây chứa 133mg Vitamin cho 100g.

Người bệnh có thể sử dụng Vitamin C dưới dạng viên uống. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc bổ sung qua thực phẩm hàng ngày sẽ có lợi hơn việc tập trung sử dụng các viên uống được chế biến sẵn. Thời gian sử dụng tốt nhất là vào buổi sáng, trưa và sau khi đã ăn no từ 20 phút cho đến 30 phút.

Người bệnh tránh ăn thực phẩm chứa nhiều Vitamin C khi bụng đói có thể gây đau dạ dày. Bên cạnh đó, không nên bổ sung dạng Vitamin này trước khi ngủ vì dưỡng chất của nó có thể làm cho người bệnh bị mất ngủ.

Điều trị vảy nến bằng Vitamin D

Nhiều nghiên cứu cho rằng, các bệnh da liễu hình thành là do cơ thể bị thiếu hụt Vitamin D. Chính vì thế mà hệ thống miễn dịch sinh các phản ứng tự miễn ảnh hưởng đến tế bào da. Điển hình là gây ra bệnh vảy nến mãn tính khó điều trị dứt điểm.

Bị bệnh vảy nến nên uống Vitamin gì?
Vitamin D là dưỡng chất không thể thiếu đối với cơ thể, đặc biệt là làn da

Khi mắc phải căn bệnh này, làn da của người bệnh sẽ trở nên khô và bong tróc thường xuyên. Người bệnh lúc này có thể bổ sung Vitamin D để góp phần thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục. Đặc biệt, làn da cũng tránh được tình trạng sừng hóa, giúp quá trình tái tạo da diễn ra thuận lợi hơn.

Ánh nắng buổi sáng là một trong những nguồn cung cấp Vitamin D tự nhiên cho con người. Tuy nhiên, người bệnh vảy nến cần lựa chọn thời gian phù hợp và chỉ thực hiện trong khoảng thời gian vừa đủ. Bởi, nếu tiếp xúc quá lâu có thể làm sạm da, khiến nguy cơ ung thư da do tia UV tăng cao. 

Bên cạnh đó, người bệnh có thể bổ sung dưỡng chất này thông qua một số thực phẩm ăn hàng ngày. Có thể kể đến các loại như:

  • Cá: Cá ngừ, cá hồi,…là những loại cá chứa nhiều Vitamin D giúp tình trạng bong tróc da được cải thiện đáng kể. Bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh từ bên trong.
  • Sữa ít béo hoặc không béo: Trong khoảng ¼ lít sữa ít béo, không béo có chứa từ 2.5 cho đến 3.7 mcg Vitamin D cần thiết cho cơ thể.
  • Trứng: Lòng đỏ trứng chứa nhiều Vitamin D, người bệnh có thể sử dụng trứng để bổ sung dưỡng chất này cho cơ thể. Thế nhưng, lưu ý chỉ nên sử dụng với lượng vừa đủ, không lạm dụng và cần hạn chế đối với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch.
  • Các thực phẩm khác người bệnh vảy nến có thể tham khảo thêm như cá hộp, các loại nước ép, ngũ cốc,…

Nếu sử dụng dạng viên nén Vitamin D, bạn có thể tham khảo hai dạng là D2 và D3 (ergocalciferol và cholecalciferol). Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh vảy nến, Vitamin D3 được xem là dạng phù hợp nhất trong quá trình điều trị.

Vitamin E cần thiết cho người bệnh vảy nến

Nếu bạn đang gặp các vấn đề bong tróc da, không riêng gì bệnh vảy nến thì Vitamin E là sự lựa chọn không nên bỏ qua. Đây là dưỡng chất mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung và làn da nói riêng. Tuy nhiên, người bệnh tránh tình trạng lạm dụng Vitamin dạng này vì có nguy cơ gặp tác dụng phụ không mong muốn.

Bị bệnh vảy nến nên uống Vitamin gì?
Vitamin E giúp dưỡng da mềm mịn, điều trị bệnh vảy nến

Vảy nến xuất hiện nói lên tình trạng chất chống oxy hóa trong cơ thể người bệnh bị tụt thấp. Việc cung cấp Vitamin E là một trong những cách cân bằng vấn đề này hiệu quả. Với những cơ địa khác nhau, nhu cầu dung nạp Vitamin E cũng sẽ khác nhau. Nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất này có thể kể đến như: trái kiwi, bơ, vừng, hạnh nhân, các loại rau xanh, lúa mạch,…

Ngoài ra, cũng tương tự như các loại Vitamin kể trên, người bệnh cũng có thể bổ sung Vitamin E dưới dạng viên uống. Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý đến liều lượng sử dụng. Uống quá liều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Đồng thời, bạn nên lựa chọn địa điểm bán uy tín và tham khảo ý kiến người có chuyên môn để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Một số lưu ý cho người bệnh vảy nến khi sử dụng Vitamin

Điều trị bệnh vảy nến bằng Vitamin là một trong những phương pháp an toàn được khuyến khích áp dụng. Tuy nhiên, như đã đề cập, Vitamin không thể thay thế cho thuốc đặc trị. Do đó, bạn không nên đặt niềm tin sẽ chữa khỏi căn bệnh này chỉ thông qua việc bổ sung các dạng Vitamin cho cơ thể.

Kết hợp điều trị theo phác đồ của bác sĩ và cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể là cách tốt nhất để bạn nhanh chóng đẩy lùi vẩy nến. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý các vấn đề như:

  • Một số loại Vitamin có thể gây nên tình trạng dị ứng, đặc biệt là với người có cơ địa dễ kích ứng. Vì thế, trước khi sử dụng, bạn nên tìm hiểu rõ, đồng thời ngưng sử dụng nếu cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường.
  • Thay vì sử dụng viên uống được bào chế sẵn, người bệnh nên bổ sung Vitamin thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi, một số trường hợp người bệnh gặp phải các tác dụng phụ khi lạm dụng viên uống hoặc mua nhầm sản phẩm kém chất lượng gây ảnh hưởng sức khỏe.
  • Nếu phải bắt buộc sử dụng thêm viên uống bổ sung Vitamin, người bệnh nên tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. Tránh việc lạm dụng, sử dụng sai cách gây ra những vấn đề không mong muốn cho cơ thể.

    Một số lưu ý cho người bệnh vảy nến khi sử dụng Vitamin
    Một số lưu ý cho người bệnh vảy nến khi sử dụng Vitamin
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn kết hợp sử dụng Vitamin cùng với các loại thuốc khác.
  • Tránh sử dụng Vitamin bôi da chà xát mạnh lên vết thương.
  • Bảo vệ làn da, phòng ngừa viêm nhiễm, giữ vệ sinh hàng ngày. Lựa chọn sản phẩm làm sạch nhẹ dịu, không sử dụng loại có tính tẩy mạnh ảnh hưởng đến làn da, cản trở quá trình điều trị.
  • Lựa chọn quần áo thoải mái, chất liệu thấm hút, tránh tình trạng mồ hôi bí bách gây ngứa cho cơ thể. 

Điều trị bệnh vảy nến bằng Vitamin thực chất là phương pháp hỗ trợ giúp quá trình hồi phục da nhanh chóng hơn. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Trong quá trình sử dụng, nếu cơ thể có những biểu hiện bất thường, tình trạng da bong tróc không khỏi, bạn nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

HỮU ÍCH:

Cách chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không tại nhà cực đơn giản

Chữa bệnh vảy nến bằng lá trầu không là cách chữa bệnh đơn giản, được nhiều người áp dụng. Bạn...

Bệnh vẩy nến khi mang thai: Thông tin cần biết để phòng và điều trị

Bệnh vẩy nến gây ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất cũng như tinh thần của phụ nữ mang thai....

Vảy nến bộ phận sinh dục (vùng kín): Dấu hiệu & điều trị

Vảy nến bộ phận sinh dục chiếm tỉ lệ khoảng 33% các ca bệnh vảy nến. Căn bệnh này gây...

Bệnh vảy nến và cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay

Vảy nến là căn bệnh ngoài da khiến gần 2 triệu người Việt Nam mắc phải. Bệnh đặc trưng bởi...

Đặc điểm của hội chứng chuyển hóa thường gặp ở người bệnh vẩy nến

Nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa ở người bệnh vẩy nến chiếm khoảng 38.57%. Các chuyên gia cho rằng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.